Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, omega 3, protein… Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, cay nồng, các sản phẩm sữa…  Đặc biệt nên uống nhiều nước để cân bằng điện giải.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Các nhóm thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa có thể giúp giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích, không gây áp lực cho dạ dày và đường ruột bao gồm:

hội chứng ruột kích thích nên ăn gì
Bị hội chứng ruột kích thích thì nên ăn gì kiêng gì để đầy lùi triệu chứng?

1. Bổ sung thêm rau xanh

Một số loại rau xanh như rau cải, rau ngót, ráu muống… là nhóm thực phẩm bổ sung một lượng vitamin và chất xơ rất lớn cho cơ thể. Rau xanh cũng là thực phẩm dễ hấp thu, thường không gây ra tình trạng khó chịu cho hệ tiêu hóa.

Tùy thuộc vào biểu hiện của hội chứng mà bạn có thể lựa chọn loại rau phù hợp. Nếu thường xuyên khó tiêu, táo bón thì nên bổ sung mồng tơi, rau đay, giá hẹ, cải thải, lộc lang…

Đối với rau xanh, nên ưu tiên chế biến bằng cách luộc hay nấu canh. Hạn chế ăn rau xào để tránh lượng chất béo từ dầu mỡ. Đồng thời tránh ăn rau sống để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

2. Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám không chỉ chứa các khoáng chất hỗ trợ hoạt động của đường ruột, mà còn cung cấp chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột khỏi kích thích.

ngũ cốc nguyên cám
Ngũ cốc nguyên cám giúp hỗ trợ hoạt động của đường ruột hiệu quả

Các thành phần khoáng chất trong ngũ cốc giúp ổn định hoạt động của đường ruột. Chất xơ cũng giúp giảm acid dư thừa trong dạ dày, hữu ích cho người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Loại ngũ cốc nguyên cám có thể bao gồm lúa mì, yến mạch, gạo lứt, ngô, hạt kê…

Tham khảo thêm: Khi nào cần nội soi đại tràng và thông tin cần biết

3. Thực phẩm ít chất béo

Mặc dù hệ tiêu hóa không hoạt động tốt nhưng vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Thêm các thực phẩm ít chất béo vào chế độ ăn có thể giúp duy trì cân bằng dinh dưỡng.

Nhóm thực phẩm ít chất béo thường dễ tiêu hóa và có lợi cho hoạt động của dạ dày và ruột. Khi mắc hội chứng ruột kích thích, cần cung cấp khoảng 15g chất béo mỗi ngày.

Thịt nạc, cá nạc, trứng, tôm, cua… là những lựa chọn hữu ích trong trường hợp này. Tuy nhiên, cần tránh ăn quá nhiều để không tạo áp lực cho hệ tiêu hóa.

4. Thực phẩm giàu Omega-3

Đây cũng là câu trả lời hoàn hảo khi bạn đang thắc mắc “hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?”. Omega-3 chính là thành phần hữu ích với tác dụng chống viêm, kích thích quá trình phục hồi niêm mạc ở đường ruột.

thực phẩm giàu omega 3
Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng Omega-3 cao

Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ quan tiêu hóa thoát khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Bơ, quả hạnh, cá hồi, dầu oliu… là những thực phẩm giàu omega-3 mà người bệnh có thể bổ sung.

5. Uống đủ nước

Bên cạnh việc biết được hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, thì uống gì cũng là điều quan trọng. Nước đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Nước giúp thải độc, hỗ trợ quá trình chuyển hóa, và cung cấp dưỡng chất cho tế bào. Thiếu nước có thể gây ra tình trạng táo bón và suy giảm hấp thụ dinh dưỡng.

Mỗi ngày, cần cung cấp khoảng 2 – 2,5 lít nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung nước thông qua nước ép trái cây, nước canh hoặc ăn hoa quả giàu nước.

hội chứng ruột kích thích nên ăn gì
Uống đủ nước sẽ giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru

Hội chứng ruột kích thích nên kiêng gì?

Một số loại thực phẩm nếu dung nạp thường xuyên sẽ khiến cho triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thêm nặng nề. Để khắc phục vấn đề này, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm sau đây:

1. Thức ăn chiên rán

Nhóm thức ăn chiên xào thường có hàm lượng chất béo cao, gây áp lực cho hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là đối với người mắc hội chứng ruột kích thích.

Chuyên gia khuyên rằng, khi gặp vấn đề về tiêu hóa, cần hạn chế ăn nhóm thực phẩm này, đặc biệt là các món chiên rán và thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.

Tham khảo thêm: Đại tràng Sigma là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

2. Thức ăn cứng

Tổn thương ở đường ruột có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn ăn các thực phẩm cứng. Bởi chúng thường khiến cho cơ quan tiêu hóa phải mất nhiều thời gian hơn để xử lý. Điều này có thể làm tăng áp lực cho dạ dày cũng như đường ruột.

thực phẩm cứng không tốt cho tiêu hóa
Các loại thực phẩm cứng có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và đường ruột

Chính vì thế, các loại thực phẩm cứng sẽ khiến cho tổn thương ở đường ruột lâu khỏi, đôi khi còn phát sinh thêm triệu chứng. Đậu phộng, hạt bắp, hạt điều… là những thực phẩm cần kiêng khi đang bị hội chứng này.

3. Thức ăn sống

Thức ăn sống có thể làm nặng thêm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích do chứa vi khuẩn có hại, gây rắc rối cho đường ruột.

Việc loại bỏ các loại thực phẩm sống như sống, sushi, thịt sống… là quan trọng để đảm bảo sức khỏe. Ưu tiên ăn chín và uống sôi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

4. Một số thức uống

Rượu bia và các thức uống có cồn có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và đường ruột, làm nặng thêm các vấn đề như viêm loét và xuất huyết.

Đồng thời, các thức uống có gas, nhiều đường, rượu bia, caffein… cũng không nên sử dụng khi bị hội chứng ruột kích thích, vì chúng có thể gây đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.

hội chứng ruột kích thích nên ăn gì
Các loại thức uống có cồn chính là nguyên nhân khiến hội chứng ruột kích thích trở nên tồi tệ hơn

Tham khảo thêm: Viêm loét đại tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tận gốc

Xây dựng chế độ ăn khi bị hội chứng ruột kích thích

Chuyên gia khuyến nghị người mắc hội chứng ruột kích thích cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để giảm triệu chứng, tối ưu hoạt động tiêu hóa. Chế độ này cần cung cấp đủ dưỡng chất mà không gây tổn thương đường ruột, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả. Cụ thể:

  • Cân bằng giá trị dinh dưỡng trong từng bữa ăn.
  • Ưu tiên thực phẩm mềm, lỏng, giàu chất xơ…
  • Hạn chế thực phẩm khô cứng.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ, cân bằng lượng thức ăn mỗi bữa để giảm áp lực cho đường ruột và cơ quan tiêu hóa.
  • Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất.
  • Tránh vận động mạnh hoặc nằm nghỉ ngơi ngay sau khi ăn.

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh cần bổ sung thực phẩm chống viêm và hỗ trợ tái tạo niêm mạc ruột để thúc đẩy quá trình phục hồi. Kết hợp với việc tuân thủ phác đồ điều trị sẽ giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.

Thông qua bài viết, hy vọng bạn sẽ biết được bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát và giảm nhẹ các triệu chứng, đem lại cuộc sống hàng ngày thoải mái và chất lượng hơn.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 09:40 - 27/03/2024 - Cập nhật lúc: 16:10 - 23/05/2024
Chia sẻ:
viêm đại tràng thể táo bón Cách khắc phục viêm đại tràng thể táo bón

Viêm đại tràng thể táo bón không chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn…

Uống thuốc xổ để nội soi đại tràng và những điều cần biết

Uống thuốc xổ để nội soi đại tràng có tác dụng làm sạch ruột, giúp quá trình chẩn đoán bệnh…

Thạc sĩ, bác sĩ Tuyết Lan phân tích ưu - nhược điểm của bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn Thuốc dân tộc đồng hành cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày VTV2 – Chuyên đề điều trị viêm đại tràng mãn tính

Trong chương trình Sống Khỏe Mỗi Ngày của đài VTV2 vừa qua với chuyên đề “Điều trị viêm đại tràng…

bệnh đường ruột Các bệnh đường ruột thường gặp – Nhận biết và điều trị

Các bệnh đường ruột thường gặp như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm…

Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt 10+ Thuốc Điều Trị Viêm Đại Tràng Co Thắt Tốt Nhất

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt uy tín, chất lượng, hiệu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua