Các bệnh về Đại Tràng thường gặp và cách xử lý hiệu quả

Đại tràng là một phần của hệ tiêu hóa, giữ vai trò hấp thu dinh dưỡng và bài tiết chất thải. Tuy nhiên, khi các bệnh về đại tràng phát sinh, chức năng của cơ quan này sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đại tiện và một số biến chứng khác.
Các bệnh về đại tràng thường gặp
Đại tràng có chức năng nhận lượng thức ăn đã được dạ dày và ruột non tiêu hóa, sau đó hấp thụ muối khoáng, nước còn lại trong thức ăn. Cuối cùng tạo ra quá trình phân hủy thức ăn thành phân, đẩy chất thải xuống trực tràng và hậu môn.

Đại tràng có ba phần: Manh tràng, kết tràng và trực tràng, trong đó kết tràng là phần chính. Dưới đây là một số bệnh thường gặp tại bộ phận này.
1. Viêm đại tràng cấp và mãn tính
Viêm đại tràng là một bệnh phổ biến, là tình trạng viêm ở niêm mạc đại tràng có thể cấp tính hoặc mãn tính.
Triệu chứng viêm cấp tính bao gồm đau bụng, chán ăn, tiêu chảy, đau quặn bụng, hậu môn đau rát, phân lỏng có máu, mệt mỏi…
Triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính bao gồm: số lần đại tiện nhiều, tiêu chảy hoặc táo bón, phân có chất nhầy và mùi hôi tanh, đau bụng theo từng cơn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể…
Bệnh có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm vi khuẩn (Salmonella, E. coli, Shigella), virus, sán, lỵ amip, táo bón kéo dài, nhiễm độc chì, thủy ngân, stress, tác dụng phụ của một số loại thuốc…
2. Viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích) là tình trạng nhu động ruột bất thường gây ra đau dữ dội và rối loạn khi đại tiện.
Nguyên nhân bao gồm ăn uống không lành mạnh, căng thẳng thần kinh, ruột già tăng tính nhạy cảm, rối loạn nhu động cơ quan tiêu hóa…

Triệu chứng bao gồm: đau ở hai mạn sườn và vùng bụng dưới, ợ hơi, chướng bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện (phân không bình thường, mùi hôi, chất nhầy), tim đập nhanh, căng thẳng, mệt mỏi…
Bệnh có thể gây nhiễm trùng và đe dọa tính mạng, nên cần thăm khám và điều trị sớm khi phát hiện triệu chứng.
Tham khảo thêm: Khám đại tràng không cần nội soi được không, khám ở đâu?
3. Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là tình trạng hình thành khối u ác tính tại đó, có thể gây ra các triệu chứng như phân có máu, mệt mỏi, giảm nhu động ruột, sụt cân bất thường…
Khối u ác tính ở đại tràng có thể lan sang các bộ phận khác như hạch bạch huyết, gan, xương… và khi di căn, tiên lượng sống thấp.
Bệnh phần lớn do lối sống và dinh dưỡng thiếu khoa học, cùng với các yếu tố như lười vận động, hút thuốc, béo phì, nghiện rượu, các bệnh đại tràng mãn tính..
4. Polyp đại tràng
Polyp đại tràng là sự hình thành khối u có cuống hoặc không cuống ở thành ruột. Chia thành 4 loại phổ biến: Polyp tăng sản, polyp viêm, polyp hamartomatous và polyp ác tính (ung thư đại tràng).

Polyp đại tràng ban đầu thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, khi phát triển, bạn có thể nhận thấy mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, phân có máu, chảy máu trực tràng, nôn mửa, buồn nôn…
Nếu không cắt bỏ kịp thời, polyp có thể phát triển lớn và gây tắc ruột.
5. Xoắn đại tràng
Xoắn đại tràng là hiện tượng xoắn ruột, thường xảy ra ở manh tràng và đại tràng sigma, có thể gây tắc nghẽn ruột, thiếu máu cục bộ, thủng đại tràng và hoại tử.
Dấu hiệu bao gồm: đau bụng dữ dội lan tỏa, trướng bụng, phình bụng, nấc cụt, buồn nôn cả ngày, khó đi đại tiện…
Khi xuất hiện những triệu chứng này, cần đến bệnh viện để được xử lý. Nếu chậm trễ trong việc khắc phục, bạn có thể bị sốc do tắc ruột (biểu hiện: sốt, nhiễm khuẩn, giảm huyết áp nhanh chóng, mạch khẩn nhưng yếu,…).
6. Viêm đại tràng giả mạc
Viêm đại tràng giả mạc thường phát triển sau khi sử dụng kháng sinh trong điều trị dài hạn. Bệnh gây ra tiêu chảy kéo dài, buồn nôn, đau quặn bụng… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiễm trùng.

Các loại kháng sinh có nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc bao gồm cephalosporin thế hệ III, clindamycin, penicillin (amoxicillin, ampicillin,…).
7. Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm và loét niêm mạc ruột già, nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được xác định rõ trong y học hiện đại.
Tuy nhiên, có giả thuyết cho rằng bệnh có thể liên quan đến rối loạn miễn dịch và mất cân bằng men vi sinh trong đường ruột.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm tiêu chảy, đau bụng, phân lẫn máu, chán ăn, sốt nhẹ, đau khớp, sụt cân… Còn gây ra biến chứng như phình đại tràng, viêm phúc mạc, thủng ruột, nhiễm trùng huyết, ung thư…
8. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là hiện tượng viêm ruột, có thể ảnh hưởng đến đại tràng. Nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được xác định, nhưng có liên quan đến di truyền và hệ miễn dịch.
So với viêm đại tràng, bệnh Crohn gây viêm ở các mô sâu của ruột và có mức độ nghiêm trọng hơn.

Bệnh thường có các triệu chứng như đau xung quanh vùng hậu môn, giảm cân bất thường, sốt, tiêu chảy, loét miệng, lười ăn, chuột rút, có máu trong phân…
Ngoài ra, cho những người mắc bệnh Crohn lâu năm, bệnh còn có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như viêm đường ống mật, viêm khớp, viêm da, viêm mắt, trẻ chậm phát triển…
Đây là một bệnh lý rất nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng như tắc ruột, nứt hậu môn, loét ruột, suy dinh dưỡng, lỗ rò, thiếu máu, tăng nguy cơ ung thư…
Tham khảo thêm: Siêu âm đại tràng giúp phát hiện bệnh gì?
9. Thiếu máu cục bộ đại tràng
Thiếu máu cục bộ đại tràng là hiện tượng tắc nghẽn động mạch ở ruột già, gây giảm lưu lượng máu và có thể dẫn đến hoại tử mô và tử vong.
Triệu chứng bao gồm: tiểu tiện và đại tiện thường xuyên, sốt, đau bụng đột ngột, chướng bụng, máu trong phân, ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, sụt cân bất thường…
Nguyên nhân có thể bao gồm xơ vữa động mạch, rối loạn vận chuyển máu, rối loạn đông máu, nhiễm trùng ổ bụng, viêm tụy, ung thư…

Khi mắc bệnh về đại tràng thì xử lý như thế nào?
Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh đại tràng, người bệnh nên tìm cách xử lý càng sớm càng tốt.
1. Tiến hành thăm khám
Phần lớn bệnh lý về đại tràng đều cần điều trị y tế. Khoảng thời gian bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, giảm sức khỏe và tăng nguy cơ biến chứng.
Đối với các tình trạng nguy hiểm như thiếu máu đại tràng cục bộ, bệnh Crohn, xoắn đại tràng, ung thư đại tràng, polyp đại tràng… bạn cần thăm bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường, tránh ảnh hưởng tính mạng.
2. Điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng, vị trí tổn thương và phản ứng của bệnh để quyết định liệu pháp phù hợp.
Đối với các bệnh như viêm đại tràng, viêm đại tràng co thắt hay viêm loét đại tràng, bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, giảm đau, thuốc giảm nhu động ruột, thuốc giảm chướng bụng, thuốc chống viêm…

Tuy nhiên với những bệnh lý như polyp hay ung thư đại tràng, bạn có thể phải tiến hành phẫu thuật để giảm nguy cơ di căn của tế bào ác tính. Với trường hợp không thể phẫu thuật, bác sĩ có thể yêu cầu phối hợp xạ trị và hóa trị.
3. Dùng Đông y chữa bệnh đại tràng
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, bao gồm bào mòn niêm mạc đại tràng và phá hủy cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, hiện nay nhiều người bệnh ưa chuộng việc áp dụng các bài thuốc Đông y. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn hiệu quả triệt để, không lo sợ tái phát bệnh.
Tham khảo thêm: Viêm đại tràng khi mang thai – Cách xử lý & thông tin cần biết
4. Chăm sóc các bệnh về đại tràng
Một số bệnh về đại tràng có thể không thể chữa trị dứt điểm. Vì vậy ngoài việc duy trì các phương pháp điều trị, bạn nên thực hiện chế độ chăm sóc tại nhà để giảm triệu chứng và cải thiện chức năng của ruột già.

Chăm sóc bệnh nhân gặp vấn đề về đại tràng bao gồm:
- Hạn chế thực phẩm từ sữa (đối với bệnh Crohn), thực phẩm giàu chất béo bão hòa và nhiều gia vị.
- Tránh sử dụng bia rượu, cà phê, trà đặc, nước ngọt có gas…
- Chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau 2-3 giờ để giảm áp lực lên đại tràng.
- Uống đủ 2-3 lít nước/ngày để kích thích nhu động ruột và bài tiết độc tố.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường miễn dịch, hạn chế táo bón và tiêu chảy.
- Chế biến thực phẩm mềm, lỏng để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa.
- Tránh hút thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Sử dụng túi chườm ấm để giảm đau bụng và khó chịu.
- Thực hiện thể dục thường xuyên để tăng cường tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe.
Chăm sóc và điều trị đúng cách có thể cải thiện tình trạng bệnh đại tràng. Đối với các bệnh nguy hiểm như ung thư đại tràng, bệnh Crohn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và lối sống.
Phòng ngừa các bệnh về đại tràng
Khi đại tràng bị tổn thương, chức năng tiêu hóa và sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Chính vì vậy bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa các bệnh lý nói trên.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về đại tràng bằng cách:
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.
- Tránh sử dụng đồ uống chứa cồn và caffeine, hạn chế hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
- Ăn chín uống sôi, tránh thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc.
- Vệ sinh tay trước và sau khi ăn.
- Giảm căng thẳng, stress và hạn chế thức khuya.
- Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn có những dấu hiệu của các bệnh về đại tràng trên đây, hãy liên hệ với nhân viên y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tổn thương ở đại tràng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết, ung thư và tử vong.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách làm sạch đại tràng tự nhiên – đơn giản tại nhà
- Viêm Đại Tràng Đi Ngoài Ra Máu – Các Thông Tin Cần Biết
