Viêm loét đại tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tận gốc
Tỷ lệ người viêm loét đại tràng đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ dấu hiệu bệnh với những các chứng tiêu hóa khác, dẫn đến sai lệch trong điều trị, gây ra những biến chứng khó lường. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.
Bệnh viêm loét đại tràng là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm loét đại tràng chính là tình trạng tổn thương của riêng ruột già và là một dạng của bệnh viêm ruột. Vết loét thường xuất hiện ở mặt trong, hay còn gọi là mặt lòng ống của ruột già, bao gồm cả đại tràng và trực tràng.
Bệnh gây tổn thương ở lớp niêm mạc và lớp dưới niêm chỉ có ở đại tràng, hình thành các vết thương hở trên bề mặt. Đây là đặc điểm phân biệt với các bệnh đường ruột khác.
Bệnh lý đại tràng có thể gây biến chứng như:
- Bệnh gan, khớp
- Ra máu hoặc xuất huyết đại tràng khi đi tiêu
- Thủng hoặc giãn đại tràng
- Ung thư đại tràng
Đối diện với những nguy cơ này, quan trọng là nhận biết triệu chứng kịp thời để có điều trị hiệu quả và phòng tránh biến chứng.
Triệu chứng viêm loét đại tràng điển hình không nên bỏ qua
Bệnh có các triệu chứng tương đồng với nhiều bệnh lý ruột thông thường, làm cho việc nhận biết trở nên khó khăn. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng:
- Đau bụng: đau quặn, dữ dội, kéo dài trong thời gian ngắn, thường xuyên xuất hiện trong tuần.
- Phân bất thường: đi tiêu thường xuyên, 3-6 lần/ngày, phân lỏng nát, không có khuôn và thường kèm máu.
- Rối loạn đại tiện: xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón.
- Căng tức bụng: gây ra mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể.
- Có thể xuất hiện đau khớp ở đầu gối, mắt cá, cổ tay…
Để hạn chế những khó chịu, người bệnh nên nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó tìm phương pháp khắc phục và phòng tránh bệnh.
Tham khảo thêm: Nội soi đại tràng – Quy trình như thế nào, có đau không?
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại tràng
Yếu tố khách quan chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nguyên căn gây bệnh. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nguyên nhân chính gây loét đại tràng là do các vi khuẩn đường ruột và tế bào Lympho T.
1. Sự nguy hiểm của tế bào Lympho T
Tế bào Lympho T thường xuất hiện trong lớp tế bào biểu mô của đại tràng. Có lẽ vi khuẩn này đóng vai trò trong việc gây tổn thương và loét đại tràng, tạo ra các tổn thương và viêm loét, gây ra xung huyết.
2. Các loại vi khuẩn đường ruột
Môi trường đại tràng thường chứa nhiều loại vi khuẩn đường ruột. Chúng có thể tạo sulfite khi kết hợp với môi trường kích thích. Sulfite cao có thể gây bệnh ruột và làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể.
3. Các yếu tố chủ quan trong cuộc sống con người
Thực phẩm kém vệ sinh, giàu dầu mỡ hoặc khó tiêu, cùng việc tiêu thụ đồ uống có gas, cồn, chất kích thích… đều có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chế độ sinh hoạt không điều độ và biến đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây loét đại tràng. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể phát triển thành mãn tính hoặc viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Viêm loét đại trực tràng chảy máu – Giai đoạn nguy hiểm cần cảnh giác
Viêm loét đại trực tràng xuất huyết là giai đoạn mãn tính, bắt đầu từ trực tràng trước rồi lan rộng đến vùng niêm mạc đại tràng, thường đi kèm với xung huyết và chảy máu bên trong.
Nguyên nhân chính gây bệnh vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra có thể liên quan đến các bệnh lý như:
- Bệnh lý tự miễn, có di truyền
- Sự đáp ứng miễn dịch bất thường đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh
- Tác dụng phụ của thuốc và dị ứng thực phẩm.
Bệnh viêm loét trực tràng chảy máu có tính chất nghiêm trọng hơn tình trạng viêm đại tràng mãn tính. Vì vậy người bệnh cần nhận biết bệnh sớm để điều trị bệnh kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Tham khảo thêm: Viêm đại tràng khi mang thai – Cách xử lý & thông tin cần biết
3 phương pháp điều trị viêm loét đại tràng phổ biến hiện nay
Có 3 phương pháp chính để điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu và loét đại tràng: thuốc dân gian, thuốc tân dược và thuốc Nam.
Tuy nhiên, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy, người bệnh nên so sánh để chọn phương án điều trị phù hợp nhất.
1. Chữa bệnh đại tràng bằng thuốc dân gian
Nghệ, riềng, nha đam là ba loại thuốc tự nhiên có nhiều công dụng trong việc khắc phục triệu chứng loét đại tràng:
- Nghệ: Chứa curcumin giúp làm lành tổn thương niêm mạc đại tràng và có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Dùng tinh bột nghệ hoặc nước cốt nghệ tươi.
- Nha đam: Chứa nhiều vitamin, có tính mát, giúp giải độc, nhuận tràng, thanh lọc cơ thể. Dùng nước cốt thịt nha đam 2 cốc/ngày.
- Riềng tươi: Có tác dụng tôn trung tán hàn, thổ tả, làm ấm tỳ vị, kháng viêm, giảm đau. Sử dụng nước ép riềng hàng ngày để tăng hiệu quả điều trị.
Ưu điểm: Nguyên liệu bào chế thuốc dân gian dễ tìm kiếm, giá thành rẻ, cách làm đơn giản.
Nhược điểm: Không có tác dụng lâu dài, chỉ được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh nên kết hợp với những liệu trình thuốc đặc trị khác như tân dược và Đông y để chữa bệnh dứt điểm.
2. Thuốc điều trị viêm loét đại tràng
Thuốc tân dược chữa đại tràng có sẵn tại nhiều tiệm thuốc trên toàn quốc. Dưới đây là một số loại thuốc đặc trị:
- Thuốc trị tiêu chảy: Loperamide, Colesevelam, Cholestyramine,…
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc như Gabapentin có thể được sử dụng nếu đau bụng nghiêm trọng.
- Thuốc chống viêm: Sulfasalazine, Mesalamine, Balsalazide, Olsalazine,…
- Thuốc kháng sinh: Metronidazole, Biseptol,…
Ưu điểm: Thuốc tân dược chữa viêm loét dạ dày có tác dụng nhanh chóng sau 3-4 liều đầu tiên. Giá thành rẻ, tiện dụng và dễ mang theo.
Nhược điểm: Có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, khô miệng. Hiệu quả không bền lâu, bệnh có thể tái phát sau khi dừng điều trị.
Để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả lâu dài, người bệnh có thể lựa chọn các giải pháp an toàn hơn, trong đó Đông y là một lựa chọn thích hợp.
Tham khảo thêm: Uống thuốc xổ để nội soi đại tràng và những điều cần biết
3. Thuốc Đông y chữa viêm loét đại tràng
Theo lý thuyết “biện chứng luận trị” Đông y và cơ sở chữa bệnh tổng thể, nguyên tắc chữa bệnh bằng thuốc Nam dựa trên thể bệnh được chẩn đoán để xác định liệu trình phù hợp. Cụ thể:
- Dạng thể thấp nhiệt uẩn: cần táo thấp và thanh nhiệt.
- Thể can tỳ bất hòa: cần giải uất, xơ can, và phù tỳ.
- Thể tỳ vị hư nhược: cần kiện tỳ, thăng thanh, ích vị, và giáng trọc.
- Thể tỳ thận dương hư: cần ôn bổ tỳ vị, thận, chỉ tả, và cố sáp.
- Thể khí trệ huyết ứ: cần hành khí, kiện tỳ, hoạt huyết, và ích khí.
- Thể âm huyết khuy tư: cần âm dưỡng huyết, hóa thấp, thanh nhiệt.
Viêm loét đại tràng nên ăn gì? Kiêng gì?
Để điều trị các bệnh lý đường ruột, cần thiết lập chế độ ăn uống cân đối và kết hợp luyện tập để nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh tái phát:
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ, hoa quả và nhiều loại vitamin.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào, chất béo, và đồ hộp.
- Tránh các chất kích thích và đồ uống có cồn, cũng như thực phẩm nhiều acid có thể gây hại cho đường ruột.
Giảm căng thẳng, áp lực, thiết lập thời gian nghỉ ngơi hợp lý. - Tập luyện thể dục đều đặn hàng ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm do loét đại tràng lâu ngày gây nên, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Viêm loét đại tràng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây ra những ảnh hưởng tâm lý đáng kể cho người bệnh. Điều trị và quản lý hiệu quả tình trạng này đòi hỏi sự kết hợp giữa chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học và sự theo dõi chặt chẽ từ phía các chuyên gia y tế.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách làm sạch đại tràng tự nhiên – đơn giản tại nhà
- Uống thuốc xổ để nội soi đại tràng và những điều cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!