Chóng mặt là bị gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Chóng mặt là biểu hiện thường gặp trong các bệnh lý như tụt huyết áp, u não hay viêm tai trong… Lúc này, bạn sẽ có cảm giác hoa mắt, đầu óc choáng váng và đồ vật xung đều nghiêng ngả, quay cuồng. Tùy theo nguyên nhân gây chóng mặt mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật.

Chóng mặt là bị gì?

Chóng mặt là cảm giác không gian xung quanh đột nhiên chuyển động hoặc quay tròn một cách bất thường giống như cơ thể đang gặp ảo giác. Đây là triệu chứng thường gặp khi có vấn đề với dây thần kinh cảm giác hoặc do mắc các bệnh lý ở tai và não bộ.

chóng mặt là bị gì
Chóng mặt là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý ở tai hay não bộ

Đôi khi, cơn chóng mặt còn xuất hiện kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác như hoa mắt, ù tai, choáng váng, buồn nôn… Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh.

Có hai dạng chóng mặt thường gặp là:

  • Chóng mặt ngoại biên: Bệnh chủ yếu liên quan đến các vấn đề về tai. Khoảng 80% trường hợp bị chóng mặt dạng này.
  • Chóng mặt trung ương: Sự khởi phát của bệnh có liên quan đến các bệnh lý ở thân não hay tiểu não. Có khoảng 20% bệnh nhân bị chóng mặt trung ương.

Nguyên nhân chóng mặt

Mỗi dạng chóng mặt thường gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau. Chúng hầu hết đều là các vấn đề về sức khỏe cần được điều trị. Bao gồm:

– Nguyên nhân dẫn đến chóng mặt ngoại biên:

  • Viêm mê cung
  • Bệnh viêm dây thần kinh tiền đình
  • Viêm tai trong
  • U dây thần kinh VIII
  • Chóng mặt kịch phát lành tính
  • Bệnh Meniere

– Thủ phạm gây chóng mặt trung ương:

  • Đột quỵ xuất huyết não
  • Nhồi máu não
  • Chấn thương sọ não
  • Bệnh u não lành tính hoặc ác tính
  • U góc cầu tiểu não
  • Bệnh xơ cứng rải rác

– Các nguyên nhân khác:

  • Hội chứng nhức đầu Migraine
  • Giảm huyết áp
  • Giang mai thần kinh
  • Tổn thương dây thần kinh cảm giác

Dấu hiệu chóng mặt

Triệu chứng chóng mặt thường xảy ra đột ngột khi bạn thay đổi tư thế hoạt động. Một số người cảm thấy đầu óc quay cuồng, toàn bộ đồ vật cũng như không gian xung quanh bị nghiêng ngả, đung đưa hoặc bị kéo về một hướng. Cơ thể cũng bị mất cân bằng, không đứng vững.

dấu hiệu chóng mặt
Người bị chóng mặt thường đi đứng không vững

Cơn chóng mặt có thể xuất hiện một cách đơn độc hoặc kèm theo các dấu hiệu khác như:

  • Buồn nôn
  • Nôn ói
  • Giật nhãn cầu, rối loạn thị giác
  • Nhức đồ
  • Vã mồ hôi
  • Lo lắng
  • Yếu người
  • Buồn ngủ
  • Ù tai, khả năng nghe kém hoặc cảm giác nghe được tiếng chuông trong tai mặc dù người khác không nghe thấy

Những biểu hiện trên có thể chỉ diễn vài phút rồi biến mất hoặc có khi kéo dài hàng giờ tùy theo vấn đề sức khỏe gặp phải.

Tác hại của chóng mặt

Cảm giác chóng mặt xuất hiện đột ngột có thể khiến bạn bị mất tập trung khi lái xe hoặc làm việc. Thậm chí, việc đi lại cũng có thể trở nên khó khăn vì bạn không thể giữ được trạng thái thăng bằng của cơ thể, từ đó dễ bị té ngã, chấn thương.

Bên cạnh đó, chóng mặt còn là triệu chứng tiềm ẩn của nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển phức tạp hơn và gây ra nhiều biến chức nghiêm trọng.

Chính vì vậy, nếu thường xuyên bị chóng mặt, bạn nên chủ động thăm khám và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, công việc cũng như sức khỏe của bản thân.

Cách điều trị chóng mặt

Để khắc phục tình trạng chóng mặt, bạn có thể áp dụng các mẹo tự nhiên hoặc sử dụng các thuốc kê đơn. Trường hợp cần thiết, phẫu thuật có thể được chỉ định để điều trị các bệnh lý liên quan.

1. Mẹo trị chóng mặt tại nhà

Một số mẹo tự nhiên được áp dụng để khắc phục tình trạng chóng mặt. Chúng khá an toàn cho sức khỏe và có thể hữu ích đối với một số trường hợp. Dưới đây là những cách chữa chóng mặt tại nhà bạn có thể tham khảo:

– Thực hiện các bài tập giảm chóng mặt:

+ Động tác Semont:

  • Đầu tiên bạn ngồi trên giường sao cho mông cách mép giường một khoảng dài hơn lưng 
  • Nhẹ nhàng quay đầu sang bên phải rồi nằm xuống sao cho vùng đầu hơi ló ra khỏi mép giường
  • Nằm yên khoảng 1 phút rồi trở về tư thế ngồi như ban đầu
  • Lặp lại động tác nằm tương tự như lần này sẽ quay đầu sang bên trái
  • Thực hiện khoảng 10 lần liên tục cho mỗi bên có tác dụng giảm chóng mặt liên quan đến các vấn đề ở tai trái hoặc tai phải.
bài tập trị chóng mặt
Động tác Semont chữa chóng mặt

+ Động tác nửa nhào lộn

  • Bạn quỳ trên sàn rồi đặt mông ngồi trên gót chân
  • Giữ cho lưng thẳng, đầu ngửa lên trần nhà và hướng mắt nhìn theo.
  • Giữ tư thế trên trong vài giây rồi gục đầu xuống, cằm hướng về phía đầu gối 
  • Hướng đầu về bên cùi trỏ bên trái hoặc phải nơi tai có vấn đề một góc 45 độ. Giữ nguyên tư thế này trong 30 nhịp đếm hoặc chờ đến khi hết thấy chóng mặt.
  • Nhanh chóng ngửa đầu lên rồi đưa cơ thể về vị trí ban đầu. Giữ khoảng 30 giây cho hết cảm giác chóng mặt rồi lặp lại động tác tương tự thêm 4 – 5 lần nữa.

– Động tác Gufoni:

  • Bạn ngồi trên một chiếc bàn cao sao cho hai chân không thể chạm đất
  • Ngả đầu và nằm về bên tai bình thường một cách nhanh chóng. Nằm im cho hết chóng mặt
  • Sau đó cúi mặt xuống đối diện với mặt bàn. Để khoảng 30 giây ở tư thế này
  • Cuối cùng ngồi dậy, khôi phục trạng thái ban đầu
  • Thực hiện bài tập này 3 lần liên tục để chữa chóng mặt

– Uống nước trước bữa ăn

Một số nghiên cứu cho thấy, nhiều người có khuynh hướng bị tụt huyết áp sau khi ăn dẫn đến chóng mặt, choáng váng đầu óc. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên uống một cốc nước trước khi ăn khoảng 15 phút.

cách chữa chóng mặt
Uống một ly nước nhỏ trước khi ăn có thể giúp giảm bớt hiện tượng chóng mặt

– Trị chóng mặt bằng trà gừng:

Gừng có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Loại gia vị này chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau, chống buồn nôn, đồng thời kích thích lưu thông máu lên não và làm giảm hiện tượng chóng mặt.

Cách chữa chóng mặt đơn giản nhất với gừng đó chính là dùng nguyên liệu này làm trà uống. Bạn có thể dùng gừng tươi hay bột gừng đều được. Hãy lấy 1/2 thìa cà phê bột gừng cho vào tách nước nóng, quậy đều lên, chờ cho trà nguội bớt rồi uống. Gừng có thể phát huy hiệu quả sau khoảng nửa tiếng.

– Mát xa vùng vai cổ:

Mát xa là một giải pháp đơn giản để giảm chóng mặt nhờ tác dụng tăng cường tuần hoàn máu lên não. Hoạt động này cũng giúp bạn thư giãn thần kinh, bớt mệt mỏi và làm cơ thể khoăn khoái, nhẹ nhàng hơn.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Hơi nghiêng đầu ra phía sau rồi dùng lòng bàn tay và các ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng hai bên cổ. Tiếp theo, cúi đầu về phía trước trong trạng thái hai bàn tay vẫn giữ nguyên trên cổ. Để cổ được kéo căng trong 10 nhịp đếm rồi trở về tư thế đứng thẳng cổ.
  • Bước 2: Dùng tay mát xa lên xuống để làm ấm khu vực phía sau cổ. Tiếp tục dùng các ngón tay mát xa theo chuyển động tròn quanh cổ. Thực hiện thao tác một cách nhẹ nhàng, tránh tác động quá nhiều lực lên cột sống.
  • Bước 3: Đưa bàn tay trái qua vai phải. Giữ chặt vai, sau đó từ từ xoay vai sang ngang theo hướng bên phải. Thực hiện động tác tương tự cho bên vai còn lại.
  • Bước 4: Dùng tay trái đấm vào vai phải để tăng cường lưu thông máu ở vùng vai gáy. Thực hiện khoảng 1 phút rồi đổi bên cho tay đỡ mỏi.
  • Bước 5: Dùng 2 tay vuốt phía trên ngực theo chiều từ trong ra ngoài. Khi xoa đến phần giữa xương sườn thì áp dụng một lực mạnh kéo ra hai bên.

– Uống nước chanh:

Chanh bổ sung nhiều vitamin C giúp thần kinh tỉnh táo và mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh hơn. Mỗi khi bị chóng mặt, uống 1 ly nước chanh sẽ giúp bạn cải thiện được đáng kể tình trạng này.

Ngoài nước chanh, bạn cũng nên thường xuyên bổ sung vitamin C vào trong thực đơn bằng cách sử dụng các thực phẩm khác như cam, bưởi, rau lá xanh, kiwi,…

– Tập trung vào một điểm cố định:

Khi bị chóng mặt, bạn có thể cảm thấy toàn bộ không gian quanh mình bị chao đảo. Để khắc phục tình trạng này, hãy tạm thời dừng lại công việc đang làm và tập trung hướng về một đồ vật cố định, chẳng hạn như đồng hồ treo tường hay một bức tranh nào đó. Điều này sẽ giúp huyết áp được ổn định và làm giảm cảm giác buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt.

2. Dùng thuốc trị chóng mặt do bác sĩ kê đơn

Nếu tình trạng chóng mặt kéo dài ngày càng nghiêm trọng và các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả, bạn nên nhanh chóng tìm đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân gây chóng mặt, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

thuốc trị chóng mặt
Nhiều loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị chóng mặt

– Thuốc nhóm Benzodiazepines:

  • Diazepam: Mỗi lần uống 2.5 mg x 1-3 lần/ngày;
  • Clonazepam: Mỗi lần uống 0.25 mg x1-3 lần/ngày.

– Các thuốc kháng histamines:

  • Meclizine: Mỗi lần dùng 25-50 mg x 3 lần/ngày;
  • Dimehydrinate: Mỗi lần uống 50 mg x 1-2 lần/ngày;
  • Promethazine: Liều dùng thông thường mỗi lần là 25-50 mg. Sử dụng thuốc theo đường tiêm bắp hoặc đặt hậu môn.

– Thuốc nhóm Phenothazines:

Được chỉ định phổ biến là Prochlorperazine. Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm bắp (5 mg) hay đặt hậu môn (25 mg).

– Thuốc chữa chóng mặt nhóm Anticholinergic:

Scopolamine transdermal là thuốc thuộc nhóm Anticholinergic thường được bác sĩ kê đơn để điều trị chóng mặt cho một số trường hợp. Thuốc có dạng miếng dán. Ngoài tác dụng giảm chóng mặt, loại thuốc này còn được dùng để ngăn ngừa say tàu xe.

Thuốc nhóm Sympathomimetics:

  • Ephedrine: Ngày dùng 25mg
  • Hoặc kết hợp hai thuốc là Ephedrine và Promethazine: Mỗi thuốc dùng liều 25mg/ngày theo đường uống.

– Thuốc điều trị chóng mặt nhóm Glucocorticoids:

Thông dụng nhất là Prednisone. Trong 3 ngày đầu điều trị, thuốc được khuyến cáo sử dụng với liều lượng là 100 mg/ngày. Tiếp đó giảm dần liều dùng, cứ mỗi 3 ngày lại giảm xuống 20mg.

– Nhóm thuốc chống nôn:

  • Domperidone: Mỗi lần uống 10-20 mg x 3-4 lần/ngày;
  • Hoặc Metoclopramide: Mỗi lần uống 10-15 mg x 3-4 lần/ngày.

– Thuốc giảm đau:

Paracetamol là loại thuốc giảm đau được chỉ định phổ biến nhất cho người bị chóng mặt. Liều dùng thông thường cho người trưởng thành là 500 mg/lần x 3-4 lần/ngày.

– Thuốc chẹn Ca:

Bao gồm một số loại thuốc như:

  • Flunarizine
  • Cinarizin
  • Verapamil,…

Các loại thuốc trên có thể giúp cải thiện cảm giác chóng mặt và các triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, bệnh nhân được khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc trong ngắn ngày để giảm thiểu nguy cơ phát sinh tác dụng phụ ngoài ý muốn. Điều quan trọng là phải sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn trong đơn, tránh tự ý ngưng dùng thuốc, tăng giảm liều hoặc dùng lại đơn thuốc cũ khi bệnh tái phát.

3. Phẫu thuật chữa chóng mặt

Nếu không đáp ứng được với các phương pháp điều trị bảo tồn, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Trong đó, các đối tượng cần làm phẫu thuật chủ yếu là những người bị chóng mặt có liên quan đến bệnh u dây thần kinh số VIII hoặc có khối u trong não. 

Phẫu thuật mặc dù có thể giúp khắc phục nguyên nhân gây chóng mặt nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Bệnh nhân có thể bị mất nhiều máu, tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng sau mổ và cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.

Cách ngăn ngừa chóng mặt

Để ngăn chặn tình trạng chóng mặt tái phát trong tương lai, bạn cần lưu ý:

  • Tránh stress. Thử áp dụng một số phương pháp giải tỏa căng thẳng như nghe nhạc, xem phim, ngồi thiền, tập yoga…mỗi khi thần kinh bị căng thẳng.
  •  Cung cấp đủ nước và chất lỏng cho cơ thể, uống ít nhất 8 ly nước lớn mỗi ngày
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc và không thức quá khuya. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử hoặc uống chất kích thích trước khi đi ngủ.
  • Không thay đổi tư thế một cách đột ngột
  • Hít thở sâu và đều đặn để cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ oxy
  • Ăn uống đầy đủ. Không để cơ thể bị đói bụng bởi lúc này, đường huyết trong máu giảm có thể dẫn đến chóng mặt.
  • Tập thể dục mỗi ngày 30 phút giúp lưu thông tuần hoàn máu lên não, giảm căng thẳng thần kinh và ngăn ngừa chóng mặt hiệu quả hơn.

Có thể bạn chưa biết

Chia sẻ:
Uống nước đậu xanh có tác dụng gì? Cách làm từ A-Z

Đậu xanh được ca ngợi là thực phẩm vàng cho sức khỏe. Chính vì vậy mà không có gì ngạc…

Cách Bảo Quản Tổ Yến, Yến Tươi, Yến Thô,... Được Lâu Cách Bảo Quản Tổ Yến, Yến Tươi, Yến Thô,… Được Lâu

Cách bảo quản tổ yến, yến tươi, yến thô,... được nhiều người quan tâm. Bởi yến sào là thực phẩm…

Rau chân vịt (cải bó xôi): Giá trị dinh dưỡng, lợi ích

Rau chân vịt còn được biết đến với tên gọi quen thuộc khác là cải bó xôi. Loại rau này…

Tác hại của thức khuya – Mắc đống bệnh, giảm tuổi thọ

Thức khuya thường khiến con người cảm thấy mệt mỏi và thiếu tinh thần. Tuy nhiên, tác hại của thức…

Tác hại của thức khuya với phụ nữ – Da xấu, dễ ung thư…

Da sạm, xuất hiện nếp nhăn, giảm mức độ tập trung, tăng cân, huyết áp cao,... là các tác hại…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua