Quả nhàu khô – Tác dụng & Dùng đun nước uống hay ngâm?

Quả nhàu khô có rất nhiều công dụng tuyệt vời như chữa bệnh gút, thải độc, trị mụn cóc, giảm huyết áp… Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng loại nguyên liệu này sao cho đúng cách để đạt được những lợi ích tốt nhất.

Quả nhàu khô là gì?

Trái nhàu khô là sản phẩm thu được sau khi sấy hoặc phơi khô quả tươi của cây nhàu. Đây là một loại cây thuộc họ cà phê, tên gọi trong khoa học là Morinda citrifolia. Dân gian còn gọi cây nhàu bằng nhiều cái tên khác như dâu bãi biển hay dâu Ấn Độ.

quả nhàu khô
Quả nhàu thường được phơi hoặc sấy khô, dùng nấu nước uống hoặc làm dược liệu

Thông thường những cây nhàu được trồng ít nhất 12 tháng mới được lựa chọn để thu hoạch quả. Những trái nhàu già, có mắt căng mọng sẽ được hái trước.

Cách làm trái nhàu khô như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch quả nhàu, vớt ra để cho thật ráo nước
  • Bước 2: Dùng một cái dao sắc bổ đôi quả nhàu theo chiều dọc
  • Bước 3: Rải trái nhàu đã được sơ chế vào một cái mâm hoặc nong nia, đem phơi ngoài nắng to hoặc sấy khô. Thông thường sau khoảng 3 – 4 nắng quả nhàu sẽ khô hoàn toàn. Lúc này, quả sẽ chuyển sang màu đen, chất cứng, xù xì, mặt trong màu vàng hoặc nâu thấy rõ hạt.
  • Bước 4: Đem trái nhàu khô sao vàng, hạ thổ. Bảo quản trong túi ni lông hoặc trong hộp kín, để nơi mát mẻ, khô ráo dùng dần.

Theo nghiên cứu, trong quả nhàu khô chứa nhiều thành phần như vitamin C, sắt, magie, natri, kali, canxi, axit hữu cơ, carotene và nhiều loại axit amin. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tham khảo thêm: Tác Dụng Của Lá Bàng Trong Việc Chữa Bệnh Trĩ

15 tác dụng của quả nhàu khô không phải ai cũng biết

Trái nhàu khô dù trải qua quá trình sấy và phơi ở nhiệt độ cao những vẫn còn giữ được nguyên vẹn các dưỡng chất có trong quả. Khi sử dụng có thể mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe như:

1. Hỗ trợ điều trị bệnh gút

Theo y học cổ truyền, trái nhàu khô có tác dụng lợi tiểu, mát gan, giúp tăng cường công năng đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này đặc biệt có lợi cho người bị bệnh gout. Nó ngăn ngừa tái phát các đợt cấp của bệnh và giúp làm giảm các tác hại của bệnh tới xương khớp.

Để điều trị căn bệnh này, bạn có thể lấy 25g nhàu khô đem sắc kỹ. Gạn nước chia 3 liều đều nhau uống hết trong ngày.

2. Trái nhàu khô thải độc cho cơ thể

Thường xuyên sử dụng trái nhàu khô đun nước uống sẽ giúp tăng cường chức năng thải độc của gan, làm giảm độc tố tích tụ trong cơ thể.

Uống nước nhàu khô
Uống nước nhàu khô thường xuyên giúp thải độc trong cơ thể hiệu quả

3. Giúp hệ xương chắc khỏe

Trái nhàu khô cung cấp hàm lượng canxi dồi dào không thua kém gì các thực phẩm khác. Nó giúp phát triển khung xương, làm xương cứng cáp, khỏe mạnh.

Sử dụng dược liệu này cũng là giải pháp đơn giản để ngăn ngừa nhiều bệnh lý về xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp, bệnh gút, viêm khớp…

4. Chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư

Một số chất trong quả nhàu khô có khả năng chống oxy hóa, ức chế sự sinh trưởng của các gốc tự do, chống lại quá trình liên kết DNA gây ung thư.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, dùng nước quả nhàu tươi hoặc khô đều đặn trong thời gian dài có thể giúp giảm nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư nguy hiểm, đặc biệt là bệnh ung thư gan, thận, phổi…

5. Chống viêm

Từ lâu, trái nhau khô đã được dân gian tin dùng như một phương thuốc chống viêm tự nhiên, an toàn cho sức khỏe. Nó giúp giảm sưng, làm nhanh lành tổn thương viêm nhiễm trên cơ thể, chẳng hạn như các vết bỏng, viêm da hay viêm khớp.

tác dụng của quả nhàu khô
Quả nhàu khô chứa chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên

Tham khảo thêm: Cách dùng lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà

6. Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Những đối tượng thường xuyên bị stress, căng thẳng hay gặp áp lực trong công việc, học hành hay trong cuộc sống có thể sử dụng quả nhàu khô đun nước uống hàng ngày. Nước nấu từ trái nhàu khô sẽ giúp tinh thần sảng khoái, làm dịu thần kinh, giảm bớt căng thẳng, lo âu…

7. Giảm các chứng đau trong cơ thể

Quả nhàu khô chứa một số chất giảm đau mà không gây ra bất kì tác dụng phụ nào cho sức khỏe. Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, đau mỏi cơ bắp, đau lưng hay đau thần kinh thì nên thủ sẵn một ít quả khô trong nhà để dùng mỗi khi cần đến.

8. Nhuận tràng, kích thích tiêu hóa

Thành phần axit trong nhàu khô kích thích các cơ trơn trong ruột co bóp mạnh để đẩy thức ăn và chất thải di chuyển nhanh hơn trong đường ruột. Trường hợp bị táo bón cũng có thể sử dụng nhàu khô sắc nước uống thay thế cho các loại thuốc nhuận tràng có hại.

9. Giảm huyết áp

Nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản cho thấy dùng quả nhàu tươi hay khô đều có tác dụng làm giảm huyết áp. Nó hoạt động bằng cách làm giãn nở các mạch máu ngoại vi, tạo điều kiện cho quá trình tuần hoàn máu được thông suốt.

Nhàu khô giúp giảm huyết áp
Dùng nhàu khô cũng giúp cải thiện huyết áp hiệu quả

10. Cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể

Đây cũng là một trong những tác dụng của quả nhàu khô với sức khỏe cần được nhắc đến. Các chất trong quả khi được hấp thu sẽ sản xuất ra nhiều tế bào Lympho T trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.

Chúng là một phân lớp của bạch cầu, được mệnh danh là những tế bào sát thủ, giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus hay các tác nhân gây bệnh khác khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

11. Chống dị ứng, giảm hen suyễn

Dùng nước nhàu khô có thể giúp bệnh nhân bị hen suyễn bớt được tần suất lên cơn hen. Thêm vào đó, nó cũng giúp tăng hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch trong việc chống lại các yếu tố dị nguyên gây dị ứng trong cơ thể là khởi nguồn của các cơn hen.

Tham khảo thêm: Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá khế đơn giản tại nhà

12. Hỗ trợ giảm cân

Uống nước đun từ quả nhàu khô có thể giúp hỗ trợ giảm cân bằng cách làm giảm cảm giác thèm ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nhờ vậy bạn sẽ cắt giảm được lượng thức ăn tiêu thụ, đặc biệt là các chất béo nên giúp giảm cân hiệu quả hơn.

13. Chữa mụn cóc

Nhàu khô được tán thành bột mịn rồi trộn chung với nước thành hỗn hợp đặc sệt. Đắp hỗn hợp này lên trên nốt mụn cóc mỗi ngày 1 lần và băng kín lại. Sau khoảng 7 ngày, chân mụn cóc sẽ teo lại và chết dần.

Nhàu chữa mụn cóc
Trái nhàu khô giúp trị mụn cóc hiệu quả nhờ đặc tính kháng viêm

14. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Nước nấu từ trái nhàu khô có tác dụng giảm cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt có lợi cho cơ thể. Sử dụng thứ nước này thường xuyên sẽ giúp các mạch máu được thông thoáng, bền chắc hơn, đồng thời làm giảm huyết áp, ngăn ngừa hữu hiệu các bệnh lý về tim mạch.

15. Chống lão hóa, làm da sáng mịn hơn

Làm đẹp da là tác dụng của quả nhàu khô mà chị em phụ nữ ưa chuộng các phương pháp làm đẹp tự nhiên không nên bỏ qua. Để làm chậm quá trình lão hóa và làm da mịn màng, tươi trẻ hơn, bạn nên uống 30 – 40ml nước nấu từ trái nhàu khô mỗi ngày.

Ngoài ra có thể nghiền quả thành bột làm mặt nạ chăm sóc da mặt.

Cách sử dụng trái nhàu khô để đạt hiệu quả tốt nhất

Nhiều người thắc mắc trái nhàu khô đun nước uống hay ngâm rượu thì tốt hơn? Đây là hai cách sử dụng trái nhàu khô phổ biến hiện nay và chúng đều tốt cho sức khỏe. Ngoài những cách trên, bạn có thể nghiền quả khô thành bột mịn hãm trà uống cũng được.

Cách 1: Đun nước uống

Nhàu khô được nhiều người sử dụng nấu nước hoặc sắc uống hàng ngày thay thế cho trà. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

Chuẩn bị: 2 – 3 trái nhàu khô

cách sử dụng trái nhàu khô
Trái nhàu khô được người dân đun nước uống hàng ngày

Cách dùng:

  • Trái nhàu khô đem rửa sơ để loại bỏ bụi bẩn bám dính vào trong quá trình phơi, bẻ nhỏ ra nếu có thể.
  • Đun sôi khoảng 1 lít nước rồi thả nhàu vào, nấu sôi trong 10 phút để các hoạt chất có lợi tiết hết ra nước.
  • Để nguội bớt, gạn uống thay thế một phần nước lọc và trà trong ngày.
  • Nếu phải đi làm, bạn có thể rót nước vào bình giữ nhiệt mang theo để uống.

Tham khảo thêm: 4 Cách chữa mất ngủ bằng tâm sen hiệu quả và lưu ý khi dùng

Cách 2: Nhàu ngâm rượu

Nam giới uống được rượu có thể lấy quả nhàu khô ngâm rượu để dùng dần. Dưới đây là các bước thực hiện:

Chuẩn bị:

  • Quả nhàu đã được phơi khô.
  • Rượu nếp trắng loại ngon ( trên 40 độ )
  • Bình thủy tinh hoặc bình bằng sành sứ có kích cỡ phù hợp. Có thể ngâm chung với rễ nhàu.
Nhàu ngâm rượu
Sử dụng nhàu ngâm rượu đều đặn cũng mang đến nhiều lợi ích tích cực cho cơ thể

Cách ngâm rượu:

  • Rửa quả nhàu, để ráo nước rồi tráng qua bằng một lượt rượu nhẹ.
  • Cho hết quả nhàu vào bình rồi đổ rượu vào, lượng rượu ngâm phải ngập mặt quả nhàu. Trong quá trình ngâm, nhàu sẽ hút bớt rượu, bạn nên đổ thêm rượu vào để đảm bảo quả nhàu luôn ngập trong rượu.
  • Đậy nắp bình kín lại, để nơi mát mẻ, thỉnh thoảng lắc lên cho đều, sau ít nhất 1 tháng mới dùng được.

Cách sử dụng: Mỗi ngày uống 1 – 2 chén nhỏ trong các bữa ăn.

Cách 3: Nghiền trái nhàu khô thành bột hãm trà uống

Quả khô được nghiền thành bột pha trà uống sẽ rất tiện lợi, không mất nhiều thời gian đun nấu. 

Chuẩn bị: 1 – 2 thìa bột quả nhàu

Cách dùng:

  • Cho bột nhàu vào ấm pha trà chuyên dụng.
  • Chế đầy nước sôi vào ấm, đậy nắp lại, để khoảng 5 phút là có thể rót ra uống dần.

Tham khảo thêm: Cách Dùng Rượu Tỏi Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà

Những lưu ý khi sử dụng quả nhàu khô để phát huy hết công dụng

Để quá trình sử dụng nhàu khô đạt được hiệu quả tối ưu, trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Bạn có thể tự mình chế biến nhàu khô tại nhà hoặc mua dược liệu bán sẵn. Tuy nhiên, hiện nay một số nơi sử dụng cả trái nhàu còn non để sấy khô bán khiến dược liệu không đem lại hiệu quả như ý muốn. Bạn cần lựa chọn những cơ sở bán hàng uy tín để mua được hàng đảm bảo chất lượng.
  • Bảo quản nhàu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm móc vì có thể làm hỏng nhàu, mất đi các dưỡng chất thiết yếu.
  • Sử dụng nhàu đúng liều lượng, chỉ định từ nhà sản xuất, không nên lạm dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ.
  • Nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần ngưng sử dụng ngay lập tức.
  • Sử dụng trái nhàu khô là một biện pháp tự nhiên, cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Nhàu có thể tương tác với một số loại thuốc khác, vì vậy cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ em, người suy thận, suy gan… cần thận trọng khi sử dụng nhàu.

Quả nhàu khô có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, việc sử dụng thường xuyên có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện một số bệnh lý đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với loại dược liệu này, cần nghiên cứu kỹ càng và thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn, mang đến hiệu quả tối ưu.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Hạt gấc và 10 công dụng cực tốt cho sức khỏe

Hạt gấc chứa nhiều vitamin, khoáng chất được sử dụng như một loại gia vị, màu thực phẩm và thuốc…

Bã cà phê có tác dụng gì trong đời sống? Cách dùng

Khi pha cà phê, nhiều người chỉ lấy nước mà bỏ đi phần bã mà không biết rằng bã cà…

Rau chân vịt (cải bó xôi): Giá trị dinh dưỡng, lợi ích

Rau chân vịt còn được biết đến với tên gọi quen thuộc khác là cải bó xôi. Loại rau này…

Collagen có tác dụng gì? Có hại không? Cách sử dụng

Hiện nay, các sản phẩm bổ sung collagen được bày bán và quảng cáo rầm rộ với nhiều công dụng…

Hạt gấc ngâm rượu có tác dụng gì? Cách ngâm chuẩn

Hạt gấc vốn có nhiều công dụng quý cho sức khỏe nhưng khi được ngâm chung với rượu thì lại…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua