Đầu ngón tay bị lột da là bệnh gì? Có chữa khỏi được không

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Đầu ngón tay bị lột da gây bong tróc, khiến làn da trở nên sần sùi khô ráp gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi ngày. Vậy lột da ở đầu ngón tay là bệnh gì, có thể điều trị được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi trên.

Đầu ngón tay bị lột da và các bệnh có liên quan

Vùng da ở đầu ngón tay rất nhạy cảm do phải chịu nhiều tác động từ các yếu tố bên ngoài, nên rất dễ mắc các bệnh về da liễu. Lột da ở đầu ngón tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý da liễu cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Đầu ngón tay bị lột da có chữa khỏi được không?
Đầu ngón tay bị lột da có thể liên quan đến nhiều vấn đề da liễu như vẩy nến, á sừng, chàm

Các bệnh lý có thể gây lột da đầu ngón tay bao gồm:

  • Bệnh á sừngĐây là tình trạng lớp sừng đang chuyển hóa dở dang, khiến người bệnh sẽ bị tróc da ở đầu ngón tay. Nếu không được vệ sinh cẩn thận và điều trị hợp lý có thể gây nhiễm khuẩn, sưng tấy.
  • Chàm eczema tay: Bệnh chàm eczema ở tay hay còn gọi là viêm da bàn tay, có thể xảy ra do di truyền hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chất kích thích. Đôi khi bệnh có thể gây ra những mảng bong tróc ở đầu ngón tay, viêm nhiễm sưng tấy và gây ngứa.
  • Bệnh vẩy nến: Bệnh vẩy nến là một loại bệnh tự miễn dịch, hệ miễn dịch bị nhầm lẫn và tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Bệnh vẩy nến gây ra những mảng đỏ, viêm da thường xảy ra ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu và lưng và ngón tay. Khi bệnh chuyển biến nặng, vùng da nhiễm bệnh sẽ bị sưng vù với những triệu chứng tồi tệ hơn do các yếu tố như chấn thương, căng thẳng, chế độ ăn uống.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Bệnh xảy ra khi da tiếp xúc với một số chất gây dị ứng như nickel. Ngoài ra, một số chất độc tự nhiên như đinh hương độc, sồi độc,… cũng có tác dụng tương tự. Bệnh thường xuất hiện ở tay, mặt, môi. Ban đầu sẽ xuất hiện mụn nước, tiết dịch còn khi chuyển sang mãn tính sẽ làm khô và bong tróc da.
  • Viêm da cơ địa: Đây là một loại bệnh mãn tính, khi bước sang giai đoạn nặng sẽ xuất hiện những đám sẩn đỏ, bong vảy và rối loạn sắc tố da. Nếu gãi nhiều có thể gây tróc da ở các đầu ngón tay.

Nguyên nhân cơ học gây tróc da đầu ngón tay

Lột da ở đầu ngón tay có thể xảy ra khi tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thời gian dài, rửa tay quá mức hoặc sống ở môi trường có khí hậu hanh khô khiến da mất độ ẩm cần thiết. Xác định nguyên nhân chính xác là cách tốt nhất để có kế hoạch điều trị phù hợp, hiệu quả.

Nguyên nhân khiến đầu ngón tay bị lột da
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể khiến các đầu ngón tay bị tróc da

Nguyên nhân bên ngoài có thể gây lột da đầu ngón tay bao gồm:

  • Rửa tay thường xuyên: Thường xuyên rửa tay với xà phòng giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến cho lớp dầu bảo vệ da bị mất đi. Khiến da không thể giữ được độ ẩm, gây khô da bong tróc hoặc viêm da xà phòng.
  • Khí hậu: Thời tiết hanh khô cũng có thể khiến cho làn da bị mất nước gây bong tróc, lột da. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến vào thời tiết mùa đông khô, đặc biệt là những người không đeo găng tay ấm khi đi ra ngoài trời.
  • Cháy nắng: Phơi nắng quá nhiều khiến da bị tổn thương. Các tia cực tím sẽ khiến cho da bị đỏ, đau và bắt đầu lột da. Hầu hết những vết bỏng da do cháy nắng đều nhẹ và có thể được giải quyết nhanh chóng trong một tuần. 
  • Hóa chất: Việc thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước giặt,…Những chất này ảnh hưởng đến các tế bào da, gây khô và lột da tay. Lúc này lớp sừng có chức năng bảo vệ đã bị bong đi khiến cho da rất mẫn cảm và dễ bị kích ứng.
  • Một số nguyên nhân khác: Rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng,…cũng có thể gây lột da ở đầu ngón tay.

Tìm hiểu thêm: Viêm da dị ứng thời tiết là gì? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Đầu ngón tay bị lột da có chữa khỏi không?

Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp, tình trạng lột da ở đầu ngón tay có thể phục hồi hoàn toàn. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bong da, hạn chế để cơ thể mất nước và sử dụng các biện pháp dưỡng ẩm để phục hồi sức khỏe làn da.

Trong trường hợp, da không được chăm sóc đúng cách và kịp thời, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Đôi khi, đầu ngón tay bị lột da có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét, bội nhiễm, thậm chí là nhiễm trùng máu.

Điều quan trọng khi bị tróc da đầu ngón tay là có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời. Nếu cảm thấy lo lắng hoặc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc đúng cách.

Cách xử lý khi đầu ngón tay bị lột da 

Nếu đầu ngón tay bị lột da, điều đầu tiên và quan trọng nhất là xác định nguyên nhân. Điều này sẽ giúp người bệnh có kế hoạch điều trị và chăm sóc da phù hợp nhất. Nếu cần thiết, hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị theo chỉ định.

Sử dụng một số sản phẩm dưỡng ẩm hạn chế bong tróc da tay
Sử dụng một số sản phẩm dưỡng ẩm hạn chế tình trạng bong tróc da ở đầu ngón tay

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, cách xử lý đầu ngón tay bị lột da cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số cách xử lý phổ biến:

  • Tránh tiếp xúc các hóa chất độc hại, chất tẩy rửa, kim loại gây dị ứng như chì, crôm,… Nên đeo găng tay hoặc sử dụng đồ bảo hộ để bảo vệ da.
  • Giữ cho da luôn sạch, có các biện pháp dưỡng ẩm cho làn da, giúp da dịu nhẹ, bớt viêm và rát vào mùa khô.
  • Nếu da bị bong nhiều, bạn có thể sử dụng một số chế phẩm như Elomet, Flucinar, Fucicort, Synalar, Gentrisone khoảng 2 – 3 tuần để giảm bớt tình trạng trên. Sau đó, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm làm ẩm da như vitamin E.
  • Hạn chế tắm với nước nóng, sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da, sử dụng những loại sữa tắm dịu nhẹ tránh gây kích ứng với da.
  • Bổ sung vitamin cho cơ thể từ các nguồn thực phẩm tươi sạch, uống nhiều nước giúp hỗ trợ cung cấp độ ẩm cho da.

Điều trị đầu ngón tay bị lột da

Tùy theo nguyên nhân gây ra, có thể có các biện pháp điều trị đầu ngón tay bị lột da như sau:

  • Do tiếp xúc với hóa chất: Ngừng tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng. Dùng kem dưỡng ẩm cho da đầu ngón tay để giúp da mềm mịn hơn.
  • Do căng thẳng, stress: Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng, stress như tập yoga, thiền, massage,…
  • Do thiếu vitamin và khoáng chất: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Do bệnh lý: Điều trị bệnh lý gây ra bong tróc da đầu ngón tay.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc da đầu ngón tay tại nhà để giúp giảm thiểu triệu chứng, bao gồm:

  • Gội tay nhẹ nhàng với nước ấm và xà phòng dịu nhẹ.
  • Dùng khăn mềm thấm khô tay sau khi gội.
  • Tránh gãi da đầu ngón tay, vì điều này có thể khiến da bị tổn thương thêm.
  • Dùng kem dưỡng ẩm cho da đầu ngón tay, đặc biệt là vào mùa đông.

Đầu ngón tay bị lột da khi nào đến bệnh viện?

Khi da có những dấu hiệu dưới đây, tốt nhất bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Có dấu hiệu nhiễm trùng
  • Lột da kéo dài hơn 2 tuần
  • Sử dụng nhiều phương pháp nhưng lột da không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn

Nếu đầu ngón tay bị lột da kèm theo các triệu chứng như đau, sưng, đỏ,… hoặc không thuyên giảm sau một thời gian, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn cần biết: Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay – Nguyên nhân và cách chữa an toàn

Ngày đăng 07:27 - 18/12/2023 - Cập nhật lúc: 09:32 - 22/05/2024
Chia sẻ:

Bình luận (55)

  1. HVan
    HVan says: Trả lời

    Đầu ngón tay bị lột da là bệnh gì? Có chữa khỏi được không

  2. Bùi Hương
    Bùi Hương says: Trả lời

    Các đầu ngón tay của em thường xuyên bong tróc rồi nứt, làm gì động nước là cũng rất đau và xót, như vậy thì em đang bị benehjgif vậy ah, tư vấn giúp em ạ

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Bùi Hương,
      Với các triệu chứng như bạn miêu tả có thể nghĩ nhiều tới bạn đang bị viêm da cơ địa á sừng. Tuyên nhiên để được chuẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị hợp lý mời bạn đến trực tiếp Trung tâm hoặc liên hệ với trung tâm qua hotline/zalo 0983845445 để được tư vấn cụ thể.
      Thông tin đến bạn!

    2. Dương Lê Trà
      Dương Lê Trà says:

      Khả năng cao là bị bệnh á sừng, e cũng bị vậy chữa mãi không khỏi dứt điểm, khi bôi thuốc là cũng chỉ được vãi bữa rồi lại bị bong các đầu ngón tay đến là khổ luôn, làm gì cứ động vào nước là khó chịu

  3. Trần Hạnh Phúc
    Trần Hạnh Phúc says: Trả lời

    Giống tình trạng của em lắm lắm luôn, em bị bệnh này và mất sạch vân tay luôn, mỗi lần chấm công ở công ty là phải hà hơi thổi ngạt mất 5 phút , toàn phải chờ người khác chấm xong thì bản thân em mới chấm, em cũng đi da liễu hà nội da liễu trung ương mà cũng chẳng khỏi, bôi cũng nhiều thuốc mà uống cũng nhiều

    1. Hoàng Phương
      Hoàng Phương says:

      Giống tôi, tôi còn dùng cả một số kem bôi mà em tôi ở bên Hàn Quốc gửi về cho bôi mà vẫn không thể nào hết được, nó cũng chỉ như một số loại kem dưỡng da thôi, mêm da chứ không thể làm hết bong và hết ngứa, tôi thực sự rất mong muốn có thể chữa khỏi bệnh này lắm, nhiều lúc tiền đình vì bệnh này

    2. Vũ Thị Mai
      Vũ Thị Mai says:

      Ngày trước em cũng như vậy đó, điều trị bao nhiêu chỗ mà không có khỏi được đâu, cứ chỉ được một thời gian rồi sau đó lại bị. Một thời gian sau đó em thử tìm hiểu các phương pháp điều trị khác nhau thì biết đến trung tâm thuốc dân tộc, thấy bảo là thuốc đông y điều trị bệnh này cực nhạy nên em đã liên hệ đến khám bác sĩ Tuyết Lan rồi sau đó đặt mua thuốc điều trị. THuốc điều trị là thuốc thanh bì dưỡng can thang điều trị bệnh á sừng, em tìm hiểu kỹ trước đó và bác sĩ Tuyết Lan kê cho em thuốc này nên em rất yên tâm. Thuốc gồm có mấy loại là loại uống, loại bôi và loại rửa. Hàng ngày là em đều uống thuốc bôi thuốc của bác sĩ, sau 1 tuần em thấy tình trạng ngứa da, bong tróc giảm hẳn, em cứ bôi đầu vậy, hết tháng đầu tiên em thấy tình trạng tiến triển tốt rồi em lấy tháng thứ 2. Sau 2 tháng điều trị da em về bình thường. Bây giờ gần 1 năm rồi mà da em vẫn bình thường không có bị lại, dĩ nhiên là em cũng cần phải kiêng khem chứ không phải thích làm gì thì làm như nhữn người bình thường, có như vậy thì em mới khỏi được lâu dài. Thuốc này chữa khỏi cho nhiều người rồi,

    3. Goute
      Goute says:

      Thuốc đông y có phải đun hay sắc gì không vậy, mấy lần muốn mua thuốc đông y thử xem như thế nào nhưng mà ngại cài vấn đề phải đun sắc, thuốc mà cứ phải sắc là tôi lười lắm, chả muốn đun hay sắc gì hết

    4. Lê - Thinh
      Lê - Thinh says:

      Thuốc có phải sắc gì đâu, thuốc uống đóng thành từng lọ rồi rất là tiện nên k có cần phải đun hay sắc gì hết, uống luôn trực tiếp và hòa với nước là uống được luôn. Thuốc được bào chế dưới dạng tiện lợi nên chất lượng thuốc rất là tốt vì nó theo quy trình khép kín hết rồi, đôi khi m tự sắc thì thuốc cũng dễ bị bay hơi

    5. Nguyễn Văn Trà
      Nguyễn Văn Trà says:

      Tôi mấy lần cũng định chuyển sang thuốc đông y nhưng cũng sợ không khỏi vì thuốc tây bây giờ được nhiều người sử dụng dụng như vậy mà cũng có khỏi được đâu

    6. Dương Phương
      Dương Phương says:

      Thuốc tây chỉ có điều trị triệu chứng thôi chị ơi, chị cứ lên các hội nhóm xem, rất nhiều anh chị em bị bệnh á sừng bôi nhiều thuốc, uống nhiều thuốc nhưng vẫn không khỏi đấy thôi. Thuốc đông y bây giờ được các bác sĩ nghiên cứu kỹ, chất lượng hiệu quả thì khỏi phải bàn, còn có cả bệnh viện YHCT trung ương thì biết như nào rồi đó. Mà bên trung tâm thuốc dân tộc thì cũng toàn các bác sĩ làm ở bệnh viện YHCT trung ương thôi

  4. Thu Trang
    Thu Trang says: Trả lời

    Xin trung tâm tư vấn giúp em là, em bị bệnh á sừng nhiều năm nay, nếu em điều trị tại trung tâm thì trong thời gian bao nhiêu lâu mới có thể khỏi được bệnh này ạ, cám ơn trung tâm

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Thu Trang,
      Đối với bệnh lý viêm da cơ địa á sừng tùy thuộc vào tình trạng của bạn bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị, thông thường thời gian điều trị từ 2-4 tháng.
      Để được tư vấn cụ thể và có phương pháp điều trị hợp lý, bạn vui lòng để lại SĐT hoặc liên hệ qua số hotline/zalo 0983845445 để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp bạn nhé!
      Thông tin đến bạn!

    2. Hồng
      Hồng says:

      Tôi chữa ở đây 2 tháng đó , nhưng trong tháng đầu đã thấy cải thiện rất là kha khá rồi đó , nó không có tác dụng ngay nhưng được cái là từ từ, dần dẫn sẽ bớt ngứa , bạn chụp ảnh gửi qua zalo vào sđt trên để các bác sĩ kiểm tra rồi tư vấn thêm cho bạn , cứ điều trị, uống thuốc đều là sẽ nhanh khỏe ngay ấy mà

  5. Nguyễn An Nhiên
    Nguyễn An Nhiên says: Trả lời

    Bệnh này có thể chữa khỏi được hay không vậy, tôi đang điều trị mấy chỗ rồi nhưng chỉ có được một thời gian rồi lại bị lại, khó chịu lắm

    1. Giang Thị Quyên
      Giang Thị Quyên says:

      Có khỏi được nhé, nhưng sau điều trị cũng phải kiêng khem từ ăn uống cho đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đấy nhé, làm việc nhà là việc gì thì cũng đều phải đeo găng tay, mà lại tiếp xúc với hóa chất thường xuyên thì cũng sẽ dễ bị lại lắm

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên khám tư vấn cho bệnh nhân Peuker Steffen Câu chuyện doanh nhân người Đức bị khuất phục bởi nền Y học cổ truyền Việt Nam

Ông Peuker Steffen, 55 tuổi, quốc tịch Đức là bệnh nhân bị vẩy nến, á sừng mãn tính đã chữa…

Hướng dẫn chữa á sừng bằng lá lốt đúng cách giúp bệnh mau khỏi

Chữa á sừng bằng lá lốt là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Thực tế không phải ai…

bệnh á sừng ở trẻ em Bệnh á sừng ở trẻ em – Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả, an toàn

Bệnh á sừng ở trẻ em khiến da tay và chân của bé bị khô, nứt nẻ, bong tróc và…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không? Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không?

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc được nghiên cứu, hoàn thiện bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành, mang…

Biến chứng của á sừng và cách điều trị, phòng tránh

Biến chứng của bệnh á sừng có thể bao gồm nhiễm trùng, lở loét, gây mất thẩm mỹ và ảnh…

Chia sẻ
Bỏ qua