Kinh Nguyệt Đến Sớm Bất Thường Là Bị Gì, Có Sao Không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Chu kỳ kinh nguyệt đến sớm có thể là biểu hiện của sự thay đổi sinh lý bình thường và có xu hướng tự cải thiện sau một thời gian. Tuy nhiên, cũng có thể là dấu hiệu cho các bệnh lý khác.

Kinh nguyệt đến sớm có sao không?

Kinh nguyệt sớm có thể là do phong cách sống dẫn đến thay đổi chu kỳ sinh lý. Tình trạng này thường không nghiêm trọng như và có liên quan đến các nguyên nhân như:

Kinh nguyệt đến sớm có sao không?
Kinh nguyệt sớm có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý

  • Các bài tập cường độ cao
  • Thay đổi cân nặng đột ngột
  • Căng thẳng
  • Thay đổi thói quen sống

Tình trạng kinh nguyệt sớm có thể là do thay đổi sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của một vài tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý trong cơ thể. 

Xem thêm: Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông dấu hiệu điều gì?

Kinh nguyệt đến sớm là bị gì?

Kinh nguyệt đến sớm thường do những nguyên nhân sau:

1. Mang thai

Kinh nguyệt sớm có thể là dấu hiệu của quá trình thụ tinh. Thụ tinh có thể dẫn đến tình trạng chảy máu nhẹ hoặc tiết dịch màu hồng ở âm đạo. 

Mang thai
Quá trình thụ tinh có thể dẫn đến chảy máu nhẹ ở âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt

Một số dấu hiệu:

  • Đau ngực hoặc sưng tuyến vú
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Đầy hơi khó tiêu
  • Buồn nôn hoặc nôn khan

2. Hội chứng buồng trứng đa nang

Kinh nguyệt sớm có thể là dấu hiệu của Hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là một tình trạng bất thường có thể dẫn đến vô sinh. Các triệu chứng:

  • Kinh nguyệt sớm hoặc thời kỳ kinh nguyệt không đều
  • Mất chu kỳ kinh nguyệt (không phổ biến)
  • Thường xuyên sảy thai
  • Tăng cân hay béo phì không rõ lý do

Tham khảo thêm: Kinh nguyệt không đều có thai không? Biện pháp hiệu quả

3. Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ

Nhiễm trùng âm đạo hoặc một số bệnh phụ khoa có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt sớm. Tuy nhiên, lượng máu kinh thường ít hơn và đi kèm các triệu chứng:

  • Đau bụng dưới hoặc vùng xương chậu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau khi đi tiểu
  • Khí hư bất thường, có màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
  • Ngứa, đỏ hoặc đau rát âm đạo.

Các bệnh nhiễm trùng âm đạo có thể bao gồm bệnh lậu và nhiễm Chlamydia. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. 

4. Polyp cổ tử cung hoặc ung thư

Polyp cổ tử cung là sự tăng trưởng các mô một cách bất thường bên trong tử cung. Điều này có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường.

Ngoài ra, phụ nữ bị ung thư cổ tử cung cũng dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo một cách bất thường.

Polyp cổ tử cung hoặc ung thư
Polyp tử cung dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường

5. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô tuyến tử cung hình thành và phát triển bên ngoài tử cung. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng:

  • Đau bụng kinh nguyệt nghiêm trọng
  • Đau lưng mãn tính
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ

6. Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức cho phép. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị tiểu đường tuýp 2 có thể chu kỳ kinh nguyệt không đều, chu kỳ có thể đến sớm.

Một số dấu hiệu tiểu đường khác bao gồm:

  • Thường xuyên khát nước
  • Tăng nhu cầu đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm
  • Giảm khả năng hồi phục sau các vết thương nhỏ
  • Giảm cân đột ngột

7. Bệnh tuyến giáp

Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến hormone sinh dục và quá trình trao đổi chất của cơ thể. 

Các triệu chứng rối loạn tuyến giáp bao gồm:

  • Kinh nguyệt sớm hoặc muộn hơn bình thường.
  • Máu kinh nhiều hoặc ít một cách đột ngột.
  • Nhịp tim nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường.
  • Khó ngủ.
  • Giảm cân không rõ lý do.

8. Thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp phá vỡ quá trình rụng trứng bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng kinh nguyệt sớm hoặc muộn hơn bình thường. 

Thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp phá vỡ quá trình rụng trứng bình thường và làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Gợi ý: Vô kinh (không có kinh nguyệt): Thông tin cần lưu ý

9. Tác dụng phụ của phương pháp tránh thai

Sau khi áp dụng các biện pháp tránh thai, một người phụ nữ có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt trong 2 – 3 tháng. Một số người có thể chảy rỉ máu âm đạo mỗi ngày.

Một số tác dụng phụ khác của các phương pháp tránh thai bao gồm:

  • Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu
  • Đau ngực
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Chảy nhiều máu kinh

Một số biện pháp xử lý kinh nguyệt đến sớm

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện tình trạng kinh nguyệt sớm như:

Một số biện pháp xử lý kinh nguyệt đến sớm
Chu kỳ kinh nguyệt sớm thường không gây ra các biến chứng nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà
  • Ngủ 8 tiếng mỗi đêm có thể cải thiện nhịp độ sinh học và chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn làm việc vào ban đêm, hãy đảm bảo bạn có môi trường ngủ yên tĩnh và đầy đủ vào ban ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Tiêu thụ đủ dưỡng chất có thể giúp cơ thể cân bằng lượng hormone cho các hoạt động sinh lý bình thường.
  • Luyện tập thể chất vừa phải. Đốt cháy quá nhiều calo có thể dẫn đến tình trạng không đủ năng lượng để sản xuất hormone sinh sản. Cân nhắc bổ sung protein và calo nếu bạn tập gym hoặc các hoạt động thể chất quá mức.
  • Giảm căng thẳng, stress, áp lực công việc có thể cải thiện chu kỳ kinh nguyệt. Dành thời gian nghe nhạc, xem phim, đọc sách, yoga, thiền định để cải thiện tâm trạng.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể cải thiện quá trình sản xuất hormone sinh dục.

Kinh nguyệt đến sớm bất thường có thể đến từ nhiều nguyên nhân, chị em không nên quá lo lắng vì đây cũng là một tình trạng không nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác, chị em cần đến bác sĩ để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.

THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ:
Mất kinh nguyệt – Nguyên nhân và cách khắc phục

Không hành kinh trong giai đoạn trước khi dậy thì, mang thai và tiền mãn kinh là tình trạng bình…

Đau bụng kinh buồn nôn làm sao khắc phục?

Đau bụng kinh buồn nôn thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này có thể khởi phát…

Kinh Nguyệt Màu Nâu Là Bị Gì, Có Sao Không? Tìm Hiểu Ngay

Kinh nguyệt có màu nâu là một trong những hiện tượng thường gặp ở nữ giới. Tuy nhiên kinh nguyệt…

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trong đó nhiều nhất là những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản Diệp Phụ Khang Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt, Bí Quyết Của Hơn 10.000 Phụ Nữ

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những bệnh lý Phụ khoa khiến chị em mệt mỏi, gây ảnh hưởng…

Có rất nhiều người thắc mắc, liệu khi mang thai có xuất hiện kinh nguyệt không? Có thai có kinh nguyệt không?

Khi có thai, phụ nữ sẽ không xuất hiện kinh nguyệt. Do đó, nếu không có kinh nguyệt trong một…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua