Kinh nguyệt không đều có thai không, bằng cách nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định đến quá trình thụ thai và sinh con. Vậy kinh nguyệt không đều có thai không và làm như thế nào để có thai an toàn? 

Kinh nguyệt không đều có thai không?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều được cho là chu kỳ ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày. Một người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên, quá trình này thường gặp một vài khó khăn.

Một chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng có thể là dấu hiệu của chu kỳ rụng trứng không đều hoặc không có sự rụng trứng. Do đó, đều này khiến một người phụ nữ không nắm bắt được thời gian rụng trứng và gây khó khăn cho quá trình thụ tinh.

kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng đến mang thai không
Kinh nguyệt không đều là một hiện tượng phổ biến và có thể mang đến nhiều hệ lụy

Đọc thêm: Cường kinh: Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng 

Chu kỳ kinh nguyệt không đều và vấn đề rụng trứng

Vấn đề rụng trứng không theo chu kỳ hoặc không thường xuyên chiếm 30 – 40% trong các trường hợp vô sinh. Chu kỳ kinh nguyệt không đều là tình trạng một người phụ nữ không rụng trứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp một người phụ nữ có thể rụng trứng mà không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt (không có máu kinh). 

Chu kỳ kinh nguyệt không đều và vấn đề rụng trứng
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng và thụ thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều và ảnh hưởng đến sự rụng trứng bao gồm:

1. Hội chứng buồng trứng đa nang

Đây là tình trạng cơ thể tiết ra quá nhiều Androgen. Androgen đôi khi được xem là hormone giới tính nam. Do đó, quá nhiều Androgen có thể ngăn trứng hình thành và phát triển.

Hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến 21% phụ nữ và là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh do rối loạn kinh nguyệt

2. Tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh là tình trạng hormone Estrogen và Progesterone suy giảm một cách tự nhiên. Điều này ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng dẫn đến kinh nguyệt không đều.

3. Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp điều chỉnh các hormone và quá trình trao đổi chất. Bệnh lý hoặc rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và gây ra kinh nguyệt không đều.

Một số triệu chứng khác của bệnh tuyến giáp bao gồm:

  • Rối loạn tâm thần
  • Thay đổi cân nặng
  • Thay đổi nhịp tim

Gợi ý: Thuốc điều hòa kinh nguyệt loại nào tốt? Lưu ý điều gì?

4. Căng thẳng

Một người thường xuyên đối mặt với căng thẳng thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và mang thai.

5. Vấn đề cân nặng

Thừa cân hoặc thiếu cân đều có ảnh hưởng đến các chức năng nội tiết và gián tiếp ảnh hưởng đến các chức năng nội tiết tố. Dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, quá trình rụng trứng và ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên.

Biện pháp để có thai với chu kỳ không đều

Điều quan trọng nhất để quá trình thụ thai diễn ra là quan hệ tình dục không bảo vệ một cách thường xuyên. Bạn có thể quan hệ 2 – 3 ngày một lần để cố gắng thụ thai một cách tự nhiên.

Biện pháp để có thai với chu kỳ không đều
Trao đổi với bác sĩ để có biện pháp mang thai an toàn

Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể kê một toa thuốc kích thích rụng trứng để tăng khả năng thụ tinh. Loại thuốc phổ biến nhất là Clomid và Serophene (Clomiphene). Đây là loại thuốc được sử dụng thông qua đường uống và có thể điều chỉnh quá trình rụng trứng.

Tuy nhiên, đôi khi Clomiphene có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Nóng trong người
  • Mô vú mềm, nhão
  • Đầy hơi chướng bụng
  • Giải phóng nhiều trứng trong một chu kỳ. Điều này có thể dẫn đến mang song thai hoặc thai ba.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng tình trạng mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc sinh sản khác như:

  • Gonal – F hoặc các loại thuốc dạng tiêm kích thích nang trứng và buồng trứng phát triển.
  • Thuốc tăng trưởng hormone: Có thể kích thích buồng trứng phát triển và tăng khả năng thụ thai.  

Tham khảo thêm: Kinh nguyệt màu đen vón cục: Nguy hiểm như thế nào?

Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ không?

Mặc dù không phổ biến nhưng tình trạng kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến một số biến chứng trong thai kỳ. Do đó, điều cần thiết là trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi mang thai và theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ để tránh các biến chứng không mong muốn.

Một phụ nữ có kinh nguyệt không đều thường gặp các biến chứng như:

Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều chủ yếu là do quá trình rụng trứng không đều. Mặc dù vấn đề này làm việc mang thai khó diễn ra, tuy nhiên bác sĩ có thể làm tăng khả năng thụ thai bằng cách theo dõi và điều trị các nguyên nhân và theo dõi quá trình thụ thai. Điều này có thể đảm bảo bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Kinh Nguyệt Màu Nâu Là Bị Gì, Có Sao Không? Tìm Hiểu Ngay

Kinh nguyệt có màu nâu là một trong những hiện tượng thường gặp ở nữ giới. Tuy nhiên kinh nguyệt…

Chậm kinh (trễ kinh) – Nguyên nhân và cách điều trị

Chậm kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường trong cơ thể nữ giới, thường là do…

Kinh nguyệt không đều nên ăn gì, kiêng gì cho ổn định?

Kinh nguyệt không đều là một trong những triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt rất nhiều chị em phụ…

Kinh nguyệt không đều có thai không, bằng cách nào?

Kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định đến quá trình thụ thai và…

Bế kinh có thể dẫn đến vô sinh Bế kinh là gì và các thông tin cần biết về tình trạng bế kinh

Rất nhiều chị em mắc phải tình trạng bế kinh nhưng không biết vì thiếu kiến thức. Hiểu rõ bệnh…

Bình luận (1)

  1. Thảo
    Thảo says: Trả lời

    Dạ trong năm 2021 em có gặp trường hợp là tầm 6 tháng không có kinh nguyệt,sau khi đi chữa và uống thuốc thì em có kinh nguyệt lại nhưng không đều ,trong 2 tháng đầu bị chệch vài ngày còn về sau tầm 2 tháng mới bị lại ạ ,hiện tại em đang gần 40 hôm chưa có, em có phải đang bị rối loạn kinh nguyệt không ạ,Có phải trường hợp này khó có thai phải không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua