Nội soi dạ dày có bị lây bệnh thông qua thiết bị không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trong quá trình nội soi dạ dày, bệnh nhân thường có mối quan tâm về vấn đề an toàn và vệ sinh của thiết bị. Câu hỏi phổ biến mà nhiều người đặt ra là “nội soi dạ dày có lây bệnh qua thiết bị không?” Việc hiểu rõ về quy trình khử trùng và sử dụng thiết bị sẽ giúp làm sáng tỏ những lo ngại này.

nội soi dạ dày có lây bệnh qua thiết bị không
Với sự an toàn y tế được đặt hàng đầu như hiện nay thì nội soi dạ dày có bị lây bệnh qua thiết bị không?

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày là một phương pháp thăm khám y tế cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp các phần trên của ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng) thông qua việc đưa một ống soi mềm vào qua đường miệng.

Quy trình này cho phép phát hiện các tổn thương nhỏ chỉ vài milimet và cũng cho phép lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm vi khuẩn Hp hoặc tiến hành sinh thiết nhằm tầm soát ung thư. Nội soi dạ dày cũng hỗ trợ theo dõi điều trị các bệnh lý như nhiễm khuẩn, viêm loét, hay xuất huyết dạ dày.

Dựa vào mục đích nội soi mà y khoa chia thủ thuật này ra làm 2 hình thức như sau:

  • Nội soi chẩn đoán: Hình thức này được áp dụng với mục đích để phát hiện ra các loại vi khuẩn có hại trong dạ dày. Từ đó lấy mô để chẩn đoán vi trùng và đưa ra kết luận.
  • Nội soi can thiệp: Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ luồn vào dây soi để can thiệp trực tiếp vào dạ dày. Mục đích là để tiến hành các thủ thuật điều trị như cột chích, cột thắt, đốt cầm máu trong thực quản – dạ dày, gây xơ hóa…

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh thông qua thiết bị không?

Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán có độ chính xác cao, thường được ưu tiên hơn so với siêu âm hay chụp X-quang. Một vấn đề thường được quan tâm là liệu có nguy cơ lây nhiễm bệnh qua thiết bị nội soi hay không. Trong y tế, an toàn luôn được đặt lên hàng đầu và các rủi ro lây nhiễm qua thiết bị nội soi rất hiếm gặp.

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh thông qua thiết bị không?
Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng nội soi dạ dày vẫn có nguy cơ lây bệnh thông qua thiết bị

Tuy nhiên, không thể hoàn toàn loại trừ rủi ro này, đặc biệt khi có hơn 50 loại vi sinh vật có khả năng lây qua máy nội soi, trong đó có xoắn khuẩn Hp và trực khuẩn mủ xanh. Vấn đề rủi ro lây nhiễm chủ yếu xuất phát từ những sơ suất trong quá trình xử lý và vô trùng thiết bị, đặc biệt khi thiết bị nội soi là dụng cụ sử dụng chung và khó xử lý.

Đọc thêm: Sau Khi Nội Soi Dạ Dày Bị Đau Bụng Có Bị Làm Sao Không?

Cách ngăn ngừa lây bệnh thông qua thiết bị khi nội soi dạ dày

Chính nguy cơ lây nhiễm thông qua thiết bị khi nội soi dạ dày đã khiến rất nhiều người bệnh hoang mang. Bởi chính họ không thể nào tự mình kiểm soát được tình trạng này.

Vậy làm thế nào để có thể ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh thông qua thiết bị khi thực hiện nội soi dạ dày? Dưới đây là các giải pháp cần chú ý:

Đối với người bệnh: 

  • Tin tưởng vào những cơ sở có chuyên khoa nội soi danh tiếng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và quy trình vô trùng máy móc thiết bị nghiêm ngặt để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Luôn cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn cho bác sĩ, đặc biệt là các bệnh xã hội dễ lây nhiễm, để bác sĩ có thể chọn phương án can thiệp phù hợp.
  • Tránh nội soi quá nhiều lần ở các cơ sở khác nhau; chọn một địa chỉ uy tín để thực hiện các thăm khám và nội soi khi cần thiết.

Đối với cơ sở y tế:

  • Cần đặt sự an toàn trong y tế lên hàng đầu. Thực hiện nghiêm ngặt khâu vô trùng các thiết bị y khoa, đặc biệt là các thiết bị khó xử lý như nội soi dạ dày.
  • Đội ngũ y bác sĩ cần làm việc có lương tâm và trách nhiệm, tránh tình trạng dùng thiết bị chưa qua xử lý chung cho nhiều người bệnh.

Để giải đáp thắc mắc “nội soi dạ dày có lây bệnh qua thiết bị không?” chúng ta cần xem xét nghiêm ngặt các quy trình vệ sinh và khử trùng thiết bị nội soi. Bằng cách đảm bảo các bước này được thực hiện một cách kỹ lưỡng, cơ hội lây nhiễm bệnh qua thiết bị sẽ được giảm thiểu đáng kể, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tuổi Và Những Điều Mẹ Cần Biết

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có thể gây ốm yếu, chán ăn, và suy giảm miễn dịch,…

Trào ngược dạ dày có nên ăn trứng không Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Trứng? Điều Cần Biết

Trào ngược dạ dày có nên ăn trứng không và ăn như thế nào đúng cách là những câu hỏi…

10 cách giảm đau bụng tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Có nhiều cách giảm đau bụng tại nhà hiệu quả, chẳng hạn như sử dụng túi nước nóng hoặc gói…

Đau Dạ Dày Có Ăn Được Đu Đủ (Xanh + Chín) Không?

Đau dạ dày có ăn được đu đủ không và nên ăn loại chín hay xanh là những thắc mắc…

7 Bài Thuốc Dân Gian Điều Trị Viêm Hang Vị Dạ Dày [Kinh Nghiệm Hay]

Sử dụng dược liệu tự nhiên như vỏ bưởi, nghệ tươi, trà hoa cúc, và lá khôi tía... là các…

Chia sẻ
Bỏ qua