Sau Khi Nội Soi Dạ Dày Bị Đau Bụng Có Bị Làm Sao Không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau bụng sau khi nội soi dạ dày là điều khá phổ biến, thường xảy ra do sự tiếp xúc của dạ dày với dụng cụ nội soi. Mặc dù tình trạng này thường không quá nghiêm trọng, nhưng vẫn cần được quan tâm đúng mức. 

Sau khi nội soi dạ dày bị đau bụng
Nội soi dạ dày là kỹ thuật cần thiết trong y khoa giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán những tổn thương trong đường tiêu hóa

Nguyên nhân gây đau bụng sau khi sau nội soi dạ dày

Sau khi nội soi dạ dày, một số người có cảm giác đau bụng khó chịu. Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến do các nguyên nhân sau:

Sau khi nội soi dạ dày bị đau bụng
Dụng cụ nội soi quá cứng hoặc kỹ thuật nội soi của bác sĩ kém là những nguyên nhân gây ra đau bụng
  • Do dụng cụ nội soi cứng: Sử dụng ống nội soi quá cứng khi tiếp xúc với các cơ quan bên trong dễ dẫn đến tổn thương và gây đau nhức. 
  • Do kỹ thuật của bác sĩ: Thao tác nội soi không chuẩn chẳng hạn như cách đưa ống vào, cách di chuyển ống trong ổ bụng hoặc cách rút ống ra không đúng có thể gây ra những tác động xấu, rách dạ dày, tá tráng dẫn đến đau bụng sau khi nội soi dạ dày. 
  • Do bơm hút không khí không hết: Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ bơm không khí vào trong dạ dày để dễ dàng quan sát tổn thương. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành nếu lượng không khí này không được hút ra hết sẽ gây ra đau bụng. 
  • Do rách đường tiêu hóa: Những người bị giãn tĩnh mạch thực quản khi thực hiện nội soi dạ dày sẽ dễ bị rách đường tiêu hóa và gây ra triệu chứng đau bụng. 
  • Do viêm loét: Nội soi dạ dày kết hợp lấy mẫu phẩm bệnh sinh thiết hoặc cắt polyp dạ dày, cắt u niêm mạc… gây viêm loét tại vị trí lấy cũng có thể gặp tình trạng đau bụng. 
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, đau bụng sau khi nội soi dạ dày còn xuất phát từ tâm lý căng thẳng khiến acid dạ dày tăng lên gây ra cảm giác đau. Đặc biệt, cơn đau bụng sẽ nghiêm trọng hơn đối với những bệnh nhân mắc chứng Hysteria gây ảo giác về sự sợ hãi tưởng tượng. 

Tham khảo: Phương pháp nội soi dạ dày gây mê và thông tin cần biết

Bị đau bụng sau khi nội soi dạ dày có nguy hiểm không? 

Đau bụng sau nội soi dạ dày thường không nghiêm trọng, phần lớn là các cơn đau nhẹ, đau tạm thời và biến mất sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu đau bụng tăng lên, có tính chất quặn thắt và đi kèm sốt cao, đây có thể là dấu hiệu của biến chứng cần được chú ý. Cụ thể: 

Bị đau bụng sau khi nội soi dạ dày có nguy hiểm không? 
Bị đau bụng sau khi nội soi dạ dày thường chỉ thoáng qua và tự biến mất sau vài tiếng
  • Gây nhiễm trùng, tắc nghẽn, chít hẹp dạ dày hoặc sốc phản vệ sau nội soi cực kỳ nguy hiểm. 
  • Với những trường hợp nội soi dạ dày có gây mê, bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim và khó thở. 
  • Biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày với các triệu chứng như đau bụng dữ dội, mất sức, mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi, tay chân lạnh… 

Khi phát hiện những biến chứng bất thường ngoài đau bụng như: sốt cao, đau tức ngực, đau họng khó thở, nuốt khó, nôn mửa… bệnh nhân cần nhanh chóng đến ngay cơ sở tế gần nhất để được xử lý kịp thời, ngăn chặn diễn tiến nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe, tính mạng. 

Đọc thêm: Nội soi dạ dày là gì? Có mấy phương pháp? có đau không?

Cách làm giảm đau bụng hiệu quả sau nội soi

Đối với đau bụng nhẹ sau nội soi dạ dày, không cần dùng thuốc mà chỉ cần theo dõi và áp dụng các biện pháp giảm đau sau đây:

Về chế độ sinh hoạt

  • Theo dõi, nghỉ ngơi: Sau khi thực hiện nội soi dạ dày xong, bệnh nhân cần nằm lại bệnh viện để bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe, giúp giảm đau nhanh chóng. 
  • Hạn chế nói to, nói nhiều: Sau nội soi từ 1 – 3 ngày, bệnh nhân cần hạn chế nói to nói nhiều để tránh làm tổn thương vòm họng, giảm đau họng do ma sát từ ống nội soi.
  • Không ho mạnh, khạc nhổ: Ho mạnh hoặc khạc nhổ sẽ khiến vùng bụng bị co thắt, tăng nặng mức độ đau bụng, đau rát cổ họng, thậm chí gây chảy máu. 
  • Vệ sinh miệng: Để giảm cơn đau rát vùng họng và sát trùng loại bỏ vi khuẩn, bệnh nhân nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng. 
  • Chườm ấm: Nhiệt độ nóng sẽ giúp xoa dịu làm giảm cơn đau bụng hiệu quả. Đặt lên vùng thượng vị túi chườm ấm trong vòng 15 – 20 phút sẽ cải thiện cơn đau rõ rệt. 
Sau nội soi dạ dày sinh hoạt như thế nào?
Chườm ấm là mẹo hiệu quả giúp giảm nhanh chóng tức thì cơn đau bụng sau khi nội soi dạ dày

Về chế độ ăn uống

Bệnh nhân sau khi nội soi dạ dày cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học. Có thể tham khảo các lưu ý sau:

  • Sau khi nội soi kết thúc 1 tiếng, bệnh nhân có thể uống một ít sữa nguội, tránh dùng sữa nóng vì dễ làm dạ dày bị tổn thương. 
  • Sau khoảng 2 tiếng có thể ăn những món lỏng, chế biến chín mềm, dễ tiêu hóa như canh, cháo, súp…
  • Kể từ 3 – 4 ngày sau nội soi vẫn giữ thói quen ăn thực phẩm dễ tiêu hóa. Đồng thời tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa tinh bột như cơm, gạo nếp, sữa, lòng trắng trứng… để giảm tiết axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày. 
  • Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, mỗi bữa cách nhau 2 – 3 tiếng. Tránh ăn quá nhiều một lần và không nhịn đói. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có vị chua chứa axit nitric vì như cam, chanh, bưởi, dứa, xoài… 
  • Tránh rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas, lạp xưởng, xúc xích… Vì đây đều là những loại thực phẩm dễ làm tăng tiết dịch axit dạ dày và kích thích làm bào mòn lớp niêm mạc bảo vệ. 
Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân sau khi nội soi dạ dày
Bệnh nhân sau khi nội soi cần có chế độ ăn uống phù hợp, dễ tiêu hóa để giảm đau bụng và nguy cơ kích dạ dày

Bị đau bụng sau khi nội soi dạ dày là triệu chứng phổ biến và ít gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lơ là chủ quan mà phải chú ý theo dõi và áp dụng các biện pháp giảm đau nếu cần. Trường hợp đau bụng dữ dội kèm theo các triệu chứng bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Thuốc Zantac – Công dụng, Cách dùng và Giá bán
Thuốc Zantac được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm hoặc viên nén, chứa thành phần chính là Ranitidine. Loại thuốc này được đánh giá là có công dụng tốt…
Cách nằm giảm đau bao tử Cách Nằm Giảm Đau Bao Tử Hiệu Quả – Tư Thế Đơn Giản

Khi bệnh bao tử tái phát vào ban đêm, việc tìm kiếm cách nằm giảm đau có thể là một…

thuốc pantoprazole Thuốc Pantoprazole 40mg – Công dụng, liều dùng và giá bán

Thuốc thuốc Pantoprazole 40mg thường được bác sĩ kê đơn cho người mắc các bệnh đường tiêu hóa như viêm…

Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Cà Phê Không?

Người bị trào ngược dạ dày cần thắt chặt chế độ ăn uống và kiêng cữ những loại thực phẩm…

Trào ngược dạ dày có tự khỏi không? Trào Ngược Dạ Dày Có Tự Khỏi Không? Bao Lâu Thì Hết?

Nhiều người bệnh trào ngược dạ dày cho biết các triệu chứng bệnh của họ tự biến mất hoặc được…

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào? Trào Ngược Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Thoải Mái, Ít Bị?

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào để tạo cảm giác dễ chịu và không làm tái phát triệu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua