Điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi hoàn toàn, cần lưu ý gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi hoàn toàn là vấn đề mà tất cả người bệnh quan tâm tới. Bởi loại vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày đại tràng. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, người bệnh có thể phải gánh chịu những hệ quả rất nghiêm trọng.

điều trị vi khuẩn Hp bao lâu
Vi khuẩn Hp có chữa khỏi được không? Mất thời gian bao lâu?

Vi khuẩn Hp là gì? Có chữa khỏi được không?

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) sống trong môi trường axit dạ dày, gây viêm loét và có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Có khoảng 1% người nhiễm có nguy cơ cao mắc ung thư. Điều trị Hp khá phức tạp, phụ thuộc vào phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe và thời điểm phát hiện.

Xác định Hp qua xét nghiệm máu, nội soi, sinh thiết hoặc test hơi thở. Phác đồ điều trị thường kết hợp kháng sinh với thuốc giảm acid như Clarithromycin, Lansoprazole và Esomeprazole. Sớm phát hiện và điều trị đúng cách có thể chữa khỏi Hp.

Điều trị nhiễm vi khuẩn hp dạ dày hiệu quả bằng Đông y

Hiện nay, điều trị Hp dạ dày bằng đông y đang được nhiều bệnh nhân hướng đến. Đây cũng được xem là giải pháp chữa bệnh khá an toàn và hiệu quả. Bởi thuốc đông y được chiết xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược tự nhiên nên khá lành tính.

Đồng thời, đông y tập trung làm lành các vết viêm loét do vi khuẩn Hp gây ra một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, thuốc còn giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Hp, đẩy lùi khả năng lây nhiễm.

Nguyên lý điều trị bệnh dạ dày của Đông y

Thực tế đã chứng minh, từ ngàn đời nay ông cha ta đã sử dụng nhiều bài thuốc đông y có tác dụng chữa các bệnh lý liên quan đến dạ dày khá hiệu quả, đặc biệt là bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. 

Tham khảo: Xét nghiệm vi khuẩn hp dương tính có nguy hiểm không?

Điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Rất khó để xác định được thời gian điều trị vi khuẩn Hp chung cho tất cả mọi người. Bởi điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi hoàn toàn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bao gồm cả phác đồ từ bác sĩ và ý thức của người bệnh trong suốt quá trình điều trị.

Thông thường, một chu kỳ điều trị sẽ kéo dài trong khoảng từ 15 – 30 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ phải thực hiện các xét nghiệm để bác sĩ kiểm tra xem vi khuẩn Hp còn hay không. Nếu như các xét nghiệm cho kết quả dương tính thì người bệnh sẽ phải điều trị thêm một chu kỳ nữa.

điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi
Cần sớm thăm khám và tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra để có thể rút ngắn thời gian điều trị

Thực tế cho thấy rằng, vi khuẩn Hp mặc dù khó điều trị nhưng lại rất dễ tái phát. Sau khi đã điều trị khỏi mà bạn không có lối sống lành mạnh thì việc nhiễm lại vi khuẩn là rất cao. Chính vì thế mà bạn cần hết sức cảnh giác, thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa sau điều trị.

Một số vấn đề cần lưu ý khi điều trị vi khuẩn Hp

Để có thể nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn Hp và dự phòng tái nhiễm, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Thực hiện chế độ ăn uống thanh đạm, ăn nhiều bữa, đồng thời chia nhỏ lượng thức ăn trong các bữa.
  • Tránh các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị hay dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá…
  • Chú ý cân bằng tốt hơn giữa lịch làm việc và nghỉ ngơi. Tuyệt đối không thức khuya, làm việc quá sức hay căng thẳng, stress kéo dài.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc.
  • Thăm khám định kỳ để kịp thời can thiệp khi có các vấn đề bất thường phát sinh.

Như vậy, có thể thấy rằng, vi khuẩn Hp có điều trị khỏi không và mất thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều quan trọng nhất là bạn cần sớm thăm khám và nghiêm túc tuân thủ phác đồ từ bác sĩ. Đồng thời duy trì lối sống lành mạnh thì vấn đề sẽ nhanh chóng được kiểm soát.

Có thể bạn chưa biết:

Chia sẻ:
Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP – Ăn uống, hôn…

Con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn HP chủ yếu là đường miệng - miệng và đường phân -…

HP âm tính là gì? Có cần trị viêm dạ dày hp âm tính?

HP âm tính là tình trạng không nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (xoắn khuẩn sống ký sinh trong dạ dày…

Vi khuẩn HP tấn công trực tiếp vào cơ thể qua đường miệng. Khi ăn uống, tiếp xúc với nước bọt người bệnh, bạn có thể bị nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?

Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không? Thực tế, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ…

Vi khuẩn HP có ở đâu, làm sao phòng ngừa?

Vi khuẩn HP được xác định là "thủ phạm' gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở dạ dày. Nắm…

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp và thông tin cần biết

Hầu hết bệnh nhân thường không có triệu chứng triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp cụ thể, tuy nhiên nhận…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua