Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp và thông tin cần biết
Hầu hết bệnh nhân thường không có triệu chứng triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp cụ thể, tuy nhiên nhận biết các dấu hiệu là cách tốt nhất để kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn và có biện pháp điều trị phù hợp. Tham khảo một số thông tin cơ bản và triệu chứng trong bài viết bên dưới.
Một số thông tin cần biết về vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp lây nhiễm vào các tế bào của niêm mạc dạ dày, gây ra sự sản sinh độc tố và viêm nhiễm sau đó có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng và một số bệnh lý khác trong cơ thể. Tham khảo một số thông cơ bản dưới đây để có biện pháp khắc phục hợp lý.
1. Vi khuẩn Hp là gì?
Helicobacter pylori (H. pylori, Hp) là vi khuẩn gram âm sinh sống chủ yếu trong dạ dày, có hình dạng xoắn ốc giúp nó xâm nhập vào niêm mạc dạ dày. Được phát hiện vào năm 1982, Hp được cho là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và có thể liên quan đến ung thư dạ dày cũng như loét tá tràng.
Vi khuẩn Hp ảnh hưởng đến khoảng 60% người trưởng thành trên thế giới. Tuy nhiên, khoảng 80% người nhiễm khuẩn Hp không có các triệu chứng nhận biết. Do đó hầu hết người bệnh đều không nhận ra tình trạng của bản thân.
Tham khảo: Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày ở trẻ em khi nào cần điều trị?
2. Nguyên nhân
Hiện tại nguyên chính xác gây lây nhiễm vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc nước bọt, hôn môi, chất nôn hoặc phân, đôi khi cũng có thể lây qua thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.
Một số đối tượng dễ nhiễm khuẩn Hp bao gồm:
- Có điều kiện sống đông đúc
- Nguồn nước không đảm bảo
- Sống với người nhiễm vi khuẩn Hp
- Sống ở một nước đang phát triển
- Là người da đen gốc Tây Ban Nha hoặc người Mỹ gốc Mexico
3. Biến chứng nhiễm Hp dạ dày
Nhiễm khuẩn Hp dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày. Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng hơn như:
- Xuất huyết trong: Điều này thường xảy ra khi vết loét phá vỡ các mạch máu trong cơ thể.
- Tắc nghẽn: Có thể xảy ra khi một khối u ngăn cản thức ăn rời khỏi dạ dày.
- Thủng dạ dày: Đây là tình trạng nguy hiểm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Viêm phúc mạc: Là tình trạng nhiễm trùng phúc mạc hoặc niêm mạc bụng.
- Ung thư dạ dày: Nhiễm trùng Hp làm tăng nguy cơ đối với một số loại ung thư dạ dày.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
Hầu hết mọi người bị nhiễm khuẩn Hp thường không có bất cứ triệu chứng nào cả. Tuy nhiên, đôi khi nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm loét và gây ra một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
1. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Mặc dù nhiều người nhiễm bệnh có thể không bao giờ gặp bất kỳ triệu chứng nhiễm hp dạ dày nào nhưng đôi khi nhiễm trùng Hp có thể gây ra viêm dạ dày cấp tính. Các triệu chứng liên quan khác bao gồm đau bụng trên, buồn nôn, nôn, đầy hơi, sụt cân và chán ăn.
2. Buồn nôn và nôn
Buồn nôn hoặc nôn là một cảm giác khó chịu và là dấu hiệu cho nhiều tình trạng sức khỏe khác. Buồn nôn và nôn có thể không gây đau nhưng tình trạng này có thể bị suy nhược nếu kéo dài.
Cả buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Chẳng hạn như nhiễm khuẩn Hp, bệnh viêm loét dạ dày, ngộ độc thực phẩm, nhiễm virus và nhiễm khuẩn.
Đọc thêm: Điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi hoàn toàn, cần lưu ý gì?
3. Đầy bụng khó tiêu
Đầy bụng khó tiêu dễ gây ra chứng ợ nóng, buồn nôn, ợ hơi, đau bụng trên và đầy bụng. Tình trạng này có thể là triệu chứng nhiễm Hp hoặc một số bệnh lý như viêm loét dạ dày hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Tuy nhiên đôi khi đầy bụng khó tiêu có thể là dấu hiệu ung thư. Do đó, bệnh nhân lớn hơn 55 tuổi gặp phải chứng khó tiêu nên đến bệnh viện kiểm tra để loại trừ các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
4. Đầy hơi
Đầy hơi là tình trạng căng cứng bụng, gây khó chịu và thường có liên quan đến các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc là triệu chứng bị Hp dạ dày. Đầy hơi là một triệu chứng cực kỳ phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, bất kể tuổi tác, giới tính. Đôi khi đầy hơi có thể dẫn đến chứng khó thở, rối loạn hô hấp.
5. Ợ hơi
Ợ hơi là tình trạng giải phóng khí từ đường tiêu hóa thông qua miệng. Ợ hơi cực kỳ phổ biến và có thể là triệu chứng nhiễm Hp dạ dày. Tuy nhiên, đôi khi ợ hơi cũng có thể là một tác dụng phụ của một số loại thuốc.
6. Phân có màu đen
Phân màu đen hoặc hắc ín có thể do xuất huyết tiêu hóa hoặc nhiễm H. pylori, ảnh hưởng đến màu sắc và mùi phân. Đôi khi, nó cũng là dấu hiệu của loét dạ dày, khối u ác tính, rối loạn đông máu hoặc phản ứng với thuốc chống đông. Nếu gặp tình trạng này, cần thăm khám để xác định nguyên nhân.
7. Loét dạ dày
Loét dạ dày tá tràng có thể là triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp. Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi có một vết vỡ, loét, tổn thương trong niêm mạc dạ dày (loét dạ dày) hoặc phần đầu tiên của ruột non (loét tá tràng). Tình trạng này có thể dẫn đến các cơn đau bụng trên hoặc cảm giác nóng rát.
Các triệu chứng liên quan khác có thể bao gồm ợ hơi, buồn nôn, nôn, chán ăn và sụt cân. Các trường hợp viêm loét dạ dày nghiêm trọng có thể dẫn đến chảy máu và thủng dạ dày.
Xem ngay: Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có thực sự hiệu quả?
8. Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết là tình trạng nôn ra máu từ đường tiêu hóa trên. Nó thường chỉ xảy ra nếu tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp gây loét. Xuất huyết dạ dày được điều trị cấp cứu y tế vì mất máu quá nhiều có thể dẫn đến sốc và tử vong.
9. Chảy máu ở hậu môn
Chảy máu ở hậu môn có thể liên quan đến xuất huyết tiêu hóa dưới hoặc là dấu hiệu nhiễm Hp dạ dày. Đôi khi Hp dạ dày có thể dẫn đến polyp đại trực tràng và gây ung thư.
Các nguyên nhân khác có thể bao gồm bệnh trĩ, viêm túi thừa, ung thư đại trực tràng và bệnh viêm ruột.
10. Mất cảm giác ngon miệng
Nhiễm trùng H. pylori khiến bạn có cảm giác no sớm dù chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ thức ăn. Do đó, dẫn đến chán ăn, không muốn ăn hoặc ăn không ngon miệng. Đôi khi, mất cảm giác ngon miệng có thể là triệu chứng của một số vấn để khác liên quan đến tâm thần hoặc thể chất. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến sụt cân nặng và suy dinh dưỡng.
Nhận biết các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp và tiến hành điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh các biến chứng không mong muốn. Do đó, nếu cảm thấy lo lắng hoặc nhận thấy các dấu hiệu như trên, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- Xét nghiệm vi khuẩn hp dạ dày bằng cách nào, ở đâu tốt?
- Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!