Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không? Thực tế, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường ăn uống, đặc biệt là thông qua việc ăn chung dụng cụ ăn uống hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh.

Vi khuẩn HP tấn công trực tiếp vào cơ thể qua đường miệng. Khi ăn uống, tiếp xúc với nước bọt người bệnh, bạn có thể bị nhiễm khuẩn HP.
Vi khuẩn HP tấn công trực tiếp vào cơ thể qua đường miệng. Khi ăn uống, tiếp xúc với nước bọt người bệnh, bạn có thể bị nhiễm khuẩn HP.

Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori, là một loại vi khuẩn có thể sống trong môi trường axit dạ dày của con người và động vật. Nó có thể gây ra một số bệnh lý về dạ dày và đường tiêu hóa, bao gồm viêm dạ dày, loét dạ dày và ruột non, và thậm chí là ung thư dạ dày ở một số trường hợp. Vì vậy, vi khuẩn HP được coi là nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Các phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn HP thường là:

  • Kiểm tra hơi thở;
  • Xét nghiệm máu để tìm kháng thể HP;
  • Xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn HP;
  • Nội soi dạ dày và lấy mẫu mô sinh để kiểm tra.
Phương pháp chẩn đoán vi rút Hp dạ dày
Vi khuẩn HP sinh sống được trong môi trường axit của dạ dày và gây ra những bệnh dạ dày nguy hiểm.

Hiện nay đã có thuốc điều trị nhiễm khuẩn HP ở đường tiêu hóa. Người bệnh nên tuân theo những chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ để điều trị dứt điểm chứng nhiễm khuẩn.

Tham khảo: Xét nghiệm vi khuẩn hp dạ dày bằng cách nào, ở đâu tốt?

Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?

Vi khuẩn HP có thể lây qua đường ăn uống, và đây là các điểm chính cần lưu ý:

  • Miệng – Miệng: Lây nhiễm khi tiếp xúc với dịch, nước bọt của người bệnh qua các hoạt động như hôn, dùng chung bàn chải, thìa, đũa.
  • Phân – Miệng: Vi khuẩn từ phân của người bệnh có thể lây qua thức ăn, nước uống, dụng cụ sinh hoạt do vệ sinh cá nhân không đảm bảo.
  • Dụng cụ y tế – Miệng: Sử dụng dụng cụ y tế không được vệ sinh kỹ lưỡng như nội soi dạ dày, thiết bị tai mũi họng, nha khoa có thể là nguồn lây nhiễm.
Triệu chứng của nhiễm vi khuẩn HP không rõ rệt. Người bệnh thường cảm thấy đau bụng, cần phải kiểm tra phân hoặc hơi thở để chẩn đoán.
Triệu chứng của nhiễm vi khuẩn HP không rõ rệt. Người bệnh thường cảm thấy đau bụng, cần phải kiểm tra phân hoặc hơi thở để chẩn đoán.

Lưu ý khi ăn uống để tránh lây nhiễm:

  • Không dùng chung bát đĩa, thìa, đũa với người nhiễm bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với dịch nước bọt của người bệnh trong quá trình ăn uống.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh tay trước khi chế biến và ăn thức ăn.

Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP như thế nào?

Vi khuẩn HP gây ra những bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh lại không rõ ràng và vi khuẩn gây bệnh trong âm thầm. Chính vì tính chất nguy hiểm của vi khuẩn HP, chúng ta cần xem trọng việc phòng ngừa bệnh hơn việc điều trị bệnh.

Để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP, mỗi người trong chúng ta cần:

  • Rửa tay thật sạch sẽ trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn.
  • Thận trọng khi lựa chọn ăn thức ăn sống như rau sống, sushi…
  • Đối với rau củ, trái cây, cần rửa kỹ, ngâm nước muối hoặc thuốc tím trước khi ăn. Gọt vỏ trái cây để loại bỏ những vi khuẩn trên vỏ trái cây.
  • Vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ sau khi đi vệ sinh nhằm phòng ngừa lây lan vi khuẩn cho người khác.
  • Không đi vệ sinh xuống sông, hồ, suối. Đi vệ sinh đúng nơi quy định và xử lý phân thải đúng cách để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn bệnh.
  • Không dùng chung thìa, bát, đũa, bàn chải đánh răng, cốc uống nước… với người khác.
  • Đối với trường hợp có người thân bị mắc bệnh, cần phải ý thức trong việc phòng bệnh. Người bệnh có thể đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn dùng một số loại thuốc điều trị dự phòng nhiễm vi khuẩn HP.
  • Đối với các bác sĩ, cần phải vệ sinh dụng cụ y khoa thật kỹ sau mỗi lần sử dụng để tránh gián tiếp truyền bệnh cho người khỏe mạnh.

Vi khuẩn HP lây lan qua đường ăn uống và sẽ gây ra những biến chứng ở đường tiêu hóa như bệnh viêm loét dạ dày, bệnh viêm loét tá tràng, ung thư dạ dày… Bên cạnh việc điều trị bệnh, mỗi người cần phải ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, không nên dùng chung bát đũa, bàn chải đánh răng, chế biến thức ăn hợp vệ sinh… để phòng tránh nhiễm khuẩn HP.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Xét nghiệm vi khuẩn hp dạ dày bằng cách nào, ở đâu tốt?

Xét nghiệm vi khuẩn Hp được chỉ định khi bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc thường xuyên…

Vi khuẩn hp có chữa khỏi được không, bằng cách nào?

Vi khuẩn hp có thể chữa khỏi được nếu đáp ứng tốt với phác đồ điều trị của bác sĩ.…

Vi khuẩn HP Vi khuẩn HP là gì, có lây không? Chữa viêm dạ dày Hp

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một tác nhân hàng đầu gây viêm và ung thư dạ dày nếu không…

Vi khuẩn HP tấn công trực tiếp vào cơ thể qua đường miệng. Khi ăn uống, tiếp xúc với nước bọt người bệnh, bạn có thể bị nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?

Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không? Thực tế, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ…

TIÊU DIỆT KHUẨN Hp và HẾT TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY dai dẳng, lâu năm nhờ SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN HẾT TRÀO NGƯỢC, KHUẨN HP lâu năm nhờ SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN 

Đau dạ dày, trào ngược thực quản hay viêm loét dạ dày HP là nỗi ám ảnh khủng khiếp của…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua