Vi khuẩn hp có chữa khỏi được không, bằng cách nào?
Vi khuẩn hp có thể chữa khỏi được nếu đáp ứng tốt với phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh để tiêu diệt vi khuẩn nhanh hơn.
Vi khuẩn Hp có chữa khỏi được không?
Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Sở dĩ loại vi khuẩn này có thể tồn tại một thời gian dài trong môi trường dạ dày là do chúng tiết ra enzyme Urease (enzyme này giúp trung hòa lượng axit trong cơ thể).
Thực tế, những tổn thương bên trong của dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra có từ rất lâu nhưng tiến triển tương đối chậm. Đó là lý do vì sao mà bệnh nhân mắc phải căn bệnh này trong thời gian dài mà không phát hiện được bệnh. Thậm chí, nhiều người phải mất 30 năm mới phát hiện ra các triệu chứng bệnh.
Vi khuẩn Hp có thể chữa trị khỏi nếu người bệnh áp dụng đúng phương pháp cũng như thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp cùng với một số loại thuốc khác theo phác đồ tiêu chuẩn được Bộ Y tế hướng dẫn và sử dụng trong một thời gian nhất định.
Tuy nhiên, vi khuẩn Hp rất dễ kháng thuốc. Bệnh nhân cần chú ý tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Ngoài ra, người bệnh cũng phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức hoặc thức khuya,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh.
Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn HP kháng thuốc có nguy hiểm không? Cách điều trị
Vi khuẩn Hp chữa khỏi bằng cách nào?
Mục tiêu điều trị vi khuẩn Hp là giảm yếu tố viêm loét, tăng cường bảo vệ dạ dày. Tùy thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống của từng người mà mức độ nhiễm trùng sẽ khác nhau. Ở mức độ nặng, người bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư dạ dày. Do đó, bệnh nhân không nên chủ quan, xem nhẹ việc điều trị.
Để chữa khỏi vi khuẩn Hp đòi hỏi sự kết hợp toàn diện giữa điều trị y tế với việc điều chỉnh lối sống. Cụ thể như sau:
1. Điều trị HP dạ dày theo phác đồ của bác sĩ
Phác đồ điều trị chuẩn cho bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp được gọi là liệu pháp ba hoặc bốn thành phần. Trong đó:
- Liệu pháp ba thành phần: Bao gồm hai loại kháng sinh để giảm thiểu khả năng kháng thuốc của vi khuẩn, kết hợp với một loại thuốc ức chế bơm proton (PPI). Liệu trình này thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày. Các kháng sinh thường được sử dụng là Clarithromycin và Amoxicillin hoặc Metronidazole (trong trường hợp dị ứng với Penicillin).
- Liệu pháp bốn thành phần: Đây là liệu pháp kết hợp thêm Bismuth với 3 loại thuốc của liệu pháp ba thành phần. Phác đồ này này đặc biệt hiệu quả cho những người đã thất bại với liệu pháp điều trị đầu tiên hoặc bệnh nhân ở các khu vực có tỷ lệ kháng kháng sinh cao. Liệu trình điều trị cũng thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày.
Trong mọi trường hợp, việc lựa chọn kháng sinh và thời gian điều trị có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như tiền sử chữa trị của bệnh nhân, sự kháng thuốc và khuyến nghị của bác sĩ. Sau khi hoàn thành liệu trình điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm lại để đảm bảo vi khuẩn đã được loại bỏ hoàn toàn.
Sử dụng thuốc kháng sinh trị vi khuẩn Hp có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, rối loạn vị giác, lưỡi đen, phân đen,… Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp rất dễ lây lan sang người khác thông qua đường miệng, đường phân, sử dụng các vật dụng chung. Trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp, bản thân bệnh nhân cũng như những người xung quanh nên có phương pháp dự phòng để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm chéo mầm bệnh.
Xem thêm: Phác đồ điều trị Hp mới nhất theo hướng dẫn của bộ y tế
2. Lối sống lành mạnh giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp và ngăn ngừa tái phát
Với những người bệnh mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp, song song với việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau để kiểm soát, tránh vi khuẩn tái phát trở lại.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Uống nước đã được đun sôi tiệt trùng và không được ăn đồ tái hoặc thức ăn chưa được nấu chín kỹ.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, vệ sinh nơi ở sạch sẽ
- Những vật dụng được sử dụng để ăn uống cần được rửa sạch và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn cay, nóng, chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể sử dụng nước ép trái cây để thay thế nước lọc
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để ổn định sức khỏe
- Suy nghĩ tích cực, lạc quan, tránh căng thẳng, stress, áp lực công việc
- Nên có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
Trải qua nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng vi khuẩn Helicobacter pylori hoàn toàn có thể được điều trị thành công. Đây cũng chính là lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi “Vi khuẩn Hp có chữa được không?”. Bệnh nhân được khuyến cáo nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định và duy trì một lối sống lành mạnh để nhanh chóng chữa khỏi bệnh.
Có thể bạn chưa biết
- Nên ăn gì để diệt vi khuẩn Hp dạ dày hiệu quả?
- Điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi hoàn toàn, cần lưu ý gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!