Bệnh ghẻ phỏng -Dấu hiệu và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh ghẻ phỏng là một dạng nhiễm trùng nhẹ trên da do vi khuẩn cầu gây ra, nếu để lâu sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em
Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Thế nào là bệnh ghẻ phỏng 

Bệnh do sự xâm nhập và phát triển trên da của ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hay còn gọi là cái ghẻ. Ghẻ phỏng không giống ghẻ ngứa bởi bệnh xảy ra bởi sự tác động của vi khuẩn hình cầu. Bệnh ghẻ phỏng thường gặp ở trẻ em, bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, từ người bệnh sang người khỏe mạnh. 

Nguyên nhân của bệnh ghẻ phỏng

  • Móng tay dài, dính cáy chét đất,… Khi trên da có vết trầy xước, vi khuẩn sẽ thông qua các vết thương hở này đi vào cơ thể.
  • Bệnh cũng có thể lây từ những vật nuôi trong nhà.
  • Bệnh lây lan từ các nguồn lây nhiễm như nhà trẻ, trường học,…
  • Nóng bức khí hậu ẩm là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển.

Gợi ý thêm: Bệnh ghẻ: Phân loại, chẩn đoán và cách điều trị 

Biểu hiện của bệnh ghẻ phỏng

  • Khi bị nhiễm bệnh, trên da sẽ có những vết đỏ, nổi mụn nước như bị phỏng
  • Khi những mụn nước này vỡ ra sẽ hình thành những mảng da màu vàng. Khi ngứa dùng tay cào gãi sẽ khiến cho các ghẻ phỏng này bong tróc.
  • Các chất dịch chứa nhiều vi khuẩn, khi vỡ sẽ lây lan tạo thành những nốt ghẻ phỏng ở vùng da mới.

Bệnh ghẻ phỏng không phải là căn bệnh nguy hiểm, chỉ gây nhiễm trùng nhẹ trên da và không để lại sẹo khi hết bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, tái phát nhiều lần có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp.

Cách trị bệnh ghẻ phỏng

Điều trị bằng thuốc Tây

Sau đây là một số loại thuốc dùng để chữa ghẻ phỏng:

Điều trị bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc bôi để chữa ghẻ phỏng
  • Thuốc DEP: Thuốc có dạng lỏng, không màu, không mùi và dùng cho trẻ em trên 2 tuổi. Bôi thuốc 2 – 3 lần/ngày. Tuyệt đối không bôi vào bộ phận sinh dục của trẻ.
  • Thuốc Benzyl benzoat 33%: Bôi dầu benzyl benzoat 33% hoặc xịt lên vùng da bị bệnh của trẻ 2 lần/ngày, mỗi lần bôi thuốc nên cách nhau khoảng 15 phút.
  • Kem Eurax (crotamintan) 10%: Nên sử dụng thuốc vào buổi tối để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Thuốc Permethrin cream 5% (Elimite): Có thể sử dụng cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ mang lại kết quả.

Nếu bị ghẻ phỏng và có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì cần bôi một số dung dịch thuốc màu, kháng sinh nhằm gây bất động và đào thải ấu trùng gây bệnh qua đường máu.

Lưu ý: 

  • Chỉ bôi thuốc lên vùng da bệnh, không bôi lên vùng da lành.
  • Vệ sinh sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
  • Bôi thuốc cho đến khi hết bệnh và sau khi khỏi một thời gian.
  • Luôn theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc Tây.

Tham khảo thêm: 5 loại thuốc bôi ghẻ nước và biện pháp điều trị tại nhà

Điều trị ghẻ phỏng bằng phương pháp dân gian

1. Dùng lá mơ chữa ghẻ phỏng

Sử dụng lá mơ để chữa ghẻ phỏng được dân gian lưu truyền
Sử dụng lá mơ để chữa ghẻ phỏng được dân gian lưu truyền

Cách làm

  • Lấy lá mơ rửa sạch, vò nát, vắt lấy nước.
  • Lấy tăm bông thấm nước lá mơ chấm vào vùng da bị ghẻ phỏng.
  • Thực hiện kiên trì sẽ giúp tình trạng bệnh thuyên giảm.

2. Dùng lá đào chữa ghẻ phỏng

Cách làm:

  • Lấy lá đào rửa sạch, vò nát, đắp lên vùng da bị ghẻ phỏng.
  • Hoặc lấy lá đào nấu nước tắm hàng ngày.

3. Dùng lá ba ngạc chữa ghẻ phỏng

Cách làm:

  • Lấy lá ba ngạc rửa sạch.
  • Đem nấu nước, sử dụng tắm hàng ngày.
  • Sau một thời gian tình trạng ghẻ phỏng sẽ giảm đáng kể.

4. Dùng dầu máu chó chữa ghẻ phỏng

Cách làm:

  • Tắm rửa sạch sẽ, gãi các nốt ghẻ chảy máu.
  • Bôi lớp mỏng dầu máu chó trực tiếp lên vết thương.

Cách phòng tránh, chăm sóc da khi bị bệnh

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sử dụng các sản phẩm có thể diệt khuẩn.
  • Thường xuyên cắt và vệ sinh móng tay, móng chân.
  • Khi trẻ bị viêm mũi họng thì nên điều trị sớm, ngăn chặn lây nhiễm ra da và biến chứng.
  • Ở trường mẫu giáo, nhà trẻ,.. khi phát hiện trẻ bị ghẻ phỏng nên thông báo cho cha mẹ đưa bé đi khám, phòng ngừa bệnh lây lan.

Bệnh ghẻ phỏng là bệnh da liễu rất dễ gặp ở trẻ em. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị bệnh, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị và chỉ định sử dụng thuốc đúng cách, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Tìm hiểu thêm:

Chia sẻ:
Cách chữa ghẻ bằng nước muối tẩy sạch các nốt ghẻ trên da
Chữa ghẻ bằng nước muối là phương pháp dân gian giúp điều trị bệnh khá hiệu quả, tiết kiệm, dễ thực hiện nên được nhiều người áp dụng tại nhà.…
Bôi xanh methylen khi bị zona thần kinh và lưu ý

Bôi xanh Methylen khi bị zona có tác dụng giải độc, sát khuẩn. Tuy nhiên, khi bôi thuốc này, bệnh…

Bị hắc lào nặng – Đây là giải pháp tốt nhất cho bạn

Khi bị hắc lào nặng, các tổn thương nghiêm trọng trên da bộc phát gây ra nhiều hệ lụy và…

Vảy nến đỏ da toàn thân Vảy Nến Đỏ Da Toàn Thân Có Nguy Hiểm? Cần Làm Gì?

Vảy nến đỏ da toàn thân là một trong những dạng vảy nến nặng và nguy hiểm nhất trong tất…

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm: Nguyên nhân và cách trị

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm là hiện tượng rất nhiều trẻ gặp phải. Tình trạng này gây…

chữa tổ đỉa bằng lá bàng Chữa tổ đỉa bằng lá bàng có khỏi không? Điều cần biết

Chữa tổ đỉa bằng lá bàng là mẹo dân gian lành tính và rất dễ áp dụng. Thực tế cho…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua