Dị ứng sau sinh – Hiện tượng thường gặp và cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng sau sinh là hiện tượng da liễu khá phổ biến, nguyên nhân gây ra tình trạng này là sự thay đổi và mất cân bằng hormone trong cơ thể. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm, nhưng có thể làm phát sinh một số triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách đơn giản tại nhà để giảm thiểu triệu chứng mà dị ứng gây ra.

Dị ứng sau sinh là gì? Các biểu hiện nhận biết

Dị ứng xảy sau khi sinh là sự xuất hiện các tổn thương da do dị ứng trong thời điểm sau khi sinh con. Đây là tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 20 – 30% trường hợp.

dị ứng sau sinh
Dị ứng sau khi sinh là tình trạng da liễu thường gặp ở phụ nữ

Tổn thương da do dị ứng có thể xảy ra ở dạng phát ban hoặc nổi mề đay. Các biểu hiện nhận biết tình trạng này, bao gồm:

  • Da có các đốm đỏ/hồng phẳng hoặc nổi lên so với da bình thường.
  • Tổn thương da thường xuất hiện ở tay, ngực, cổ hoặc bụng.
  • Các triệu chứng bao gồm ngứa ngáy, nóng rát nhẹ và cảm giác khó chịu.
  • Trong một số trường hợp, da bị tổn thương có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ, mọc thành từng đám.

Triệu chứng dị ứng sau giai đoạn sinh con thường nhẹ hơn so với dạng dị ứng cấp tính thông thường. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, tổn thương da có thể lan rộng và gây ngứa nặng.

Tham khảo thêm: Bà bầu bị dị ứng thời tiết khi mang thai phải làm sao?

Nguyên nhân gây dị ứng sau sinh

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng dị ứng này là do sự mất cân bằng hormone. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản xuất nhiều estrogen và progesterone hơn.

Sau khi sinh, nồng độ hormone giảm dần để trở lại cân bằng, nhưng sự thay đổi này có thể kích thích phản ứng dị ứng do mất cân bằng nội tiết.

dị ứng do sự thay đổi hormone trong cơ thể
Giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn có thể làm tăng nguy cơ dị ứng

Ngoài nguyên nhân trực tiếp, tình trạng dị ứng cũng có thể khởi phát do một số yếu tố rủi ro sau đây:

  • Chế độ dinh dưỡng giàu đạm và tinh bột: Bổ sung đạm và tinh bột sau khi sinh có thể tăng nguy cơ dị ứng, đặc biệt đối với những người có cơ địa nhạy cảm.
  • Giờ giấc sinh hoạt không ổn định: Rối loạn giấc ngủ do chăm sóc trẻ nhỏ cũng góp phần vào tình trạng dị ứng do mất cân bằng nội tiết.
  • Ở cữ sau sinh: Thói quen ở cữ như kiêng tắm gội, mặc quần áo ấm có thể tăng tiết mồ hôi và gây nguy cơ dị ứng.
  • Một số yếu tố khác: Thời tiết thay đổi, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, mạt bụi, khói thuốc lá… cũng có thể gây ra dị ứng.

Một số trường hợp trước đây không bị dị ứng với phấn hoa hoặc nấm mốc có thể phát sinh phản ứng dị ứng sau khi sinh con. Nguyên nhân được giải thích bởi sự thay đổi sinh lý sau quá trình sinh nở.

Hiện tượng dị ứng sau sinh bao lâu thì hết?

Tình trạng dị ứng này thường kéo dài từ 5 – 15 ngày. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, tổn thương da có thể biến mất trong khoảng 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu chăm sóc không đúng hoặc không khắc phục kịp thời, triệu chứng có thể lan rộng và kéo dài đến vài tháng.

Ở một số trường hợp, dị ứng sau khi sinh con có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.

Tham khảo thêm: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú – Lời khuyên từ bác sĩ

Cách xử lý hiện tượng dị ứng khi sau sinh con

Đây là dạng dị ứng phổ biến và đa số đều là nhẹ. Bạn có thể cải thiện tổn thương da thông qua chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm sau thời gian dài, bạn có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ hoặc tìm đến bác sĩ.

trà hoa cúc
Uống trà hoa cúc có thể làm dịu các triệu chứng dị ứng và giảm căng thẳng, mệt mỏi

Điều trị và chăm sóc tại nhà

Các phương pháp điều trị dị ứng tại nhà có tác dụng làm sạch da, giảm mức độ tổn thương và cải thiện tình trạng ngứa ngáy. Một số biện pháp đơn giản có thể thực hiện là:

  • Tắm với nước ấm: Sử dụng nước ấm để làm dịu và giảm ngứa, có thể thêm muối vào để sát trùng.
  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc không chứa caffeine, giúp giảm tình trạng dị ứng và căng thẳng.
  • Tắm với bột yến mạch: Bột yến mạch chứa kẽm và chất chống oxy hóa, giảm tổn thương da và ngứa.
  • Xông hơi với lá bạc hà: Tinh dầu bạc hà có khả năng sát trùng và giảm viêm, giúp giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp giảm đỏ và ngứa da do dị ứng.
  • Uống nhiều nước: Hydrate hóa tế bào và đào thải dị nguyên trong cơ thể.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Ăn rau xanh và trái cây để tăng cường hệ miễn dịch và giảm tổn thương da.

Khi áp dụng các biện pháp này, bạn cần tránh xa các tác nhân kích thích như nấm mốc, phấn hoa, mạt bụi, lông chó mèo… Sau khoảng 5 – 7 ngày áp dụng, các triệu chứng trên da sẽ có xu hướng thuyên giảm dần.

Tham khảo thêm: Dị ứng sữa mẹ – Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng sau sinh nên uống thuốc gì?

Thuốc thường không được khuyến cáo cho phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là khi nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng dị ứng trên da lan rộng nhanh chóng và không cải thiện sau các biện pháp tại nhà, việc sử dụng thuốc có thể được cân nhắc.

dị ứng sau sinh
Với những trường hợp dị ứng kéo dài, bạn có thể sử dụng thuốc để khắc phục

Một số loại thuốc được sử dụng cho phụ nữ sau sinh là:

  • Thuốc bôi dưỡng ẩm chứa vitamin E: Dùng để giữ ẩm, làm mềm và giảm ngứa da cho những người dị ứng da có tình trạng khô và bong vảy. Loại này an toàn và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bú mẹ.
  • Thuốc chống dị ứng Chlorpheniramin: Thuốc kháng histamine H1 giảm dị ứng và ngứa. Khi sử dụng, cần ngưng cho trẻ bú để hạn chế rủi ro.

Sau khi sinh là thời điểm nhạy cảm, đặc biệt đối với những người nuôi con bằng sữa mẹ. Việc điều trị dị ứng cho mẹ vẫn phải đảm bảo an toàn cho con. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc điều trị dị ứng cẩn thận.

Phòng ngừa dị ứng sau khi sinh tái phát

Dị ứng sau sinh không gây ra biến chứng nhưng có thể làm phát sinh triệu chứng ngứa, khó chịu, bứt rứt… Vì vậy sau khi chấm dứt đợt dị ứng này, bạn cần chủ động trong việc ngăn ngừa tình trạng tái phát. Các biện pháp có thể áp dụng là:

  • Nên san sẻ việc chăm sóc con cái với bạn đời, người thân trong gia đình để dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.
  • Vệ sinh cơ thể mỗi ngày, có thể tắm bằng nước ấm để hạn chế nhiễm lạnh và cảm cúm.
  • Mặc quần áo rộng rãi và giữ không gian nhà thoáng mát, tránh mặc áo ấm, dày trong thời tiết nóng bức.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây dị ứng cao như bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, lông chó mèo, phấn hoa,…
  • Cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn bằng cách bổ sung trái cây và rau xanh.
  • Uống từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày để duy trì độ ẩm cho da.
vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày
Vệ sinh cơ thể mỗi ngày để hạn chế tăng tiết mồ hôi và phòng ngừa dị ứng tái phát

Dị ứng sau sinh là tình trạng da liễu khá phổ biến, trong trường hợp tổn thương da không thuyên giảm khi chăm sóc tại nhà, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc thích hợp. Tự ý dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí làm phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy cần hết sức cẩn trọng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Dị ứng bia rượu: Cách nhận biết, xử lý và cảnh báo nguy hiểm

Dị ứng bia rượu rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên các phản ứng có thể trở nên nghiêm trọng…

Bé bị sưng môi trên và sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bé bị sưng môi trên và sốt thường là dấu hiệu nhiễm trùng và dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng…

Viêm mắt dị ứng thời tiết – Bệnh lý cần cảnh giác

Không khí ẩm ướt, phấn hoa, chuyển mùa,... là hàng loạt các nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm mắt…

Tại sao dị ứng yến mạch? Cách xử lý, khắc phục

Dị ứng yến mạch là một phản ứng cơ thể không bình thường đối với protein có trong yến mạch,…

Bị dị ứng bột ngọt phải làm sao chữa trị, phòng ngừa?

Dị ứng bột ngọt là tình trạng hay gặp phải ở một số người, khiến tay chân bủn rủn, đau…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua