Biểu hiện dị ứng phấn hoa và cách chữa trị bạn nên biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng phấn hoa tuy không gây đe dọa đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bị dị ứng. Mỗi khi mùa hoa nở đến, nhiều người lại phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu như hắt hơi, ngứa mắt, nghẹt mũi… Việc hiểu rõ nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết để cải thiện tình trạng này.

Dị ứng phấn hoa là gì?

Dị ứng phấn hoa, còn gọi là sốt cỏ khô hoặc viêm mũi dị ứng, thường xuất hiện nhiều vào những ngày trời khô và lộng gió. Trong những ngày đó, không khí chứa nhiều phấn hoa, nếu không cẩn thận, việc hít phải có thể gây ra dị ứng.

dị ứng phấn hoa
Tình trạng dị ứng với phấn hoa có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau

Nguyên nhân của loại dị ứng này là do hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài để ngăn ngừa bệnh tật, và chúng nhầm lẫn phấn hoa là kẻ xâm nhập nguy hiểm. Vì vậy, chúng sinh ra kháng thể và chống lại phấn hoa dẫn đến phản ứng dị ứng.

Theo thống kê của Học viện Dị ứng, Suyễn và Miễn dịch học (AAAAI) của Hoa Kỳ, khoảng 8% người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị sốt cỏ khô. Khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho biết, vào năm 2014, có đến 8% trẻ em Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh sốt cỏ khô.

Điều này cho thấy dị ứng phấn hoa có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Thông thường, ở một số trường hợp dị ứng có thể chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng cũng có những đối tượng bị dị ứng quanh năm.

Dị ứng một khi đã phát triển thường không có khả năng biến mất nếu người bệnh không can thiệp y tế. Vì vậy, khi thấy bản thân xuất hiện triệu chứng bệnh, nên tiến hành thăm khám và nhận sự chăm sóc từ y khoa.

sốt cỏ khô
Có rất nhiều loại sốt cỏ khô, và một người có thể bị dị ứng một hoặc nhiều loài phấn hoa

Tham khảo thêm: 10 Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Phân loại dị ứng phấn hoa

Một số loại sốt cỏ khô phổ biến là:

  • Hoa bạch dương: Phát ra phấn hoa vào mùa xuân, gây dị ứng phổ biến. Hạt phấn hoa có thể di chuyển xa trong gió, vì vậy cần che chắn khi ra ngoài.
  • Hoa sồi: Phấn hoa của hoa sồi gây dị ứng nhẹ nhàng nhưng có thể kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
  • Hoa cỏ: Phấn hoa cỏ thường xuất hiện vào mùa hè và gây ra những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, nên cần tiêm phòng trước mùa phấn hoa nở.
  • Hoa cỏ dại: Loại hoa này thường nở vào cuối xuân và mùa thu, phấn hoa có thể lan xa theo gió tới hàng trăm dặm tùy theo điều kiện khí hậu.

Triệu chứng bị sốt cỏ khô

Một khi bị sốt cỏ khô, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra nhiều histamine để chống lại tác nhân xâm nhập. Vì vậy, cơ thể người bệnh sẽ gặp phải một vài biểu hiện dị ứng như sau:

  • Hắt hơi
  • Chảy nước mũi
  • Chảy nước mắt và mắt có dấu hiệu ngứa, đỏ
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Ho
  • Tăng phản ứng hen suyễn
  • Giảm cảm giác vị giác và khứu giác
chảy nước mắt do dị ứng
Chảy nước mắt là một trong những biểu hiện thường gặp của người bị sốt cỏ khô

Chẩn đoán dị ứng phấn hoa

Để chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, ngoài việc hỏi thăm tiền sử bệnh lý hoặc triệu chứng bệnh, bác sĩ còn yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm dị ứng khác.

Xét nghiệm chích da giúp xác định chất gây phản ứng dị ứng cụ thể. Bác sĩ sẽ chích chất vào các vùng da khác nhau và kiểm tra các dấu hiệu như ngứa, đỏ và sưng trong khoảng 15 – 20 phút. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, khả năng bị dị ứng với chất đó là khá cao.

Tham khảo thêm: Viêm mũi dị ứng thời tiết – Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Cách chữa dị ứng với phấn hoa

Dị ứng nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ra nhiều di chứng nặng nề. Người bệnh cần thăm khám sớm để bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào tình trạng và mức độ dị ứng. Một số biện pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Sử dụng thuốc không kê đơn: Các loại thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi như Pseudoephedrine (Sudafed) hoặc Cetirizine (Zyrtec) có thể giúp làm giảm triệu chứng dị ứng.
  • Sử dụng thuốc kê đơn: Nếu các loại thuốc không kê đơn không hiệu quả, bác sĩ có thể kê loại thuốc chống dị ứng khác có liều mạnh hơn.
  • Tiêm thuốc: Trong trường hợp các phương pháp trên không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất tiêm thuốc điều trị dị ứng, nhưng điều này cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
chữa dị ứng phấn hoa tại nhà
Trà cỏ 3 lá đỏ được xem là cách chữa viêm mũi dị ứng khá hay tại nhà

Ngoài các biện pháp nêu trên, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các cách sau đây:

  • Sử dụng trà thảo dược: Một số loại trà thảo dược như cây tầm ma, cỏ ba lá đỏ, cây kế sữa… có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, hỗ trợ điều trị dị ứng.
  • Dùng nước muối rửa mũi: Nước muối ấm giúp làm sạch và loại bỏ bớt bụi bẩn, vi khuẩn hoặc phấn hoa có trong hốc mũi, giúp giảm thiểu nguy cơ dị ứng.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Để điều trị và phòng ngừa dị ứng với phấn hoa, cần tránh xa và không tiếp xúc với phấn hoa để tránh hít phải phấn của chúng. Dưới đây là một số cách giảm thiểu tiếp xúc với phấn hoa:

  • Ở trong nhà vào những ngày thời tiết hanh và khô.
  • Hạn chế chăm sóc vườn vào mùa hè khi có nhiều gió.
  • Đóng kín cửa sổ và cửa chính khi mùa phấn hoa nở.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh hít phải phấn hoa.
  • Thay quần áo sau mỗi lần ra ngoài để loại bỏ phấn hoa trên đồ.
  • Sử dụng bộ lọc HEPA để lọc phấn hoa ra khỏi không khí.
  • Vệ sinh nhà cửa, ga trải nệm, bao gối thường xuyên, giặt chúng trong nước xà phòng nóng ít nhất mỗi tuần một lần.
vệ sinh nhà cửa chống dị ứng
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sốt cỏ khô

Tham khảo thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Quanh Năm Và Cách Chữa Trị Ngăn Tái Phát

Một số loại cây an toàn đối với người bị sốt cỏ khô

Nếu bạn yêu thích hoa nhưng bị dị ứng với chúng, hãy cẩn trọng khi chăm sóc hoặc trang trí với cây cỏ hoa. Để giảm nguy cơ dị ứng mà vẫn giữ được không gian xanh, đẹp, tươi vui, hãy ưu tiên trồng các loại cây không thụ phấn. Chẳng hạn như:

  • Cây bụi: Cây hoàng dương, cẩm tú cầu, dâm bụt, đỗ quyên…
  • Cỏ: Thuộc giống cỏ St. Augustine
  • Hoa: Hoa tulip, hoa hồng, hoa diên vĩ (iris), cúc ngũ sắc, xương rồng, ông lão (clematis), ngọc trâm, thủy tiên, nghệ tây, dạ yến thảo, vân anh, phong lữ, móng tay, thu hải đường…

Dị ứng phấn hoa là một căn bệnh phổ biến, một người có thể bị dị ứng với một hoặc nhiều loại phấn hoa khác nhau. Mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, dị ứng nặng có thể kích hoạt hen suyễn, đe dọa tính mạng. Do đó, nếu nghi ngờ mình bị loại dị ứng này, người bệnh nên đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 10:15 - 20/04/2024 - Cập nhật lúc: 14:06 - 20/04/2024
Chia sẻ:
Bị ho do dị ứng thời tiết nên uống thuốc gì?

Ho do dị ứng thời tiết có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Thông thường, tình…

Bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thời tiết thay đổi thất…

Thuốc dị ứng Clarityne – Chỉ định và Tác dụng phụ cần nắm rõ

Thuốc dị ứng Clarityne có chứa hoạt chất đối kháng chọn lọc thụ thể H1 - Loratadine. Thuốc được dùng…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da, mề đay hay rôm sảy ở trẻ em thường kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên với…

Bệnh viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Bệnh viêm mao mạch dị ứng có chữa được không là vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua