Cách ứng phó với dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ứng phó với dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông là vấn đề không thể xem nhẹ. Nhiệt độ giảm sâu cùng không khí hanh khô là điều kiện thuận lợi để các triệu chứng dị ứng trở nên trầm trọng hơn. Để bảo vệ sức khỏe, việc nhận biết sớm và có biện pháp xử lý kịp thời là cực kỳ cần thiết.

Dị ứng thời tiết lạnh – Nỗi lo mang tên chuyển mùa

Theo Viện Dị ứng, Suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ, khoảng 7,8% người lớn bị dị ứng thời tiết khi lạnh vào mùa đông, số này đang tăng lên mỗi năm. Nguyên nhân có thể là độc tố ứ đọng trong cơ thể hoặc yếu tố bệnh lý gây ra. Cơ địa dị ứng với nhiệt độ thấp cũng là một tác nhân quan trọng.

dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông
Hiện tượng dị ứng với thời tiết lạnh bắt đầu xuất hiện khi cơ địa nhạy cảm với nhiệt độ thấp

Vào mùa đông, nhiệt độ giảm xuống thấp và không khí trở nên hanh khô khiến làn da dễ bị khô ráp, nứt nẻ. Đặc biệt, đối với những người có làn da mẫn cảm, vấn đề khô da trở nên nghiêm trọng hơn. Đây chính là yếu tố thuận lợi giúp dị ứng thời tiết lạnh xuất hiện nhanh chóng hơn.

Theo các chuyên gia da liễu, tình trạng dị ứng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu được xử lý kịp thời, thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, do chủ quan hoặc lơ là trong điều trị, nhiều bệnh nhân có thể phải chịu hậu quả nghiêm trọng.

Trên thực tế, bị dị ứng thời tiết do thiên nhiên gây ra là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ riêng mùa đông lạnh lẽo mà ngay cả vào những ngày mưa gió, bệnh nhân vẫn có thể bị. Các triệu chứng thường gặp có thể là:

  • Phát ban: Trên da, đặc biệt là da mặt, chân hay tay xuất hiện các đám hoặc nốt sẩn đỏ, gây ngứa ngáy. Nguyên nhân là do cơ thể phản ứng với không khí lạnh xâm nhập sản sinh histamin.
  • Viêm mũi dị ứng: Bệnh nhân có cảm giác ngứa và khó chịu ở mũi. Hắt hơi thường xuyên kèm theo biểu hiện đau đầu.
  • Da bị tấy đỏ và sưng rộp
nổi mề đay
Ngoài triệu chứng phát ban và ngứa ngáy, người bệnh có thể gặp phải biểu hiện nổi mề đay cấp tính

Ngoài các biểu hiện nêu trên, trong trường hợp dị ứng nặng, bệnh nhân phải đối mặt với triệu chứng nguy hiểm là nổi mề đay cấp tính. Đây là một trong những biểu hiện thường gặp khi bệnh chuyển nặng.

Dị ứng thời tiết khi lạnh có thể gây phù nề họng gây ảnh hưởng đến đường hô hấp dẫn đến tình trạng khó thở, huyết áp tụt nhanh và đột ngột, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Tham khảo thêm: Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ và cách khắc phục

Cách ứng phó với dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông

Một trong những cách ứng phó bệnh dị ứng khi thời tiết lạnh vào mùa đông hữu hiệu nhất là người bệnh nên tránh phơi nhiễm với nhiệt độ bằng cách:

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân, tay, ngực và cổ bằng cách mặc áo khoác dày, đeo bao tay, tất chân…
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức hợp lý, tránh không khí lạnh ùa vào.
  • Hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ thấp, đặc biệt là khi có mưa, che chắn cơ thể khi ra ngoài.
  • Tránh tắm và ngâm mình, tay chân trong nước lạnh.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay do dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông gây ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadine, fexofenadine…

Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Bởi thuốc kháng histamin thường gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt,…

Trong trường hợp nổi mề đay do lạnh vì gặp phải các vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe, người bệnh cần dùng thuốc điều trị các bệnh nền như viêm phổi, cảm cúm hoặc nhiễm vi rút.

Điều trị dị ứng thời tiết lạnh
Uống nước chanh pha mật ong giúp hỗ trợ điều trị dị ứng thời tiết vào mùa đông.

Ngoài ra, người dị ứng có thể sử dụng các biện pháp dân gian sau:

  • Uống nước chanh kết hợp với mật ong: Mỗi buổi sáng, uống một cốc nước ấm pha chanh và mật ong để loại bỏ độc tố trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng và giảm triệu chứng dị ứng khi thời tiết lạnh.
  • Tiêu thụ nước ép trái cây như cà rốt, dưa hấu, cà chua, nước cam… giúp bổ sung chất xơ, chất khoáng và vitamin, đặc biệt là vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ dị ứng.
  • Uống nước lá trà xanh: Uống 2 ly nước lá trà xanh mỗi ngày để giảm ngứa và cải thiện triệu chứng dị ứng khi trời lạnh, nhờ vào tính chất kháng viêm và giải độc của trà xanh.

Tham khảo thêm: Dị ứng thời tiết gây nổi mụn – Hãy áp dụng những cách này

Một số lưu ý khi điều trị dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông

Ngoài ra, để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa dị ứng thời tiết vào mùa đông tái phát, bệnh nhân nên lưu ý những điều này:

  • Vệ sinh răng miệng và cơ thể thường xuyên để ngăn ngừa bệnh do nhiễm khuẩn hoặc vi rút, đặc biệt là sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng trước và sau khi ngủ dậy.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm gây dị ứng như tôm, ốc, cua, ghẹ, đậu phộng…
  • Tránh các chất kích thích như rượu, bia, caffeine và gia vị cay nóng.
  • Hạn chế gãi ngứa khi nổi mề đay để tránh nguy cơ tổn thương da và bội nhiễm.
  • Sử dụng quần áo rộng rãi, thoáng mát để giảm nguy cơ gây tổn thương da.

Dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi và giới tính hay vùng miền. Tuy nhiên, để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và hạn chế bệnh tái phát, người bệnh nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:52 - 20/04/2024 - Cập nhật lúc: 10:47 - 20/04/2024
Chia sẻ:
Dị ứng tôm cua là một trong những dạng dị ứng hải sản thường gặp Dị Ứng Tôm Cua: Cách chữa nhanh nhất và lưu ý cần biết

Dị ứng tôm cua là tình trạng cơ thể phản ứng quá mẫn với thành phần protein có trong các…

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt giúp giảm nhanh triệu chứng

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt là một trong những mẹo hay mà nhiều người vẫn dùng. Chỉ…

Dấu hiệu dị ứng kem chống nắng và cách xử lý, phòng ngừa

Dị ứng kem chống nắng không còn là hiện tượng xa lạ, bởi kem chống nắng là vật bất ly…

Đắp mặt nạ đậu đỏ có bị dị ứng không?

Mặt nạ đậu đỏ là một trong những công thức làm đẹp được nữ giới ưa chuộng và áp dụng…

Giải Mã Bảng Thành Phần Làm Nên Hiệu Quả Của Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Giải Mã Bảng Thành Phần Làm Nên Hiệu Quả Của Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc

Là công thức nổi danh của Trung tâm Thuốc dân tộc, Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc giúp đẩy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua