Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ và cách khắc phục
Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng đôi khi tình trạng này cũng ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là khi thời tiết nóng nực và ẩm ướt.
Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ là gì?
Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ là một dạng dị ứng thường gặp, xảy ra khi thời tiết nóng khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn giữ mồ hôi lại bên dưới da. Điều này có thể hình thành nên các nốt mẩn đỏ và khiến người bệnh cảm thấy bị châm chích hoặc ngứa dữ dội.
Nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết nóng thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Các trường hợp nghiêm trọng cần nhận được sự chăm sóc y tế, tuy nhiên cách tốt nhất để giảm các triệu chứng là làm mát da và ngăn tiết mồ hôi.
Các biện pháp khắc phục nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết nóng
Đầu tiên cần tránh gãi ngứa để không làm trầy xước da, tránh kích ứng và gây nhiễm trùng. Sau đó có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tình trạng dị ứng thời tiết nóng dưới đây:
1. Tắm hoặc làm mát da
Tình trạng nổi mẩn đỏ do thời tiết nóng có thể được khắc phục sau khi da được làm mát. Tắm hoặc vệ sinh da nhẹ nhàng có thể làm thoáng lỗ chân lông. Điều này là rất quan trọng, vì lỗ chân lông bị tắc sẽ góp phần hình thành các nốt mẩn đỏ.
Sau khi tắm xong, hãy chắc chắn rằng bạn làm khô da đúng cách. Da ẩm ướt có thể bị kích ứng và làm tình trạng nổi mẩn đỏ thêm nghiêm trọng.
XEM THÊM: Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Được Tắm Không? Chuyên Gia Nói Gì?
2. Làm mát không khí
Trong khi bị nổi mẩn đỏ, bạn nên hạn chế việc đổ mồ hôi quá nhiều và tránh không khí ẩm. Làm mát không khí rất quan trọng trong việc hạn chế nổi mẩn đỏ khi thời tiết nóng điều này giúp da da luôn mát và khô thoáng. Vì thế hãy ở trong phòng máy lạnh hoặc sử dụng quạt gió để tránh việc đổ mồ hôi quá mức.
3. Mặc quần áo phù hợp
Khi da của bạn bị nổi mẩn đỏ, tránh mặc quần áo gây kích ứng da hoặc khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn. Sử dụng quần áo hút ẩm, nhẹ và mỏng có thể hạn chế tình trạng kích ứng da và giúp điều trị các nốt mẩn ngứa.
Khi chơi thể thao, mặc quần áo làm bằng loại vải thích hợp được thiết kế riêng cho các hoạt động thể dục và thể thao. Điều này có thể hạn chế tình trạng mồ hôi làm ẩm ướt da gây mẩn đỏ.
4. Chườm lạnh
Chườm lạnh rất tốt cho việc làm dịu da khi bị kích thích. Ngâm một chiếc khăn mỏng trong nước lạnh hoặc đá bọc trong vải và chườm lên vùng da nổi mẩn đỏ. Điều này có thể làm giảm đau và kích ứng liên quan đến việc nổi mẩn ngứa khi thời tiết nóng.
5. Tắm bằng bột yến mạch
Bột yến mạch có hiệu quả cao trong việc giảm ngứa và viêm. Do đó sử dụng bột yến mạch có thể là một biện pháp khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ do thời tiết nóng hoặc các bệnh viêm da khác.
Người bệnh có thể cho một hoặc hai chén bột yến mạch xay mịn trong bồn nước ấm và ngâm trong 20 phút. Hãy chắc chắn rằng nước không quá nóng để tránh làm khô và kích ứng da.
Bạn cũng có thể tạo một hỗn hợp với bột yến mạch và nước và đắp lên da như mặt nạ. Hoặc cho yến mạch vào một mảnh vải mỏng, cột lại cẩn thận. Sau đó dùng bọc này để vệ sinh da khi tắm.
6. Baking soda
Baking soda (Sodium bicarbonate) có thể làm dịu cơn ngứa trên da. Các hoạt chất có trong Baking soda có thể khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ do trời nóng và hạn chế tình trạng ngứa da do các bệnh viêm da khác mang lại.
Bạn có thể thêm 3 đến 5 muỗng Baking soda vào bồn nước ấm và ngâm mình trong khoảng 20 phút. Không nên sử dụng nước quá nóng để ngâm mình bởi vì nước nóng sẽ làm khô da và gây ngứa.
7. Nha đam
Nha đam là một chất chống viêm và sát trùng có thể làm mát da và ngăn ngừa các vấn đề nhiễm trùng. Điều này có thể làm dịu các vết sưng, mẩn đỏ và đau.
Sử dụng gel lô hội tươi hoặc nha đam tinh chế lên vết mẩn đỏ để giảm bớt sự khó chịu, làm mát da, chống ngứa và ngăn chặn việc hình thành các tổn thương trên da.
8. Sử dụng thuốc kháng Histamine
Thuốc kháng Histamine không kê đơn (dạng bôi và dạng uống) có thể làm giảm ngứa liên quan đến tình trạng nổi mẩn ngứa khi trời nóng. Dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, nếu bạn cho trẻ em dùng thuốc kháng Histamine, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc dược sĩ về loại nào là tốt nhất.
9. Thuốc mỡ chống ngứa
Các dạng nổi đỏ khi trời nóng nghiêm trọng hơn có thể cần bôi thuốc mỡ lên da để giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng.
Các loại thuốc mỡ điều trị dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ có thể bao gồm:
- Calamine lotion có thành phần chính của sản phẩm là Oxit kẽm. Sản phẩm có thể hỗ trợ điều trị các cơn ngứa khi nổi mẩn đỏ do thời tiết nóng.
- Lanolin khan, có thể giúp hạn chế tắc nghẽn tuyến mồ hôi và ngăn chặn các tổn thương trên da.
- Steroid thoa tại chỗ trong trường hợp nổi mẩn nặng.
- Kem Hydrocortisone có thể được sử dụng để chống ngứa. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng kem trong thời gian quy định để tránh làm mỏng da.
Khi nào đi khám bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp nổi mẩn đỏ do thời tiết nóng đều giảm nhanh khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên một số trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Sốt hoặc sốt lặp lại nhiều lần
- Viêm họng hoặc đau họng
- Đau cơ
- Xuất hiến bất kỳ triệu chứng giống như cúm hoặc cảm lạnh nào khác
- Các nốt mẩn đỏ không biến mất trong vòng một tuần sau khi bắt đầu điều trị.
- Nếu vết mẩn đỏ có dấu hiệu bị nhiễm trùng như: Có mủ, rò rỉ dịch màu trắng hoặc hơi vàng.
ĐỌC NGAY: TOP 5 Địa Chỉ Khám – Xét Nghiệm Dị Ứng Tốt Nhất Ở TP HCM
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết nóng
Vì dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ xảy ra khi cơ thể bạn quá nóng và đổ nhiều mồ hôi. Do đó bạn có thể ngăn ngừa nổi mẩn do nóng bằng cách làm mát cơ thể. Để ngăn ngừa nổi mẩn, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau vào những ngày nóng:
- Ở trong khu vực máy lạnh hoặc nơi mát mẻ
- Uống nhiều nước, từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày
- Không nên mặc quá nhiều quần áo
- Tránh các hoạt động thể chất quá mức
- Tắm nước mát hoặc làm mát cơ thể thường xuyên
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt gà, động vật có vỏ,…
- Nghỉ ngơi nhiều và hạn chế căng thẳng, stress trong việc và cuộc sống
Khi thời tiết thay đổi đặc biệt là khi nắng nóng dễ gây dị ứng và kích ứng da. Do đó để điều trị và ngăn ngừa dị ứng thời tiết nóng bạn nên thực hiện những thói quen tốt và bảo vệ cơ thể. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn khi có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Cách Ứng Phó Nhanh Khi Bị Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Vào Mùa Đông
- Bị Dị Ứng Thời Tiết Nên Kiêng Gì Để Hỗ Trợ Điều Trị?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!