Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết và những điều mẹ cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết thường gặp vào những thời điểm chuyển mùa. Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm và sức đề kháng tương đối yếu, rất dễ bị mắc bệnh. 

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết
Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết thường gặp và được khắc phục bằng nhiều cách

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết

Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (gọi là dị nguyên), hệ miễn dịch trong cơ thể người sẽ tạo ra một hợp chất có tên là histamine. Chúng đi vào trong máu chống lại tác nhân gây dị ứng, từ đó dẫn đến các phản ứng dị ứng.

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh thường xảy ra vào những thời điểm giao mùa. Sự xuất hiện của gió mùa là điều kiện thuận lợi để các dị nguyên phát tán khắp nơi, khi bé tiếp xúc phải các dị nguyên này sẽ bị dị ứng. Bên cạnh đó việc thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường sẽ khiến da bé trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng dẫn đến dị ứng thời tiết.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết ở trẻ có thể do: Phấn hoa, bụi bẩn, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, áp suất khí quyển thay đổi,…

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây thì mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị nhanh chóng.

Phát ban trên da

Phát ban trên da là một trong những dấu hiệu điển hình mà ta dễ nhận biết nhất khi bé bị dị ứng thời tiết. Thường xuất hiện ở vùng tay, chân, mặt, cổ và có thể là lan rộng ra toàn thân.

Lúc này mẹ nên theo dõi hiện tượng phát ban trên cơ thể bé khoảng 1-2 ngày, nếu cảm thấy tình trạng không giảm thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Trẻ bị phát ban trên da
Phát ban trên da là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị dị ứng

Viêm mũi dị ứng, sổ mũi

Khi bị dị ứng thời thời tiết, trẻ sơ sinh sẽ có biểu hiện hắt hơi nhiều lần, chảy nước mũi, và đường thở của trẻ bị tắc nên bé thở một cách khó khăn. Đối với trẻ bị sổ mũi mãn tính thì trầm trọng hơn. Chảy nước mũi sẽ xuất hiện trong một thời gian dài có thể là nhiều tuần thậm chí là vài tháng.

XEM THÊM: Bỏ Túi 9 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Hay Nhất

Trẻ bị ốm và sốt

Khi sức đề kháng của bé yếu sẽ dẫn đến việc bé dễ bị ốm, sốt cao. Khi mà các cơn cảm lạnh kéo dài thì đường hô hấp của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng, mắc một số bệnh viêm đường hô hấp cấp tính.

Trẻ bị hắt hơi nhiều lần

Khi trẻ bị hắt hơi nhiều lần nhưng không hề có dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh cảm thì rất có thể trẻ sơ sinh đã bị dị ứng thời tiết.

Cách chữa trị dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh?

Sau đây là một số biện pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng thời tiết cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo:

Các biện pháp giảm ngứa tại nhà

 Hầu hết trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết có thể giảm nhanh các triệu chứng bằng những biện pháp đơn giản sau:

  • Để giúp bé quên đi những cơn ngứa ngáy toàn thân, mẹ có thể vui đùa, nói chuyện hay là ca hát cùng bé. Điều này có thể hạn chế những căng thẳng hay buồn bã do bị dị ứng thời tiết.
  • Tắm cho bé hàng ngày, ngâm vùng da bị dị ứng 15 – 20 phút, không nên tắm bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng. Sau khi tắm nhanh chóng lau khô người, bôi các chất làm ẩm giúp làn da của bé giảm bớt cảm giác khô, ngứa..
  • Cần giảm bớt căng thẳng bằng cách ổn định tâm lý và giúp bé có giấc ngủ ổn định điều này giúp hạn chế tình trạng gãi ngứa của bé.
  • Sàn nhà, chó, mèo hay thú nhồi bông đều là những vật dễ gây dị ứng da nên tránh cho bé chơi những thứ này.
  • Chọn cho bé những bộ đồ thoải mái, dễ thấm mồ hôi để các vết mẩn ngứa không bị hầm bí, lâu lành.
  • Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều protein . Kiêng các loại thực phẩm béo, cay, nóng và hải sản trong giai đoạn cấp tính, các loại thực phẩm này sẽ khiến cho bệnh nặng hơn.
  • Đối với trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm, tùy theo từng mùa mà mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp để  sức khỏe của bé được cải thiện nhanh chóng. Món cháo thịt bò thích hợp để đưa vào thực đơn của bé trong mùa lạnh, chúng sẽ giúp bé trị được những triệu chứng dị ứng thời tiết. Dị ứng thời tiết nóng nổi mẫn đỏ thì nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm có tính mát như cá, rau xanh, hoa quả.

Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị dị ứng cho trẻ

Không tự ý cho trẻ dùng thuốc. Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Những loại thuốc trị dị ứng thường dùng:

  • Thuốc mỡ nhẹ: Thuốc mỡ nhẹ hoặc lanolin bôi trên vùng da bị mẫn ngứa một đến hai lần trong ngày
  • Các chất làm mềm da: Dùng kem dưỡng ẩm, sữa tắm để giúp da mềm mại, giữ ẩm và bảo vệ da trước các tác nhân gây nên kích ứng
  • Thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid: Tác dụng tốt giúp chống viêm ngăn chặn sự phát triển của bệnh, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch làm lành vết thương hiệu quả. Khi sử dụng để điều trị cho bé mẹ cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng, cách dùng và số lần bôi trong ngày.
  • Nhóm thuốc kháng histamin: Như Promethazin hydroclorid, Clorpheniramin melead, Loratadin,… có tác dụng ức chế sự tác động của chất trung gian gây dị ứng này.
Bôi hợp chất giữ ẩm cho trẻ sơ sinh
Bôi hợp chất giữ ẩm cho trẻ sơ sinh để làm dịu tình trạng

Chăm sóc, phòng tránh trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết

Song song với việc sử dụng thuốc, phụ huynh cần lưu ý thực hiện các biện pháp chăm sóc cho trẻ để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Một số giải pháp chăm sóc cho trẻ gồm:

  • Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết thì nên cho bé bú sữa mẹ đầy đủ. Mục đích của việc này là giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ có khả năng chống lại các virus gây bệnh.
  • Khi đưa bé ra ngoài chơi cần giữ ấm cơ thể và chắn gió một cách cẩn thận.
  • Không nên sử dụng các loại sản phẩm làm sạch da có tính sát trùng mạnh lên cơ thể trẻ sơ sinh như cồn. Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay dung dịch để chăm sóc cho da của bé thì đều phải có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nổi mẩn đỏ trên cơ thể bé, tránh để tay bé hay bất kỳ vật dụng nào làm tổn thương đến vùng da này. Cắt tỉa móng tay sạch sẽ gọn gàng, đeo bao tay và tất cho bé để tránh bé tự làm tổn thương.
  • Nếu trẻ xuất hiện tình trạng sốt, ho, sổ mũi lâu ngày mà không hết thì nên đưa đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Giữ gìn sức khỏe cho bé khi thời tiết thay đổi đột ngột. Cần mặc quần áo dài tay, đổi mũ nón, giữ ấm cơ thể cho bé, tránh để bé mắc mưa.
  • Có thể tăng cường sức đề kháng của bé bằng cách cho trẻ uống thuốc bổ, vitamin giúp ngăn ngừa cảm cúm.
  • Cho bé uống các loại nước ép trái cây như cam, bưởi,…nhằm cung cấp các loại khoáng chất
  • Xem dự báo thời tiết hàng ngày để có các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bé phù hợp nhất.
Cho bé bú sữ mẹ khi bị dị ứng thời tiết
Cho bé bú sữa mẹ khi bị dị ứng thời tiết để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát

Với những thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức hữu ích về cách chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ. Đưa trẻ đến chuyên khoa nếu có các triệu chứng nghiêm trọng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày đăng 11:11 - 27/04/2024 - Cập nhật lúc: 14:21 - 22/05/2024
Chia sẻ:
dị ứng thời tiết khi mang thai Bà bầu bị dị ứng thời tiết khi mang thai phải làm sao?

Bà bầu rất dễ bị dị ứng thời tiết khi mang thai do cơ địa nhạy cảm và hệ miễn…

Dị ứng nước – Chuyện thật như đùa, làm sao chữa trị?

Nước là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống, chiếm đến 60% trọng lượng cơ thể, đảm bảo…

Dị ứng da mặt và cách khắc phục hiệu quả hoàn toàn từ thiên nhiên

Tìm hiểu bệnh dị ứng da mặt và cách khắc phục hiệu quả hoàn toàn từ thiên nhiên có thể…

Cách trị dị ứng da mặt bằng lòng trắng trứng gà tại nhà

Trị dị ứng da mặt bằng lòng trắng trứng gà có thể giảm kích ứng và làm dịu da nhờ…

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá khế đơn giản tại nhà

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá khế có ưu điểm là mang lại tác dụng rất nhanh. Người bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua