Dị ứng thời tiết có phải kiêng nước hay không?
Kiêng cử là một trong những cách giúp kiểm soát triệu chứng và giúp ngăn chặn bệnh diễn tiến theo xu hướng xấu. Tuy nhiên, trong quá trình kiêng gió, kiêng thực phẩm dị ứng,… người bị dị ứng thời tiết có cần kiêng nước hay không?
Dị ứng thời tiết có phải kiêng nước hay không?
Về vấn đề “dị ứng thời tiết có phải kiêng nước hay không?”, chuyên gia giải đáp: Những người bị dị ứng thời tiết không cần phải kiêng tiếp xúc với nước. Thực tế, tắm rửa là hoạt động bình thường và cần thiết cho vệ sinh cá nhân.
Đối với người bị dị ứng thời tiết, việc tắm rửa có thể giúp loại bỏ bụi bẩn, phấn hoa và các tác nhân gây dị ứng khác tích tụ trên da. Điều này giúp giảm thiểu kích ứng và ngứa. Ngoài ra nước ấm có thể làm dịu da và giảm các triệu chứng viêm như đỏ và ngứa. Mặc dù vậy bạn cần tránh nước quá nóng.
Nhưng nếu bạn thấy các triệu chứng dị ứng thời tiết của mình trở nên tồi tệ hơn sau khi tiếp xúc với nước, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể được điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp hơn.
ĐỌC THÊM: Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Được Tắm Không? [Góc Giải Đáp]
Lưu ý khi tắm rửa ở người bị dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là do cơ thể mẩn cảm với nhiệt độ thay đổi bên ngoài. Vì vậy, khi sử dụng nước để tắm rửa hoặc vệ sinh, người bệnh nên lưu ý những điểm sau để khắc phục triệu chứng bệnh:
- Dùng nước ấm: Nước quá lạnh là chính là nguyên nhân gây sốc nhiệt và khiến làn da trở nên khô ráp, kích thích bệnh dị ứng thời tiết chuyển nặng. Bên cạnh đó, nước quá nóng sẽ làm mất cân bằng độ ẩm cũng như độ pH tự nhiên trên da dẫn đến tình trạng da khô, làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng. Vì vậy, để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu, người bị dị ứng thời tiết chỉ nên dùng nước ấm, không quá nóng hoặc quá lạnh. Điều quan trọng, thời gian tiếp xúc với nước không quá lâu, tốt nhất từ 5 – 10 phút.
- Thời gian tắm: Hạn chế thời gian tắm để tránh làm khô da. Ngoài ra tắm nhanh (dưới 15 phút) có thể giúp giảm thiểu tác động xấu đến da.
- Sản phẩm vệ sinh: Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, không mùi để giảm thiểu kích ứng da. Các loại xà phòng và sữa tắm dành cho da nhạy cảm là lựa chọn tốt.
- Dùng kem dưỡng ẩm: Để giảm cảm giác ngứa ngáy và hiện tượng nổi phát ban, mẩn đỏ trên da do bệnh dị ứng thời tiết gây ra. Sau khi tắm hoặc đụng vào nước, người bệnh nên dùng kem dưỡng ẩm thoa đều lên vùng dị ứng với mục đích cung cấp độ ẩm, giảm kích ứng da. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn đối với làn da nhạy cảm, tránh tình trạng kích ứng da, bệnh nhân nên sử dụng kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên. Tốt nhất nên dùng các sản phẩm tự nhiên như dầu dừa, mật ong, dầu ô liu,…
Bên cạnh những lưu ý trên, người bị dị ứng thời tiết cũng nên chú ý những điều sau để giảm nhanh triệu chứng bệnh:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học: Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C, E giúp tăng cường sức đề kháng. Hạn chế dùng những loại đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích.
- Quần áo: Nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Nghỉ ngơi: Cần cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh xúc động, giúp tinh thần thoải mái, rút ngắn thời gian điều trị
- Giữ ấm cơ thể: Người bệnh nên đóng kín cửa, tránh gió. Đặc biệt, giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, mũi, ngực, tay chân,… mỗi khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh. Nên che chắn kỹ lưỡng khi ra ngoài vào những ngày lạnh hoặc ngày có phấn hoa.
Với câu trả lời trong bài hy vọng sẽ giúp bệnh nhân giải đáp phần nào thắc mắc “Dị ứng thời tiết có phải kiêng nước không?”. Để cải thiện triệu chứng bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám, điều trị và thực hiện theo lời khuyên của chuyên gia dị ứng.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Dị Ứng Thời Tiết Gây nổi Mụn Điều Trị Như Thế Nào Hiệu Quả?
- Dị Ứng Sữa Rửa Mặt – Cách Xử Lý Tại Chỗ Hạn Chế Tác Hại
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!