Thuốc dị ứng Aerius- Chỉ định và các tác dụng phụ cần nắm rõ

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thuốc dị ứng Aerius là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, dị ứng nổi mề đay ở da… mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn cho người sử dụng. Được bào chế từ hoạt chất desloratadine, thuốc giúp kiểm soát và giảm các triệu chứng một cách hiệu quả. Tác dụng của thuốc kéo dài giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Một số thông tin cần biết về thuốc dị ứng Aerius

Nắm rõ thành phần, chức năng, cách sử dụng thuốc sẽ là bước quan trọng để giúp thuốc Aerius phát huy được hết tác dụng, giúp đẩy nhanh các triệu chứng khó chịu mà dị ứng gây ra.

Thuốc dị ứng aerius
Thuốc Aerius được chỉ định để điều trị dị ứng viêm mũi, dị ứng ngoài da…

Thành phần

Thành phần chính của thuốc Aerius là hoạt chất Desloratadine, hoạt chất này có tác dụng ứng chế kháng thể histamine H1 trong cơ thể.

Dạng bào chế

Thuốc được bào chế ở hai dạng:

  • Dạng viên nén: chứa 5mg hàm lượng hoạt chất Desloratadine trong mỗi viên.
  • Dạng siro: chứa 0.5mg hàm lượng hoạt chất Desloratadine trong mỗi ml dung dịch siro.

Tham khảo thêm: Thuốc dị ứng Loratadin – Liều dùng và tác dụng phụ cần biết

Chỉ định & chống chỉ định

Thuốc dị ứng Aerius được chỉ định dùng để điều trị các bệnh lý:

công dụng của thuốc aerius
Thuốc Aerius có tác dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng như: mề đay, ngứa, ho, sổ mũi, đỏ mắt,…

Như vậy, thuốc Aerius là thuốc điều trị dị ứng viêm mũi và da liễu. Thuốc có công dụng:

  • Cải thiện tình trạng ngứa họng và ho
  • Cải thiện tình trạng sổ mũi, ngứa mũi
  • Cải thiện tình trạng hắt hơi
  • Cải thiện tình trạng chảy nước mắt, đỏ mắt
  • Cải thiện tình trạng nghẹt mũi
  • Cải thiện tình trạng ngứa phát ban
  • Cải thiện tình trạng ngứa nổi mề đay.

Thuốc Aerius không thích hợp dùng để điều trị các bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cách dùng

Thuốc dị ứng Aerius được bào chế ở dạng viên và dạng dung dịch siro. Người dùng dùng thuốc theo hướng dẫn sau:

Đối với dạng viên

Người dùng uống thuốc bằng nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Không nên nhai, nghiền nát thuốc trước khi uống, trừ khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Tuyệt đối không uống thuốc kèm theo với thức uống có gas, thức uống chứa cồn… Chúng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thuốc.

Cách dùng thuốc Aerius
Chỉ sử dụng thuốc Aerius với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội

Tham khảo thêm: Thuốc dị ứng Clarityne – Chỉ định và Tác dụng phụ cần nắm rõ

Đối với dạng siro

Người dùng rót thuốc ra chiếc cốc nhỏ có các mốc đo thể tích, rót thuốc với liều dùng vừa đủ. Nên uống dung dịch siro ở dạng nguyên chất, sau đó tráng miệng với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.

Liều dùng

Thông thường, thuốc ở dạng viên thường dành cho người lớn. Thuốc ở dạng siro thích hợp dùng cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Liều dùng cụ thể như sau:

Đối với người lớn:

Liều dùng này dành cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành:

  • Số lượng: 1 viên/ lần uống
  • Số lần: 1 lần/ ngày.

Đối với trẻ nhỏ:

  • Trẻ từ 6 – 11 tuổi: 5ml siro/lần/ngày;
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: 2.5ml siro/lần/ngày;
  • Trẻ từ 6 tháng – 11 tháng tuổi: 2ml siro/lần/ngày.

Liều dùng thuốc dị ứng Aerius mà chúng tôi cung cấp chỉ mang tính tham khảo và không thay thế chỉ định của bác sĩ. Mỗi trường hợp bệnh sẽ được chỉ định liều dùng riêng biệt, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có đề xuất của chuyên gia.

Thuốc dị ứng Aerius
Thuốc Aerius được điều chế ở hai dạng: dạng dung dịch siro và dạng viên nén

Cách trình bày

Thuốc dị ứng Aerius có quy cách trình bày, đóng gói như sau:

  • Thuốc bào chế ở dạng viên: Viên nén màu xanh, trình bày trong vỉ. Mỗi vỉ 10 viên. Đóng gói theo từng hộp giấy. Mỗi hộp bao gồm 10 vỉ.
  • Thuốc bào chế ở dạng dung dịch siro: Siro chứa trong chai thủy tinh. Mỗi chai 60ml hoặc 100ml, tùy loại.

Tham khảo thêm: Thuốc dị ứng Cezil – Liều dùng và tác dụng phụ cần biết

Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc Aerius

Trong quá trình sử dụng thuốc, có một số điều sau đây bạn cần lưu ý để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Những tác dụng phụ

Trong quá trình dùng thuốc Aerius, bạn có thể gặp phải những tác dụng ngoài ý muốn sau đây:

  • Sốt
  • Tiêu chảy
  • Mất ngủ
  • Nhức đầu
  • Khô miệng
  • Mệt mỏi.
Thuốc dị ứng Aerius có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, sốt,...
Thuốc dị ứng Aerius có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, sốt,…

Một số triệu chứng hiếm gặp khác khi dùng thuốc Aerius là:

  • Ảo giác
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Nhịp tim đập nhanh
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Khoa tiêu
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Đau cơ
  • Khó thở
  • Phát ban
  • Phù mạch
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

Thông tin trên chưa bao gồm tất cả các tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp khi sử dụng thuốc Aerius. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, cần theo dõi sức khỏe một cách cẩn thận.

Nếu có bất kỳ triệu chứng không thoải mái hoặc bất thường nào, cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.

Tham khảo thêm: Thuốc xịt mũi Flixonase trị viêm mũi dị ứng và cách dùng

Một số đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc

Khi có ý định dùng thuốc dị ứng Aerius, một số trường hợp sau cần thận trọng trước khi dùng:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Cần theo dõi sức khỏe của trẻ trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Bác sĩ cần theo dõi tình hình của trẻ khi sử dụng thuốc.
  • Người bệnh có tiền sử hoặc người thân bị động kinh.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Người bệnh có vấn đề về dung nạp galactose, kém hấp thu glucose-galactose, thiếu hụt Lapp lactase… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc Aerius không ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc.
Một số đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc

Tham khảo thêm: Thuốc Desloratadine – Công dụng, cách dùng và giá bán

Cách xử lý khi dùng thuốc Aerius quá liều

Không nên dùng thuốc Aerius ở liều lượng cao hoặc lạm dụng. Hiện nay, chưa có tài liệu nào ghi nhận những triệu chứng khi dùng thuốc quá liều. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng có thể gây khó chịu, cần phải tạm ngưng dùng thuốc.

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu quá liều, cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để điều trị. Bác sĩ sẽ dùng những biện pháp y khoa để loại bỏ phần hoạt chất chưa được hấp thu ra khỏi cơ thể.

Hướng dẫn bảo quản

Thuốc Aerius cần được bảo quản đúng cách để không bị hư hỏng sớm, mất tác dụng,… Người dùng cần bảo quản thuốc theo chỉ dẫn sau:

  • Bảo quản thuốc ở nơi có nhiệt độ không quá 25 độ C
  • Bảo quản thuốc ở nơi sạch sẽ, khô thoáng, tránh ẩm thấp
  • Bảo quản thuốc ở nơi xa tầm tay trẻ em
  • Giữ thuốc ở nguyên trong chai, vỉ khi chưa có nhu cầu sử dụng
  • Đóng kỹ nắp lọ thuốc sau khi dùng xong
  • Nếu thuốc đã quá hạn sử dụng, không nên tiếp tục lưu trữ và sử dụng thuốc.

Thuốc dị ứng Aerius được xem là một trong những lựa chọn hàng đầu để kiểm soát các triệu chứng dị ứng. Với tác dụng nhanh chóng, chúng giúp người dùng giảm nhanh các dấu hiệu khó chịu, từ đó lấy lại sự thoải mái trong cuộc sống. Lưu ý cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng bởi có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Đắp mặt nạ đậu đỏ có bị dị ứng không?

Mặt nạ đậu đỏ là một trong những công thức làm đẹp được nữ giới ưa chuộng và áp dụng…

Dị ứng thuốc sưng mắt làm sao nhanh khỏi?

Dị ứng thuốc sưng mắt có thể gây đau, căng cứng và khó chịu xung quanh mắt. Cảm giác này…

Bị ngứa da vào ban đêm là bệnh gì? Cách chữa dứt điểm từ thảo dược

Ngứa da vào ban đêm là một tình trạng khó chịu, có thể khiến người bệnh trằn trọc, mất ngủ…

Dị Ứng Tôm Cua: Cách chữa nhanh nhất và lưu ý cần biết

Dị ứng tôm cua là tình trạng cơ thể phản ứng quá mẫn với thành phần protein có trong các…

Dấu hiệu dị ứng Paracetamol và các biện pháp xử lý

Dị ứng Paracetamol có thể gây các phản ứng dị ứng ngoài da hiếm gặp nhưng nguy hiểm như hội…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua