Bị dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu thì hết?
Dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu tùy thuộc vào mỗi người và loại thức ăn gây dị ứng. Thông thường, các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi tiêu thụ và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Để an toàn, người bị dị ứng nên tránh xa các món ăn mà họ không chịu được và tìm kiếm sự trợ giúp y tế khi cần.
Dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu?
Tình trạng dị ứng thức ăn có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Thông thường, bệnh nhân sẽ rất dễ dị ứng với hải sản hoặc các loại thức ăn như thịt bò, sữa bò, trứng, nấm,…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thức ăn này có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng với những người có cơ địa mẩn cảm sẽ rất dễ đối diện với nguy cơ bị dị ứng.
Theo bác sĩ da liễu Lê Ngọc Diệp (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM), tốc độ phục hồi của bệnh nhân dị ứng với thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, cơ địa, chất gây dị ứng, loại thuốc điều trị, khả năng thích ứng của làn da, phương pháp chữa trị…
Thông thường, tình trạng này sẽ hết trong 4 – 24 tiếng nếu người bệnh tuân thủ phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Dị ứng hải sản, nếu không được điều trị đúng cách, có thể kéo dài và tái phát nhiều lần, nên thời gian điều trị có thể lâu hơn.
Nếu làn da bị kích ứng nhẹ, người bệnh sẽ thấy ngứa và nổi mẩn đỏ, nhưng chúng sẽ biến mất nhanh chóng và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu xuất hiện sốt, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, sưng phù… thì không nên chủ quan vì có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ.
Theo bác sĩ Ngọc Diệp, mỗi ngày chúng ta cần bổ sung thức ăn cho cơ thể, nhưng không phải mọi loại thức ăn đều phản ứng tích cực với cơ thể. Một số loại thức ăn có thể gây dị ứng ngay sau khi tiêu thụ.
Các loại thức ăn gây dị ứng tạo ra histamin, ngăn chặn hấp thụ chất dinh dưỡng. Tiếp tục cung cấp thức ăn này có thể kích thích sản xuất histamin, dẫn đến dị ứng như mẩn đỏ da, khó thở, sưng phù ở mặt… Trong trường hợp nặng, có thể gây sốc phản vệ hoặc tử vong ngay lập tức.
Tham khảo thêm: Dị ứng cá ngừ: Cách nhận biết và xử lý
Làm gì để dị ứng thức ăn nhanh khỏi?
Dị ứng thức ăn có thể khiến cho làn da của bạn bị ngứa ngáy, ửng đỏ, khó chịu… Một số trường hợp nặng, người bệnh sẽ bị nổi mề đay, mụn nước, nhiễm trùng, tổn thương làn da… Sau khi đã hiểu được dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu, thì việc làm gì để chúng nhanh khỏi là điều cần thiết.
Nếu không tiến hành điều trị và kiểm soát kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm, gây mất thẩm mỹ cho làn da. Ngay khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị dị ứng thức ăn, người bệnh cần tuân thủ một số vấn đề sau:
- Tiến hành thăm khám và điều trị ngay lập tức.
- Không tự mua thuốc hoặc thực hiện các phương pháp dân gian mà không có sự chỉ đạo của bác sĩ.
- Giữ làn da sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
- Tránh nặn mụn hoặc gãi ngứa làm tổn thương da.
- Tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp, tránh thức ăn gây dị ứng.
- Sử dụng phương pháp chườm ấm hoặc chườm mát để giảm ngứa và khó chịu ban đầu cho làn da.
Thống kê cho thấy hầu hết bệnh nhân bị dị ứng thực phẩm ở mức độ nhẹ, khoảng 70% xuất hiện dấu hiệu trên da và một số trường hợp gặp ngộ độc thực phẩm.
Dị ứng thức ăn có thể gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong. Do đó, việc cẩn trọng với các loại thực phẩm gây dị ứng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Tham khảo thêm: Dị ứng đậu phộng – Biểu hiện và cách xử lý nhanh nhất
Phòng ngừa dị ứng thức ăn
Chủ động phòng tránh luôn là điều cần thiết thay vì mắc bệnh rồi mới chữa trị. Nếu đã nắm được tình trạng của bản thân, biết cơ thể dị ứng với loại thực phẩm nào, bạn nên có những biện pháp tránh xa chúng để ngắn chặn những rủi ro.
Một số biện pháp có thể thực hiện là:
- Hiểu rõ về tình trạng dị ứng của bản thân: Ghi chép lại các thức ăn gây ra phản ứng dị ứng để tránh chúng trong tương lai.
- Đọc kỹ nhãn thành phần: Kiểm tra nhãn thành phần trên các sản phẩm thực phẩm để tránh các thành phần gây dị ứng.
- Thông báo tình trạng dị ứng của bạn: Khi ăn ngoài, hãy thông báo cho nhà hàng về tình trạng dị ứng của bạn để họ có thể chuẩn bị thức ăn phù hợp.
- Sử dụng thực phẩm thay thế: Tìm các sản phẩm thay thế an toàn không chứa các thành phần gây dị ứng.
- Luôn mang theo thuốc: Nếu bạn có dị ứng nghiêm trọng, luôn mang theo thuốc cấp cứu như epinephrine auto-injectors (EpiPen) để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
- Chia sẻ với mọi người: Chia sẻ thông tin về tình trạng dị ứng của bạn với bạn bè và người thân để họ có thể hỗ trợ khi cần.
Dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của từng người. Nếu chẳng may mắc phải tình trạng này, bệnh nhân nên điều trị nhanh chóng và dứt điểm, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, mọi người nên chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách tránh xa các loại thực phẩm gây dị ứng.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ bị dị ứng thức ăn và những điều mẹ cần phải biết
- Dị Ứng Thức Ăn Nổi Mề Đay và Cách Điều Trị, Khắc Phục
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!