Trẻ bị dị ứng thức ăn và những điều mẹ cần phải biết
Trẻ bị dị ứng thức ăn là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất hiện nay. Dị ứng thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn cả tinh thần của trẻ. Vì vậy, việc nhận biết sớm và có biện pháp xử lý kịp thời là hết sức quan trọng.
Tìm hiểu tình trạng trẻ bị dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn ở trẻ xảy ra khi hệ miễn dịch gây ra phản ứng thái quá với các loại thức ăn được dung nạp vào cơ thể. Mặc dù có những triệu chứng tương tự nhau, nhưng dị ứng thức ăn khác hoàn toàn với không dung nạp thực phẩm.
Trẻ thường đã từng tiếp xúc với thực phẩm gây kích ứng ít nhất một lần trước khi phản ứng dị ứng xảy ra. Từ lần thứ hai, kháng thể IgE trong cơ thể trẻ phản ứng với thức ăn, kích thích giải phóng histamine và gây ra các triệu chứng.
Nguyên nhân
Trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu và nhạy cảm, gây ra dị ứng thức ăn. Việc tiếp xúc với các loại thức ăn dễ gây kích ứng có thể khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức, dẫn đến triệu chứng dị ứng. Dưới đây là một số loại thức ăn thường gây dị ứng cho trẻ:
- Đậu phộng
- Hạnh nhân
- Các loại cá
- Trứng
- Sữa
- Hải sản
- Việt quất
- Bí đỏ
- Cà chua
- Khoai tây
- Chất phụ gia
Ngoài ra, số liệu thống kê cho thấy rằng, những trẻ có thành viên trong gia đình có tiền sử bị bệnh dị ứng hay hen suyễn thì nguy cơ mắc chứng dị ứng thức ăn sẽ cao hơn.
Tham khảo thêm: Dị ứng cá ngừ: Cách nhận biết và xử lý
Triệu chứng
Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện sau vài phút hay vài giờ sau khi trẻ ăn. Sau đây là các triệu chứng trẻ bị dị ứng thức ăn có thể gặp phải:
- Triệu chứng trên da: Phát ban, sưng, ngứa rát…
- Triệu chứng về hô hấp: Hắt xì liên tục, khò khè, co thắt họng….
- Triệu chứng về tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy….
Trong nhiều trường hợp, trẻ còn có thể gặp phải các triệu chứng muộn như:
- Viêm da
- Viêm mũi dị ứng
- Ho dai dẳng
- Táo bón
- Chảy nước mũi
- Ra mồ hôi
- Chán ăn
- Ngủ kém
- Mất tập trung
Các triệu chứng muộn được đề cập trên đây thường xuất hiện sau khoảng vài ngày khi trẻ dung nạp các loại thức ăn chứa dị nguyên.
Tham khảo thêm: Dị ứng nghệ và cách chữa nhanh chóng ngay tại nhà
Trẻ bị dị ứng thức ăn có nguy hiểm không?
Thường thì dị ứng thức ăn không gây vấn đề nghiêm trọng nếu được can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch quá mạnh phản ứng với các protein trong thức ăn, có thể dẫn đến sốc phản vệ, là biến chứng nguy hiểm nhất của dị ứng thức ăn.
Dưới đây là các triệu chứng của sốc phản vệ ở trẻ:
- Chóng mặt
- Khó thở
- Mất ý thức
- Rối loạn nhịp tim
- Ngất xỉu
Sốc phản vệ là phản ứng rất nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ nếu không được can thiệp kịp thời. Lúc này, bạn cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để các bác sĩ chăm sóc đúng cách.
Chẩn đoán dị ứng thức ăn ở trẻ em
Ban đầu, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng xuất hiện trên cơ thể trẻ để chẩn đoán bệnh. Một số câu hỏi sau đây sẽ được đặt ra:
- Con bạn đã gặp phải những triệu chứng gì?
- Triệu chứng xuất hiện từ khi nào?
- Tình trạng này có diễn ra thường xuyên không?
- Con bạn đã ăn những gì trước khi các triệu chứng xuất hiện?
- Tiền sử dị ứng hay bệnh hen suyễn của các thành viên trong gia đình?
Để chắc chắn hơn, các xét nghiệm sau sẽ được bác sĩ chỉ định:
- Thử nghiệm da: Bác sĩ sẽ tiến hành chích chiết xuất từ chất bị nghi ngờ là gây dị ứng vào vùng da lưng hay da tay của trẻ. Tiếp đến sẽ quan sát cụ thể các phản ứng phát sinh trên da trong khoảng 15 phút.
- Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra lượng kháng thể IgE phản ứng với một số loại protein có trong các nhóm thức ăn cụ thể. Mặc dù độ chính xác không cao bằng thử nghiệm da nhưng cũng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc chẩn đoán.
Nếu kết quả của cả hai xét nghiệm vẫn chưa đủ để kết luận chính xác, bác sĩ có thể quyết định thực hiện thử thách với thực phẩm. Quá trình này bao gồm cho trẻ ăn một lượng lớn hơn thực phẩm nghi ngờ và theo dõi các triệu chứng sau đó.
Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm đe dọa tính mạng, vì vậy nó cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
Tham khảo thêm: Dị Ứng Tôm Cua: Cách chữa nhanh nhất và lưu ý cần biết
Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao?
Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng dị ứng xảy ra, một số biện pháp sau đây cần được thực hiện để đảm bảo an toàn cho trẻ:
Tránh xa thức ăn gây dị ứng
Đây là một vấn đề cần được xử lý ngay lập tức để kiểm soát tình hình cho trẻ. Bác sĩ sẽ dựa vào các xét nghiệm để xác định thực phẩm gây dị ứng cho bé. Để giảm triệu chứng và ngăn ngừa dị ứng tái phát, bạn cần loại bỏ những thực phẩm này khỏi khẩu phần ăn của con mình.
Trong thời kỳ cho con bú, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để tránh thực phẩm gây dị ứng cho bé. Đặc biệt cần cẩn thận khi tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ hộp, vì chất gây dị ứng có thể truyền qua sữa mẹ, gây ra vấn đề cho bé.
Dùng thảo dược tự nhiên
Một số nguyên liệu từ tự nhiên có thể giúp khắc phục tạm thời các triệu chứng mà trẻ gặp phải. Đặc biệt là các triệu chứng trên da như phát ban, ngứa rát hay sưng da.
Dùng gel lô hội:
- Chuẩn bị 1 lá lô hội tươi
- Đem rửa sạch với nước muối rồi gọt bỏ vỏ, cạo lấy phần gel
- Dùng gel thoa trực tiếp lên vùng da của trẻ xuất hiện triệu chứng
- Để trong 15 phút rồi dùng nước sạch rửa lại và lau khô với khăn mềm
Dùng lá bạc hà:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà
- Đem rửa sạch rồi vò nát với một chút nước ấm
- Dùng bông y tế nhúng vào nước này rồi thoa lên vùng da trẻ bị phát ban do dị ứng thức ăn
- Thoa liên tục trong khoảng 10 phút rồi vệ sinh lại với nước sạch
Tuy nhiên, đối với những trẻ dưới 2 tuổi, làn da còn quá non nớt, dễ kích ứng thì bạn không nên áp dụng các biện pháp này.
Tham khảo thêm: Ngứa Mũi Ngứa Mắt – Có Phải Do Dị Ứng Hay không?
3. Sử dụng thuốc kháng Histamine
Khi trẻ bị dị ứng thức ăn thì việc sử dụng thuốc kháng Histamine thường sẽ có tác dụng khắc phục triệu chứng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này sẽ không có tác dụng ngăn ngừa tình trạng này. Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng các loại thuốc sau:
- Hydroxyzine
- Desloratadine
- Azelastine
Bên cạnh đó, một số loại thuốc kháng Histamine không kê đơn cũng có thể dùng được cho trẻ:
- Fexofenadine
- Diphenhydramine
- Loratadine
Trẻ em rất nhạy cảm, vì vậy hãy theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng thuốc, đảm bảo rằng trẻ uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự cho phép của chuyên gia.
4. Dùng thuốc Epinephrine
Đây là loại thuốc được dùng theo đường tiêm, có thể đáp ứng khi trẻ bị dị ứng thức ăn ở mức độ nặng. Lúc này, các triệu chứng nghiêm trọng đã phát sinh. Đặc biệt là các triệu chứng sốc phản vệ. Cần sử dụng thuốc Epinephrine khi trẻ có các dấu hiệu sau:
- Cổ họng căng tức
- Khàn tiếng
- Sưng trong miệng
- Khó thở
Tham khảo thêm: Viêm Da Dị Ứng Tiếp Xúc Có Lây Không? Cách Trị Dứt Điểm
Ngăn ngừa tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ em
Tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ có thể được ngăn ngừa với những khuyến nghị cụ thể như sau:
- Nên cho bé bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
- Tránh cho bé ăn thức ăn đặc khi chưa đủ 6 tháng tuổi.
- Tránh các loại thực phẩm dễ gây kích ứng trong chế độ ăn khi trẻ dưới 5 tuổi.
Trẻ bị dị ứng thức ăn là vấn đề không quá nghiêm trọng nhưng bạn cần quan tâm kịp thời. Bởi hiện tượng này nếu không sớm khắc phục có thể gây ta những biến chứng nguy hiểm khiến sức khỏe trẻ bị đe dọa, nhiều rủi ro phát sinh.
Có thể bạn quan tâm:
- Dị ứng thịt bò – Biểu hiện nhận biết và cách xử lý tại chỗ
- Dị ứng hải sản – Nguyên nhân và cách xử lý nhanh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!