Khàn tiếng kéo dài – Đây là nguyên nhân bạn nên đi khám ngay
Khàn tiếng kéo dài là tình trạng bệnh kéo dài hơn 2 tuần, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh này chi tiết hơn.
Nguyên nhân gây khàn tiếng kéo dài là gì?
Nếu dây thanh bị tổn thương (sưng to, đóng không kín), luồng không khí đi qua dây thanh bị biến dạng, sẽ gây khàn giọng, khó nghe.
Thông thường, khàn tiếng sẽ khỏi chỉ sau 1 – 2 ngày phát bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài trên 2 tuần, đây có thể là triệu chứng cảnh báo những vấn đề sức khỏe sau:
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là thuật ngữ đề cập đến tình trạng dây thanh trong cổ họng bị sưng, viêm, khiến cho mép của chúng không rung một cách linh hoạt. Không khí đi qua thanh quản bị biến dạng, giọng nói sẽ khàn hơn.
Tham khảo thêm: Bé bị khản tiếng có nguy hiểm không? Chữa như thế nào?
Hạt xơ dây thanh
Hạt xơ dây thanh quản là tình trạng dây thanh bị tổn thương do xuất hiện các khối u nhỏ có chân rộng, có kích thước tương đương, mọc đối xứng ở hai bên dây thanh.
Dịch tiết ra để hàn gắn vết thương sẽ tích tụ thành hạt nhỏ ở mép dây thanh, ảnh hưởng đến chất lượng rung của dây thanh, gây tình trạng rè, khàn tiếng.
Teo dây thanh
Với những người từ 60 tuổi trở lên, giọng nói có xu hướng yếu và trầm khàn hơn. Nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do dây thanh quản bị teo.
Ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là một dạng ung thư biểu mô trong thanh quản. Bên cạnh triệu chứng khàn giọng kéo dài, khó nuốt, người bị ung thư thanh quản còn xuất hiện các triệu chứng khác như khó nuốt, nổi hạch cổ, khó thở…
Xem thêm: Bị khàn tiếng uống gì để giúp mau chóng hồi phục bệnh?
Biến chứng nguy hiểm của khàn tiếng kéo dài nếu không điều trị
Nhiễm trùng toàn bộ hệ hô hấp
Khi chứng khàn tiếng đi kèm với thanh quản, niêm mạc họng bị sưng, phù nề đồng nghĩa với bệnh đang tiến triển. Nếu không có biện pháp điều trị sớm, vi khuẩn, virus sẽ lan rộng đến hệ hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Không thể nói được
Một số trường hợp bị khàn tiếng, lại gặp vấn đề như u, polyp, loét ở thanh quản nếu không quản lý và điều trị tốt, bệnh nhân có thể mất tiếng hoàn toàn.
Xem ngay: Khan tiếng có đờm: Dấu hiệu và cách điều trị
Bị khàn tiếng lâu ngày nên làm gì?
Khi bị khàn tiếng lâu ngày nhưng không rõ nguyên nhân, nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Chuyên gia sẽ tiến hành khám lâm sàng, sinh thiết tế bào, chụp X-quang, CT,…
Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Hạn chế nói.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước trà pha đặc.
- Sử dụng thiết bị làm ẩm không khí phòng.
- Không hút thuốc lá, dùng bia rượu hay chất kích thích.
- Không hạ nhiệt độ phòng quá thấp.
Áp dụng một số mẹo sau đây để cải thiện bệnh:
- Pha 2 muỗng cà phê mật ong với 250 ml sữa tươi hâm nóng, uống từng ngụm.
- Ngậm viên nước đá có chứa tinh dầu khuynh diệp (bạch đàn) sau mỗi bữa ăn.
- Với những người có thanh quản nhạy cảm, nên chà xát lòng bàn tay lên khuỷu và cổ tay nhiều lần trong ngày.
Tóm lại, khàn tiếng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, nên đến cơ sở y tế để thăm khám để được điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng.
Thông tin liên quan:
- Cách chữa khàn tiếng bằng giá đỗ tại nhà đơn giản
- Khàn tiếng uống gì? Thức uống chữa hiệu quả an toàn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!