5 cách chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá an toàn hiệu quả [CHI TIẾT NHẤT]

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Đây là phương pháp an toàn, tiết kiệm và được nhiều người thực hiện nhất hiện nay.

Vì sao rau diếp cá chữa trị được bệnh viêm phế quản?

Trong Đông y, rau diếp cá có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Nghiên cứu Y học hiện đại cũng đã chỉ ra trong rau diếp cá có chứa thành phần flavonoid, alkaloid có tác dụng hiệu quả trong việc trị bệnh viêm phế quản như:

  • Kháng vi khuẩn
  • Kháng virus
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Vì sao rau diếp cá chữa trị được bệnh viêm phế quản?
Rau diếp cá có thể hỗ trợ cải thiện được triệu chứng của bệnh viêm phê quản.

Đọc thêm: Bé bị viêm tiểu phế quản kéo dài bao lâu? Trị như thế nào?

5 cách chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá an toàn

1. Uống nước diếp cá nguyên chất

Nước rau diếp cá khá mát, giúp làm long đờm, giảm tức ngực, khó thở cho người bệnh viêm phế quản. 

Uống nước diếp cá nguyên chất
Nước lá diếp cá giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản

+ Nguyên liệu: Rau diếp cá (1 nắm), muối ăn (1 ít)

+ Thực hiện:

  • Rửa sạch rau diếp cá và để ráo nước.
  • Ép nhuyễn rau diếp cá với nước và muối ăn. Lọc bỏ phần xác và lấy nước uống.
  • Mỗi ngày, uống 2 lần và thực hiện đều đặn trong khoảng 1 tuần.

2. Rau diếp cá và cam thảo

Rau diếp cá kết hợp với cam thảo sẽ giúp người bệnh viêm phế quản giảm nhanh các triệu chứng tức ngực, khó thở. 

+ Nguyên liệu: Lá rau diếp cá (50g), cam thảo (30g)

+ Thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước và phơi khô.
  • Cho 2 nguyên liệu này vào ấm để nấu lấy nước uống.
  • Mỗi ngày, người bệnh nên uống 1 – 2 lần và liên tục trong vòng 5 – 7 ngày.

3. Rau diếp cá và mật ong

Mật ong là nguyên liệu có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao. Sử dụng rau diếp cá kết hợp với mật ong sẽ giúp kiểm soát các tổn thương.

+ Nguyên liệu: Lá rau diếp cá (50g), mật ong (1 muỗng)

+ Thực hiện:

  • Đem lá diếp cá rửa sạch với nước và để cho ráo.
  • Ép nhuyễn nguyên liệu này để lấy nước.
  • Cho vào nước diếp cá 1 muỗng mật ong và khuấy đều lên.
  • Uống liên tục 2 – 3 lần/ tuần.

Đọc thêm: Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có nguy hiểm không?

4. Rau diếp cá và nước vo gạo

Trong nước vo gạo có chứa thành phần vitamin PP giúp loại bỏ hết các loại vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản ở cổ họng.

Rau diếp cá và nước vo gạo
Chữa viêm phế quản bằng nước vo gạo và rau diếp cá

+ Nguyên liệu: Rau diếp cá (1 nắm), nước vo gạo (1 bát)

+ Thực hiện:

  • Rửa sạch lá diếp cá và ép nhuyễn lấy nước.
  • Cho nước vo gạo vào và trộn đều lên.
  • Đem hỗn hợp hấp cách thủy hoặc nấu sôi trong vòng 15 phút.
  • Người bệnh chia nước này ra uống 2 lần/ngày và uống liên tục trong 1 tuần.

→ Gợi ý thêm: Viêm phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

5. Rau diếp cá và phổi lợn

Phổi lợn giúp giảm ngứa họng, sạch đờm, phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Đồng thời, sử dụng rau diếp cá với phổi lợn còn giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các tổn thương ở phổi hiệu quả.

+ Nguyên liệu: Rau diếp cá (60 g), phổi lợn (1 bộ)

+ Thực hiện:

  • Rửa sạch rau diếp cá và phổi lợn. Đem phổi lợn cắt thành từng miếng vừa ăn.
  • Tiếp đến, đun sôi nước và cho phổi lợn vào nấu chín.
  • Sau đó, nêm nếm gia vị và cho rau diếp cá vào nấu sôi lần nữa.
  • Sử dụng canh rau diếp cá và phổi lợn liên tục trong 3 tháng.

LỜI KHUYÊN:

  • Không được sử dụng quá nhiều lá diếp cá và phải uống với liều lượng nhất định. 
  • Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
  • Rau diếp cá chỉ có tác dụng tạm thời trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh, chứ không chữa trị dứt điểm.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp, tránh căng thẳng.
  • Ở mức độ nặng, người bệnh không nên thực hiện cách làm trên mà hãy tiến hành thăm khám và chữa trị.

Trên đây là 5 cách chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá được rất nhiều người thực hiện. Tốt nhất, nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh nên chữa trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: 

Ngày đăng 16:15 - 11/01/2024 - Cập nhật lúc: 13:34 - 22/05/2024
Chia sẻ:
Bé bị viêm phế quản thở khò khè và những điều cần biết: Làm sao chữa khỏi?
Bé bị viêm phế quản thở khò khè là trường hợp khá phổ biến. Tình trạng này thường không gây…
Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp Viêm phế quản có lây không? Các đường lây nhiễm và phòng ngừa
Viêm phế quản có lây không và lây nhiễm qua đường nào là thắc mắc của nhiều người hiện nay.…
Bé bị viêm phế quản nên ăn gì để tăng đề kháng và khỏi bệnh? [CHUYÊN GIA] Chỉ cách hay
Bé bị viêm phế quản nên ăn gì? Là vấn đề nhiều bậc cha mẹ thắc mắc. Với những gợi…
Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều và giải pháp khắc phục
Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều - đặc biệt là vào ban đêm. Để cải thiện triệu chứng, bạn…
Triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ em và cách điều trị

Viêm phế quản cấp ở trẻ em thường phổ biến hơn người lớn. Bệnh có thể kích thích hệ thống…

Viêm thanh khí phế quản – Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm thanh khí phế quản (Croup) đề cập đến tình trạng viêm cấp - mãn tính ở thanh quản, khí…

Điều trị bệnh viêm phế quản Viêm phế quản và các cách điều trị tận gốc từ bài thuốc Đông y bí truyền

Viêm phế quản là một trong những bệnh đường hô hấp nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ khởi…

Viêm phế quản co thắt Viêm phế quản co thắt là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm phế quản co thắt là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, một thể bệnh của viêm…

Viêm tiểu phế quản là gì? Tại sao trẻ em thường mắc phải?

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua