Bé bị viêm phế quản thở khò khè và những điều cần biết: Làm sao chữa khỏi?
Bé bị viêm phế quản thở khò khè là trường hợp khá phổ biến. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm, nhưng có một số trường hợp, bé có thể cần nhập viện điều trị.
Tại sao bé bị viêm phế quản thở khò khè?
Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Bệnh thường phổ biến ở trẻ sơ sinh vào những tháng lạnh. Viêm phế quản khiến cho phổi bị viêm, tắc nghẽn dẫn đến tính trạng thở khò khè.
Trẻ bị viêm phế quản có thể dẫn đến ho nhiều, ho có đờm, sốt, sổ mũi khiến bé mệt mỏi, khó chịu, hay quấy khóc và chán ăn. Do đó, khi nhận thấy tình trạng viêm phế quản gây thở khò khè ở trẻ, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để tìm hiểu rõ cách khắc phục và chăm sóc an toàn, hiệu quả.
Xem thêm: Viêm phế quản cấp ở trẻ em: Triệu chứng bệnh và cách điều trị
Chẩn đoán viêm phế quản thở khò khè ở bé
Để chẩn đoán viêm phế ở trẻ em, bác sĩ có thể đặt các câu hỏi về tình trạng sức khỏe. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để kiểm tra phổi và tiếng khò khè. Đôi khi bác sĩ cũng có thể yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:
- Kiểm tra hơi thở (phế dung kế) của trẻ
- Chụp X-quang ngực
- Xét nghiệm máu, tuy nhiên điều này hiếm khi xảy ra
Biện pháp điều trị khi bé bị viêm phế quản thở khò khè
1. Chăm sóc tại nhà
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm.
- Sử dụng máy phun sương để làm giảm các triệu chứng.
- Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để hút các chất lỏng, dịch nhầy ra khỏi mũi và đường hô hấp.
- Cho bé uống nhiều nước.
- Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên.
- Bổ sung vitamin C.
- Không được hút thuốc lá trong môi trường sống của trẻ.
2. Thuốc điều trị
- Thuốc làm giãn phế quản.
- Thuốc kháng sinh.
- Sử dụng Acetaminophen khi trẻ bị sốt hoặc ho.
Trong các trường hợp đặc biệt có thể kê một toa thuốc bao gồm:
- Thuốc tiêm Epinephrine.
- Cho bé thở oxy hoặc sử dụng máy thở.
- Sử dụng thuốc Corticosteroid (chẳng hạn như Methylprednisolone hoặc Prednison).
Thuốc tây có khả năng điều trị cấp tính các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ nhưng không chưa dứt điểm được. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc tây kéo dài để chữa viêm phế quản có thể khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm. Tốt nhất, bố mẹ nên chọn phương pháp điều trị bằng thảo dược để tốt cho con.
Tham khảo thêm: Viêm phế quản dạng hen là gì? Chữa dứt điểm được không?
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Bé có dấu hiệu khó thở hoặc không thở được.
- Hơi thở của bé trở nên nhanh hoặc không ổn định.
- Bé có dấu hiệu mệt mỏi, nhợt nhạt, xanh xao, chán ăn.
- Bé có thân nhiệt trên 37 độ C.
- Bắt đầu ho một cách đột ngột.
Bé bị viêm phế quản thở khò khè có thể không phải là tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng cần được điều trị để tránh làm bệnh tồi tệ hơn và gây ra nhiều biến chứng khác. Trao đổi với bác sĩ để có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tình trạng này quay trở lại.
Tham khảo thêm:
- Viêm phế quản có lây không? Lây như thế nào? [CHUYÊN GIA] giải đáp
- Bé bị viêm phế quản thở khò khè: Lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!