Viêm thanh khí phế quản – Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm thanh khí phế quản (Croup) đề cập đến tình trạng viêm cấp – mãn tính ở thanh quản, khí quản và phế quản. Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng, bệnh còn làm tăng thân nhiệt và đau nhức.

Viêm thanh khí phế quản là gì?

Viêm thanh khí phế quản (bệnh Croup) là tình trạng viêm nhiễm cấp – mãn tính xảy ra ở khí quản, thanh quản và phế quản. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi nhưng gặp tập trung chủ yếu ở trẻ 2 tuổi. 

viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
Viêm thanh khí phế quản là bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh dễ lây lan nên có thể bùng phát thành dịch và có xu hướng tái phát nhiều lần – đặc biệt là ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi.

Đọc thêm: Viêm thanh khí phế quản: Dấu hiệu bệnh và cách điều trị

Triệu chứng viêm thanh khí phế quản ở trẻ em và người lớn

Triệu chứng viêm thanh khí phế quản ở trẻ em và người lớn
Bệnh thường gây ho kéo dài, khó thở, khàn giọng, sốt cao và thở khò khè (hơi thở có tiếng rít)

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm thanh khí phế quản, bao gồm:

  • Sốt cao
  • Khàn giọng
  • Khó thở
  • Thở khò khè (hơi thở có tiếng rít)
  • Ho nhiều và liên tục
  • Trẻ nhỏ có thể khóc ré lên do khó chịu

Ở người lớn, triệu chứng của bệnh thường có mức độ nhẹ hơn và rất khó phân biệt với tình trạng cảm mạo thông thường.

Nguyên nhân gây bệnh viêm thanh khí phế quản

1. Do nhiễm trùng

Virus á cúm (parainfluenza virus type 1, 2, 3) là tác nhân gây ra nhiễm trùng cấp ở khí quản, phế quản và thanh quản. 

2. Các nguyên nhân khác

  • Trào ngược dạ dày: Trong một số trường hợp, lượng dịch vị có thể đi sâu vào khí quản và phế quản, gây ra tình trạng viêm. 
  • Dị ứng: Dị ứng là nguyên nhân kích thích phản ứng viêm.

Viêm thanh khí phế quản có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp bị viêm thanh khí phế quản đều có mức độ nhẹ và có khả năng thuyên giảm sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể làm gián đoạn cuộc sống sinh hoạt.

Viêm thanh khí phế quản có nguy hiểm không?
Trẻ nhỏ bị viêm thanh khí phế quản có thể dẫn đến suy hô hấp (quấy khóc, tím tái, thở mạnh,…)

Ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, bệnh có thể bị suy hô hấp nếu không được kiểm soát kịp thời. Ngoài ra, bệnh còn làm tăng nguy cơ phình giãn đường thở vĩnh viễn ở trẻ nhỏ.

Gợi ý: Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều: Cách điều trị hiệu quả

Chẩn đoán bệnh viêm thanh khí phế quản

Nếu nhận thấy các triệu chứng của bệnh, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán:

  • Quan sát biểu hiện lâm sàng
  • Nghe nhịp tim và quan sát hơi thở
  • Kiểm tra cổ họng
  • Chụp X-Quang vùng ngực

Điều trị bệnh viêm thanh khí phế quản

1. Điều trị y tế

Điều trị bệnh viêm thanh khí phế quản
Có thể dùng thuốc hạ sốt, Epinephrine, kháng sinh,… trong điều trị viêm thanh khí phế quản

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bao gồm:

  • Epinephrine
  • Thuốc chứa steroid
  • Thuốc hạ sốt Paracetamol 
  • Kháng sinh cephalosporine, penicillin, quinolone, macrolide,… 
  • Thuốc kháng histamine H1như: Loratadine, Cetirizin, Chlorpheniramine,…

Trong trường hợp viêm thanh khí phế quản do trào ngược dạ dày (thường xảy ra ở người lớn), bạn nên sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn.

Tham khảo thêm: Viêm phế quản dạng hen: Bệnh có chữa dứt điểm được không?

2. Điều trị tại nhà

Điều trị tại nhà
Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ có thể làm giảm tình trạng khó thở và nghẹt mũi
  • Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, nước ép trái cây và rau xanh để tăng cường sức đề kháng.
  • Cho trẻ tắm nước mát.
  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và ngủ nhiều.
  • Chia nhỏ bữa ăn và cố gắng cho trẻ ăn uống/ bú đầy đủ.
  • Nên cho trẻ xông hơi với tinh dầu để làm thông đường thở.

Nếu điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ thường có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 – 5 ngày.

Phòng ngừa viêm thanh khí phế quản ở trẻ em và người lớn

  • Rửa tay thường xuyên – nhất trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tiêm vacxin phòng ngừa.
  • Tránh các tác nhân dị ứng và giữ khoảng cách với người bệnh.
  • Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học.
  • Kiểm soát tốt bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Viêm thanh khí phế quản là bệnh lý hô hấp khá phổ biến. Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng của bệnh, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường.

Tìm hiểu thêm:

Chia sẻ:
Viêm tiểu phế quản là gì? Tại sao trẻ em thường mắc phải?

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ…

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản – Hướng dẫn chi tiết

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản là việc cần thiết giúp các bé nhanh chóng khỏi bệnh và tránh…

viêm phế quản ở trẻ em Viêm phế quản ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp rất dễ khởi phát ở những bé…

Viêm phế quản co thắt Viêm phế quản co thắt là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm phế quản co thắt là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, một thể bệnh của viêm…

Viêm phế quản dạng hen là gì? Có chữa dứt điểm được không?

Viêm phế quản dạng hen là tình trạng các triệu chứng bệnh xảy ra cùng một lúc, chồng chéo lên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua