Bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi? Bác sĩ nói gì

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi? Nếu chăm sóc trẻ kỹ lưỡng, bệnh sẽ khỏi sau mười ngày hoặc hai tuần. Nếu bệnh nặng, người nhà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Tổng quan về bệnh viêm tiểu phế quản

Virus gây viêm tiểu phế quản ở trẻ em có tên Respiratoire Syncytial, được viết tắt là VRS.

Tổng quan về bệnh viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ

Triệu chứng thường gặp:

  • Ho;
  • Sốt nhẹ;
  • Sổ mũi;
  • Nghẹt mũi;
  • Thở khò khè;
  • Khó thở;
  • Nôn mửa.

Gợi ý: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Phế Quản

Những nguyên nhân khiến trẻ bị mắc viêm tiểu phế quản là:

  • Sinh non;
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi;
  • Hệ thống miễn dịch của trẻ yếu;
  • Không được bú sữa mẹ;
  • Tiếp xúc với những trẻ khác bị bệnh;
  • Sống trong môi trường đông đúc;
  • Khói thuốc lá;
  • Bệnh tim, bệnh phổi tiềm ẩn;
  • Trẻ nhỏ tiếp xúc với người lớn mang virus bệnh.

Bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi?

Bệnh viêm tiểu phế quản thường kéo dài trong khoảng 7 ngày. Trong quãng thời gian đó, trẻ thường có các triệu chứng như ho và mệt mỏi. Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần trong vòng 14 ngày.

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm. Thông thường, nếu bệnh diễn ra ở mức độ nhẹ, bệnh nhi sẽ được chăm sóc tại nhà và sẽ khỏi trong khoảng hai tuần.

Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài cùng với các triệu chứng bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám, chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Bé bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?

Cách chăm sóc trẻ bệnh viêm tiểu phế quản

Cha mẹ cần thực hiện những điều sau:

  • Cho trẻ uống đầy đủ nước.
  • Nếu dùng thuốc hạ sốt, hãy tuân thủ thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, cho trẻ ăn thức ăn dễ nuốt như bình thường. 
  • Lấy dịch nhầy trong mũi của trẻ.
  • Dùng nước muối để nhỏ mũi.
  • Giữ môi trường không khí xung quanh luôn sạch, ẩm và ấm áp. 
  • Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng sẽ giúp dễ thở hơn.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Không cho tiếp xúc với các trẻ em đang bị viêm phế quản.
Cách chăm sóc trẻ bệnh viêm tiểu phế quản
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu bệnh có những dấu hiệu trở nặng như nôn mửa, da tái xanh, hôn mê,…

Đọc thêm: Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Phòng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ như thế nào?

Những cách giúp trẻ nhỏ phòng tránh viêm tiểu phế quản là:

  • Cho trẻ bú mẹ đầy đủ;
  • Nếu trẻ lớn, cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng;
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người đang bị cảm ốm;
  • Làm sạch, khử trùng đồ chơi;
  • Cho trẻ sử dụng ly nước, bình bú riêng, không dùng chung với người khác;
  • Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ;
  • Không để trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá, bụi bẩn;
  • Cho trẻ rửa tay thường xuyên;
  • Người nhà khi ẵm bế trẻ cần phải vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch;
  • Khi ho, hắt hơi cần tránh xa trẻ;
  • Giữ môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ.

Thông thường, nếu bệnh chỉ ở mức độ nhẹ, trẻ sẽ khỏi bệnh trong vòng hai tuần. Nếu bệnh có các biểu hiện bất thường thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị. 

Bài viết liên quan

Chia sẻ:
Cách trị ho bằng lá hẹ tại nhà giúp khỏi bệnh nhanh chóng

Có nhiều cách để trị ho bằng lá hẹ ngay tại nhà. Đây là mẹo dân gian giúp giảm hiệu…

Viêm Đa Xoang: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Viêm đa xoang là một bệnh lý phức tạp có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ, khó thở, chảy…

Khó thở ở thanh quản là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Khó thở ở thanh quản thường có nguyên nhân từ nhiễm trùng, u nhú hoặc có thể do vướng dị…

Bệnh viêm xoang hàm là gì? Viêm xoang hàm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm xoang hàm là một trong những căn bệnh viêm đường hô hấp rất nhiều người mắc phải. Bệnh có…

Bạn cần biết một số triệu chứng viêm amidan thường gặp ở người lớn. Viêm Amidan Ở người Lớn: Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Viêm amidan ở người lớn thường dẫn tới các triệu chứng như ho, đau họng, khó nuốt, sốt, cơ thể…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua