Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày cần làm gì?
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có thể do vi khuẩn kháng kháng sinh, viêm phế quản bội nhiễm,… Nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân và tiến hành khắc phục.
Trẻ bị viêm phế quản sốt mấy ngày?
Sốt cao xảy ra khi hệ miễn dịch tạo kháng thể nhằm ức chế virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng. Hoạt động này có tác dụng kiểm soát nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể nhưng vô tình làm tăng thân nhiệt lên cao (khoảng 38.5 – 39.5 độ C).
Do đó sốt được xem là triệu chứng không điển hình của bệnh viêm phế quản. Thông thường, trẻ mắc bệnh viêm phế quản bị sốt từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên thời gian thực tế có thể ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc vào sức đề kháng, cách chăm sóc và điều trị.
Tham khảo ngay: Viêm phế quản cấp ở trẻ em có triệu chứng gì và cách điều trị
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày do đâu? Nguy hiểm không?
Các nguyên nhân gây sốt do viêm phế quản có xu hướng kéo dài:
- Vi khuẩn gây nhiễm trùng kháng kháng sinh
- Viêm phế quản bội nhiễm
- Hen phế quản, lao phổi, viêm xoang, viêm họng,…
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Trong trường hợp trẻ sốt cao co giật có thể dẫn đến tổn thương não và các biến chứng nguy hiểm khác.
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày – Cha mẹ nên làm gì?
1. Cho trẻ thăm khám bác sĩ
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xác định nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản sốt trong nhiều ngày liền.
Dựa vào kết quả chẩn đoán, trẻ sẽ được chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.
Đọc thêm: Viêm phế quản có lây không? Lây như thế nào?
2. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn
Có thể sử dụng thuốc Paracetamol có tác dụng hạ sốt và giảm cơn đau có mức độ nhẹ. Khi sử dụng cho trẻ nhỏ, nên chọn chế phẩm ở dạng siro, bột cốm, hỗn dịch uống,…
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc Oresol để bù điện giải.
3. Biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị
- Cho trẻ uống nhiều nước để bù chất lỏng, có thể cho trẻ dùng nước ép.
- Dùng khăn mát lau người cho trẻ thường xuyên.
- Nên cho trẻ nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát và mặc quần áo rộng rãi.
- Tránh để trẻ vận động mạnh trong thời gian bị sốt.
- Có thể dùng một số thảo dược có vị mát như lá diếp cá, tía tô, rau má, hoa hòe,…
- Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học trong thời gian điều trị.
Gợi ý: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản chi tiết
Xử lý khi trẻ bị viêm phế quản sốt cao gây co giật
Trong trường hợp trẻ sốt cao 39 – 40 độ C, có dấu hiệu co giật và nôn ói, phụ huynh nên giữ bình tĩnh và xử lý theo những bước sau đây:
- Nên đặt trẻ nằm nghiêng để đảm bảo không cản trở đường thở, tránh tình trạng trẻ nuốt đờm và dịch.
- Nới lỏng quần áo và đảm bảo không gian thông thoáng.
- Tùy chỉnh nhiệt độ phù hợp, không để gió lạnh thổi thẳng vào trẻ.
- Tuyệt đối không để vật dụng đặt vào miệng trẻ vì trẻ có thể nuốt vào.
- Sau đó dùng khăn sạch nhúng nước ấm, vắt ráo và lau khắp người trẻ.
- Tiếp theo, dùng Paracetamol dạng đặt trực tràng với liều 10 – 15mg/ kg trọng lượng để hạ sốt.
- Sau đó đưa trẻ đến ngay bệnh viện nhanh chóng.
Khi nhận thấy trẻ bị viêm phế quản sốt kéo dài nhiều ngày, phụ huynh nên chủ động đưa con trẻ đến bệnh viện sớm. Tình trạng chủ quan có thể khiến trẻ bị sốt cao co giật, gây biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm:
- Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì?
- Viêm phế quản mãn tính: Phác đồ điều trị phù hợp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!