Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh lý rất dễ mắc phải. Bệnh cần sớm được phát hiện và điều trị để tránh những vấn đề nguy hiểm phát sinh, bởi trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm.

Tìm hiểu bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh về đường hô hấp dưới thường gây ảnh hưởng đến những trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh lý này rất dễ khởi phát vào thời điểm giao mùa, khí hậu thay đổi.

viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm phế quản rất dễ khởi phát ở trẻ sơ sinh, nhất là khi thời tiết giao mùa

1. Nguyên nhân

Căn bệnh này thường do các loại vi khuẩn sau kích hoạt:

  • Phế cầu khuẩn
  • Tụ cầu khuẩn
  • Liên cầu khuẩn

Sau đây là những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên:

  • Sức đề kháng kém
  • Môi trường không khí ô nhiễm
  • Thời tiết, nhiệt độ môi trường sống thay đổi đột ngột
  • Viêm amidan, ho gà, hen suyễn…
  • Trẻ sinh non.

Đọc thêm: Viêm phế quản có lây không? Lây qua đường nào?

2. Triệu chứng

  • Trẻ ho khan
  • Thường xuyên chảy nước mũi
  • Mệt mỏi, cáu gắt
  • Thở khò khè
  • Đau sưng cổ họng
  • Sốt nhẹ

Nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ nếu có các vấn đề sau:

  • Trẻ bị sốt cao
  • Khó thở, mặt tím tái
  • Ho khan quá nhiều
  • Cơ thể trẻ mệt mỏi li bì
  • Trẻ chán ăn, bỏ bú
Triệu chứng
Cần sớm đưa trẻ thăm khám khi có những triệu chứng bất thường xuất hiện

Tham khảo thêm: Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?

3. Mức độ nguy hiểm

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm, khi gặp phải bất cứ vấn đề sức khỏe nào đều cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh nếu không sớm phát hiện và điều trị có thể phát sinh các biến chứng nghiêm trọng. Điển hình nhất là viêm phế quản mãn tính hoặc viêm phổi.

Gợi ý: Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày chữa trị bằng cách nào?

Điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh, việc điều trị bệnh viêm phế quản bằng thuốc thường không được khuyến cáo. Bởi các loại thuốc Tây thường dễ phát sinh những tác dụng nguy hiểm cho trẻ.

Phương pháp điều trị chính được áp dụng cho trẻ sơ sinh là làm loãng và loại bỏ đờm trong mũi và cổ họng của trẻ.

  • Cần bổ sung nước ấm đầy đủ, đồng thời tránh cho trẻ dùng sữa hay nước trong tủ lạnh.
  • Nếu cho trẻ nằm điều hòa, cần điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.
  • Giữ vệ sinh không gian sống sạch sẽ.
  • Chú ý giữ ấm cho trẻ, nhất là vào lúc thời tiết giao mùa. 
  • Khi trẻ đang trong thời gian bú sữa, mẹ bầu cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học.
  • Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ.
  • Chú ý đến những dấu hiệu bất thường của trẻ.

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh mặc dù là bệnh lý cấp tính thường gặp nhưng sẽ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng nếu không điều trị sớm. Trẻ sơ sinh thuộc nhóm đối tượng nhạy cảm, nên đưa trẻ thăm khám khi có dấu hiệu bất thường nào.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Viêm tiểu phế quản là gì? Tại sao trẻ em thường mắc phải?

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ…

viêm phế quản ở trẻ sơ sinh Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh lý rất dễ mắc phải. Bệnh cần sớm được phát hiện…

Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều và giải pháp khắc phục

Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều - đặc biệt là vào ban đêm. Để cải thiện triệu chứng, bạn…

viêm phế quản cấp Bệnh viêm phế quản cấp – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh viêm phế quản cấp thường khởi phát do sự tấn công của virus là chủ yếu. Bệnh thường dễ…

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp Viêm phế quản có lây không? Các đường lây nhiễm và phòng ngừa

Viêm phế quản có lây không và lây nhiễm qua đường nào là thắc mắc của nhiều người hiện nay.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua