Bài Thuốc Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Giao (Cây Xương Cá)
Chữa viêm xoang bằng cây giao được nhiều người áp dụng và thành công. Vậy cách chữa như thế nào? Bài thuốc này liệu có an toàn? Bài viết dưới đây sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho bạn.
Cây giao có công dụng gì với người bị viêm xoang?
Trong Đông y, cây giao (cây xương cá) tính mát, có độc, giúp kích thích lưu thông tuyến sữa, khu phong, sát trùng, chống viêm. Nhờ đó, loại cây này được sử dụng để chữa viêm xoang và một số căn bệnh khác như thấp khớp, rắn cắn, hen suyễn,…
Gợi ý: Chữa viêm xoang bằng lá trầu không hiệu quả đơn giản
Hướng dẫn cách chữa viêm xoang bằng cây giao
Các nguyên liệu cần có gồm:
- Cây giao tươi: Khoảng 15 – 20 đốt
- Một cái ấm đun nước chỉ dành riêng cho việc nấu cây giao, không sử dụng cho các mục đích khác
- Một tờ lịch treo tường khổ vừa, kích thước dài khoảng 50cm.
Chuẩn bị nước và các dụng cụ xông hơi:
- Với tờ lịch đã chuẩn bị, đem quấn lại thành một ống dài. Lưu ý quấn thật chặt tay và tạo hình ống để được 1 đầu nhỏ vừa với lỗ mũi, đầu còn lại có kích thước lớn hơi miệng vòi ấm một chút.
- Các đốt giao đem rửa sạch, thái thành những khúc nhỏ có chiều dài khoảng 2cm. Sau đó, cho hết cây giao vào trong ấm, đổ nước ngập mặt nguyên liệu và nấu sôi.
Xông nước cây giao chữa viêm xoang:
- Khi ấm nước sôi, hãy điều chỉnh lửa để hơi bốc ra từ từ
- Cắm phần đầu lớn của ống giấy vào trong miệng vòi ấm. Đầu nhỏ đưa lại gần lỗ mũi
- Hít thở nhịp nhàng để đưa hơi nước len lỏi vào sâu bên trong xoang mũi bị viêm
- Trường hợp bị viêm xoang nhẹ thì xông trong khoảng 20 phút, nặng thì xông lâu hơn nhưng cũng không quá 50 phút/ lần. Thực hiện 2 lần/ ngày.
Xem thêm: Chữa viêm xoang bằng dầu dừa – Thực hiện như thế nào?
Thận trọng khi chữa viêm xoang bằng cây giao
Nghiên cứu cho thấy, trong mủ cây giao dù non hay già đều chứa một lượng chất độc nhất định. Nếu không may để nhựa dính vào da hay mắt, có thể gây phỏng da, tổn thương giác mạc, mù mắt.
Chưa kể việc xông hơi không đúng cách, hít phải hơi nước quá nóng có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương nặng nề. Cần chú ý một số vấn đề sau:
- Cắt bẻ cành giao một cách nhẹ nhàng và nên mang kính cũng như gang tay khi sơ chế.
- Trường hợp nhựa giao dính vào tay hay mắt thì hãy nhanh chóng rửa sạch bằng nước.
- Trong quá trình xông, nếu bạn cảm thấy hơi nước quá nóng, hãy đưa mặt ra chỗ khác một lúc và vặn nhỏ lửa lại.
Phụ nữ mang thai, trẻ em có nên chữa viêm xoang bằng cây giao?
Như đã phản ánh ở trên, nhựa giao có tính độc. Chính vì vậy, tuyệt đối không nên áp dụng cách này cho phụ nữ mang thai và trẻ em.
Trên thực tế, vẫn chưa có một thử nghiệm hay công trình nghiên cứu khoa học nào được thực hiện nhằm kiểm chứng hiệu quả của cây giao trong điều trị viêm xoang. Do đó, bất cứ đối tượng nào khi thực hiện mẹo dân gian này cũng cần thận trọng thông qua ý kiến bác sĩ.
Tham khảo thêm: Tỏi ngâm mật ong chữa viêm xoang có hiệu quả không?
Có nên chữa viêm xoang bằng cây giao theo đường uống?
Các chuyên gia cảnh báo, việc uống nước sắc hay dịch ép từ cây giao có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: Phỏng rát miệng và cổ họng, ngộ độc, tiêu chảy, ói mửa, đau bụng… Bạn không nên dùng cây xoang theo đường miệng dưới bất kì hình thức nào.
Trên đây là thông tin về phương pháp chữa viêm xoang bằng cây giao. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không nên lạm dụng quá.
Tin xem thêm:
- Cách chữa viêm xoang bằng hạt gấc – Những lưu ý khi dùng
- Cách chữa viêm xoang mũi bằng tỏi giúp bệnh mau hồi phục
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!