Lỗ mũi có mùi hôi – Dấu hiệu của bệnh viêm xoang?
Lỗ mũi có mùi hôi là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm xoang mãn tính. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể khởi phát do một số bệnh về mũi đáng lưu ý.
Lỗ mũi có mùi hôi là dấu hiệu của viêm xoang?
Viêm xoang xảy ra khi các mô xoang ở bên trong bị viêm, làm gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch và gây ứ trệ dịch nhầy. Ngoài các triệu chứng điển hình, bệnh viêm xoang còn có thể gây ra mùi hôi ở mũi.
Nguyên nhân là do viêm xoang kéo dài khiến quá trình dẫn lưu dịch tiết hô hấp bị ngưng trệ, tạo điều kiện do vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và tiết ra mùi hôi khó chịu. Do đó triệu chứng này chủ yếu xảy ra ở những người bị viêm xoang mãn tính.
Đọc thêm: Viêm xoang gây ù tai – Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng lỗ mũi có mùi hôi
1. Viêm tiền đình mũi
Viêm tiền đình ở mũi là tình trạng nhiễm trùng ở phần trước của mũi. Nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập vào niêm mạc mũi khi có vết trầy xước và tổn thương.
– Dấu hiệu nhận biết viêm tiền đình mũi:
- Mũi sưng đau.
- Đầu mũi đỏ và viêm.
- Lỗ mũi thở ra có mùi hôi.
- Bên trong mũi xuất hiện mụn nhọt.
- Xung quanh vùng mũi có xu hướng đỏ và nóng.
2. Sâu răng gây hôi ở mũi
Các vi khuẩn gây sâu răng có xu hướng di chuyển đến những cơ quan lân cận như vòm họng, amidan và mũi, sau đó phát triển, gây nhiễm trùng và làm phát sinh mùi hôi.
– Triệu chứng nhận biết lỗ mũi có mùi hôi do sâu răng:
- Không có tổn thương thực thể ở mũi
- Răng đau nhức và xuất hiện đốm đen
- Thường đi kèm với tình trạng hơi thở có mùi
3. Polyp mũi
Polyp mũi là sự tăng sinh quá mức của niêm mạc mũi và gây ra khối u lành tính ở cơ quan này. Lượng dịch tiết bị ứ đọng trong thời gian dài có thể gây nghẹt, ngứa mũi và làm phát sinh mùi hôi khó chịu.
– Dấu hiệu nhận biết polyp mũi:
- Sờ vào bên trong lỗ mũi cảm thấy cộm.
- Thường nghẹt mũi không rõ nguyên do.
- Xoang mũi có mùi hôi.
Gợi ý: Viêm Xoang Khạc Ra Máu Là Tình Trạng Gì?
4. Bệnh Phantosmia
Bệnh Phantosmia (ảo giác khứu giác) là bệnh lý xảy ra khi bạn ngửi thấy các mùi không có thật. Bệnh cũng có thể xảy ra do biến chứng của bệnh động kinh, u não, chấn thương sọ não hoặc Alzheimer,…
– Dấu hiệu nhận biết bệnh Phantosmia:
- Bạn ngửi thấy lỗ mũi có mùi hôi nhưng những người xung quanh không ngửi thấy.
- Mùi hôi có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên lỗ mũi.
- Khó khăn trong việc xác định mùi vị.
5. Bệnh trĩ mũi (viêm mũi teo)
Bệnh trĩ mũi là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm kéo dài, gây ra mủ màu xanh/ vàng và có mùi hôi tanh khó chịu.
Bệnh thường xảy ra do một số yếu tố bẩm sinh, nội tiết tố, người có rối loạn giao cảm hoặc do nhiễm vi khuẩn.
– Dấu hiệu nhận biết lỗ mùi có mùi hôi do viêm mũi teo:
- Mũi có mùi hôi khó chịu.
- Thường xuyên bị tắc nghẽn mũi.
- Chảy máu cam.
- Biến dạng yên – mũi.
6. Viêm mũi do nhiễm trùng
Khác với viêm mũi dị ứng, viêm mũi do nhiễm trùng (virus/ vi khuẩn) không chỉ gây phù nề niêm mạc, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… mà còn khiến lỗ mũi có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân là do vi khuẩn/ virus gây tổn thương niêm mạc và tụ mủ ở vị trí này, gây sưng đau và hôi thối.
– Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi do nhiễm trùng:
- Mũi đau nhức và sưng nóng
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
- Đau rát cổ họng
- Lỗ mũi tiết dịch kèm theo mủ và có mùi hôi
- Người nóng sốt
- Ớn lạnh
- Mệt mỏi
7. Ung thư mũi xoang
Ung thư mũi xoang là tình trạng các khối u ác tính xuất hiện bên trong xoang hoặc niêm mạc mũi. Đây là một trong những loại ung thư rất hiếm gặp và thường có xu hướng gặp nhiều ở nam giới.
– Dấu hiệu nhận biết ung thư mũi xoang:
- Nghẹt mũi (thường là nghẹt 1 bên)
- Thường chảy máu cam
- Lỗ mũi thở ra có mùi hôi
- Khó khăn trong việc nghe
- Giảm thị lực
- Chảy dịch mũi sau
- Sưng vùng mặt
- Tê ở mặt
Tham khảo thêm: Viêm xoang có gây mất ngủ – Điều trị như thế nào?
Cần làm gì khi lỗ mũi có mùi hôi?
Lỗ mũi có mùi hôi là dấu hiệu cho thấy mũi và một số cơ quan lân cận bị tổn thương. Vì vậy bạn nên tìm gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.
Với những vấn đề sức khỏe do viêm và nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh, thuốc xịt và thuốc uống. Trong khi đó với polyp mũi hoặc ung thư mũi xoang, bạn có thể phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Chủ động trong việc thăm khám và điều trị có thể giúp bạn phát hiện bệnh lý sớm và điều trị kịp thời.
Bài viết đã tổng hợp một số vấn đề sức khỏe có liên quan đến tình trạng lỗ mũi có mùi hôi. Tuy nhiên việc xác định bệnh thông qua dấu hiệu lâm sàng có thể gây nhầm lẫn và sai lệch. Vì vậy bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Có thể bạn quan tâm:
- Hay đau đầu vùng trán – Nguyên nhân và cách điều trị
- Nhịp xoang nhanh có gây nguy hiểm không? Cách điều trị
Bình luận (2)
Tình trạng lỗ mũi lâu lâu thấy có mùi hôi tanh
Em bị mũi có mùi trứng thối
Rất lâu r có sao không ạ