Viêm túi thừa đại tràng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm túi thừa đại tràng là tình trạng nhiễm trùng một túi nhô ra khỏi thành đại tràng. Viêm túi thừa có thể dẫn đến các cơn đau bụng, gây buồn nôn và làm thay đổi thói quen đại tiện của người bệnh.

Bệnh viêm túi thừa đại tràng là gì?

Túi thừa là túi nhỏ, phình ra bên trong ruột già, thường xuất hiện ở phần dưới của đại tràng, thường gặp ở người trên 40 tuổi.

Túi thừa có thể gây viêm và nhiễm trùng, gây đau đớn, thường không nghiêm trọng, nhưng viêm tái phát có thể tạo ra ổ áp xe nhỏ hoặc gây nhiễm trùng liên kết nhiều túi thừa, có thể gây nhiễm trùng và thủng ruột.

viêm túi thừa đại tràng
Viêm ruột thừa đại tràng là tình trạng viêm, nhiễm trùng túi phình ra ở đại tràng

Triệu chứng viêm túi thừa ở đại tràng

Trong một số trường hợp, viêm túi thừa ở đại tràng có thể không gây ra triệu chứng. Nhưng trong một số trường hợp khác, có thể xuất hiện đau ở vùng bụng dưới, bên trái, trở nên nghiêm trọng hơn khi ăn hoặc đi đại tiện. Dấu hiệu:

  • Thay đổi thói quen đi đại tiện
  • Táo bón hoặc đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần
  • Máu nhỏ trong phân
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Đau khi đi tiểu
  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt.

Viêm túi thừa đại tràng có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm túi thừa cấp tính có thể biểu hiện bằng một hoặc nhiều đợt viêm hoặc nhiễm trùng. Trong khi đó, viêm túi thừa mãn tính có thể gây ra triệu chứng như:

  • Tắc ruột
  • Táo bón (một số ít người bệnh có thể bị tiêu chảy)
  • Phân mỏng
  • Sưng bụng, đầy hơi, đau bụng…
 
tắc ruột bệnh đại tràng
Viêm túi thừa ở đại tràng có thể gây ra tình trạng tắc ruột

Tham khảo thêm: Siêu âm đại tràng giúp phát hiện bệnh gì?

Nguyên nhân gây viêm túi thừa

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm túi thừa ở đại tràng vẫn chưa được xác định, nhưng chế độ ăn ít chất xơ có thể là một nguyên nhân.

Thiếu chất xơ khiến phân khô cứng, tạo áp lực lên đại tràng khi đẩy phân ra khỏi cơ thể, có thể dẫn đến tổn thương và viêm túi thừa.  Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Lão hóa
  • Béo phì
  • Thiếu vận động, ít tập thể dục
  • Chế độ ăn uống nhiều chất béo động vật
  • Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc như Steroid, Opioids hoặc các loại thuốc chống viêm như Ibuprofen, Naproxen…

Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

Để chẩn đoán viêm túi thừa ở đại tràng, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra ổ bụng và vùng xương chậu để loại bỏ các bệnh lý khác như viêm vùng chậu. Sau đó, tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán như:

  • Kiểm tra ổ bụng và vùng xương chậu để loại bỏ các bệnh lý khác.
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu, men gan, phân để kiểm tra nhiễm trùng và các vấn đề liên quan.
  • Nội soi đại tràng để xác định tình trạng và thực hiện biện pháp điều trị phù hợp.
  • Chụp CT để xác định vị trí và mức độ nghiêm trọng của viêm túi thừa.
nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng để mang đến những chẩn đoán chính xác nhất

Tham khảo thêm: Cách khắc phục viêm đại tràng thể táo bón

Cách chữa bệnh viêm túi thừa ở đại tràng

Điều trị viêm túi thừa ở đại tràng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị như:

1. Viêm túi thừa không biến chứng

Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Bác sĩ có thể đề xuất:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, tuy nhiên, đôi khi không cần thiết nếu nhiễm trùng nhẹ.
  • Chế độ ăn uống chất lỏng trong vài ngày để hỗ trợ chữa lành tổn thương, cải thiện triệu chứng.
  • Bổ sung chất xơ, rau quả, trái cây tươi… để làm mềm phân và hỗ trợ hình thành phân.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng không kê đơn để giảm táo bón.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen, tránh sử dụng Aspirin hoặc Ibuprofen.

Hầu hết các trường hợp viêm túi thừa có thể tự điều trị tại nhà mà không gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu máu từ trực tràng hoặc máu chảy liên tục từ hậu môn, cần đến bệnh viện kiểm tra.

viêm túi thừa đại tràng
Viêm túi thừa ở đại tràng thường được điều trị bằng kháng sinh

2. Viêm túi thừa đại tràng phức tạp

Trong trường hợp viêm túi thừa ở đại tràng nghiêm trọng hoặc khi người bệnh có các vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ có thể đề nghị nhập viện để điều trị. Việc điều trị thường bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng viêm thông qua đường tiêm tĩnh mạch.
  • Đặt ống dẫn lưu áp xe ở thành bụng (nếu đã hình thành ổ áp xe).

3. Phẫu thuật

Viêm túi thừa có thể tái phát, vì vậy bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật điều trị trong một số trường hợp như:

  • Biến chứng như áp xe thành ruột, tắc nghẽn ruột hoặc thủng ruột.
  • Viêm túi thừa ở đại tràng tái phát.
  • Nhiều túi thừa bị viêm.
  • Hệ thống miễn dịch kém.

Các phương pháp phẫu thuật thường bao gồm cắt bỏ đoạn đại tràng bị ảnh hưởng và nối lại, có thể thông qua phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.

phẫu thuật túi thừa
Phẫu thuật túi thừa đại tràng bằng phương pháp nội soi

Đôi khi, cắt bỏ ruột già và ruột non cũng được thực hiện cho trường hợp nghiêm trọng hơn. Sau phẫu thuật, việc hồi phục có thể mất khoảng 6 tuần.

Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra tái khám để đảm bảo sự phục hồi và phát hiện kịp thời nguy cơ tái phát hoặc ung thư.

Tham khảo thêm: Bị viêm đại tràng có nên ăn trứng? Chuyên gia giải đáp

Chế độ ăn uống cho người viêm túi thừa đại tràng

Người bệnh viêm túi thừa có thể cần một chế độ ăn kiêng đặc biệt để hệ tiêu hóa nghỉ ngơi và có thời gian hồi phục.

1. Kiêng gì?

Để hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp.

Mặc dù danh sách thực phẩm cần tránh vẫn chưa rõ ràng do nguyên nhân gây viêm túi thừa chưa được xác định, nhưng chế độ ăn giàu chất béo động vật có thể tăng nguy cơ viêm túi thừa.

Do đó, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm sau:

  • Thịt đỏ
  • Thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ…
  • Sữa béo
  • Ngũ cốc tinh chế
viêm túi thừa đại tràng
Tránh ăn các loại đỏ khi bị viêm túi thừa ở đại tràng

2. Ăn gì?

Sau khi chẩn đoán viêm túi thừa ở đại tràng, bác sĩ có thể đề xuất một chế độ ăn toàn chất lỏng bao gồm nước ép trái cây, súp, nước hầm xương, cháo loãng, trà thảo mộc, nước lọc…

Khi triệu chứng cải thiện, người bệnh có thể chuyển sang ăn trái cây nấu (hấp) chín, rau xanh, ngũ cốc ít chất xơ, trứng, thịt gia cầm, cá, sữa, sữa chua, phô mai, mì ống, cơm trắng…

Biến chứng của bệnh viêm túi thừa đại tràng

Khoảng 25% người mắc viêm túi thừa ở đại tràng gặp biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm:

  • Áp xe, gây chảy mủ bên trong túi thừa.
  • Tắc nghẽn ruột kết hoặc ruột non.
  • Hình thành một lỗ rò (ống dẫn) ở ruột và bàng quang.
  • Viêm phúc mạc có thể xảy ra khi túi thừa bị vỡ, là tình trạng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Viêm túi thừa đại tràng cần được điều trị kịp lúc và đúng phương pháp để tránh các biến chứng. Xây dựng một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, thể thao, bổ sung chất xơ, rau quả đề phòng ngừa tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:40 - 20/03/2024 - Cập nhật lúc: 10:44 - 24/05/2024
Chia sẻ:
viêm đại tràng khi mang thai Viêm đại tràng khi mang thai – Cách xử lý & thông tin cần biết

Viêm đại tràng khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp, nó có thể khiến nhiều mẹ bầu…

Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt 10+ Thuốc Điều Trị Viêm Đại Tràng Co Thắt Tốt Nhất

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt uy tín, chất lượng, hiệu…

Bệnh Crohn ở trẻ em Bệnh crohn ở trẻ em: Cách chẩn đoán và điều trị

Bệnh Crohn ở trẻ em là bệnh viêm đường ruột mạn tính, bệnh thường kéo dài trong một thời gian,…

Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Polyp đại tràng là bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay, nếu bệnh không được phát hiện và…

Chữa viêm đại tràng bằng vừng đen – Hướng dẫn A-Z

Chữa viêm đại tràng bằng vừng đen là một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng nhờ vào…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua