Đại tràng Sigma là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đại tràng sigma là phần cuối của ruột già, kết nối với trực tràng và hậu môn. Chúng đóng vai trò lưu trữ chất thải trong phân cho đến khi được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, theo thời gian, chức năng hoạt động của chúng giảm dần và kéo theo đó là nhiều vấn đề rắc rối liên quan đến sức khỏe.

Đại tràng Sigma là gì?

Đại tràng được chia thành 4 giai đoạn chính: đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng Sigma – một đoạn ngắn ở cuối ruột già. 

Đặc điểm của Sigma là hình dạng giống chữ Sigma (∑) và thường nằm ở khung xương chậu, nhưng do có thể tự di động nên có thể nằm lạc chỗ trong ổ bụng.

Đại tràng Sigma

Bộ phận này có kích thước khoảng 35 – 40cm khi thẳng và khoảng 1 inch (2,5 cm) khi co lại. Kích thước này thường phụ thuộc vào lượng chất thải trong nó.

Chức năng chính của chúng là lưu trữ chất thải cho đến khi được đẩy ra ngoài. Bề mặt bên trong của nó giống như phần còn lại của ruột già và các đường cong về phía hậu môn giúp đại tràng giữ khí ở phần cao của quai ruột.

Bệnh lý liên quan đến đại tràng Sigma

Sigma sau một khoảng thời gian hoạt động có thể suy giảm chức năng và phát sinh các vấn đề bệnh lý như:

Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng là khối mô hình thành trong đại hoặc trực tràng, phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là người hút thuốc và thừa cân.

Triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, nhưng có thể gây ra mệt mỏi, phân lẫn máu, tắc ruột… nếu polyp tăng kích thước.

Mặc dù hầu hết các polyp không phát triển thành ung thư, việc phát hiện và điều trị sớm là cần thiết để tránh biến chứng ung thư đại trực tràng. Nội soi là biện pháp chẩn đoán và điều trị phổ biến hiện nay.

polyp đại trực tràng
Bệnh polyp đại trực tràng sẽ hình thành những khối nhỏ bên trong trực tràng

Tham khảo thêm: Viêm đại tràng khi mang thai – Cách xử lý & thông tin cần biết

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ ba tại Hoa Kỳ, dự kiến có hơn 145.000 trường hợp mới được chẩn đoán trong năm này theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ.

Trong số các trường hợp mới, khoảng 71% xuất phát từ đại tràng và 29% từ trực tràng, với nguy cơ mắc bệnh tăng lên đáng kể theo tuổi tác, với khoảng 99% trường hợp ở người từ 40 tuổi trở lên.

Ung thư phát triển từ tế bào bất thường trong đại tràng, thường xuất hiện dưới dạng các khối Polyp. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể lan rộng và xâm nhập vào các bộ phận khác của cơ thể, thậm chí đe dọa tính mạng.

Chẩn đoán và điều trị sớm là chìa khóa để tăng khả năng hồi phục. Do đó, việc thăm khám đại tràng định kỳ được khuyến khích, đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng không bình thường.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng nguy cơ mắc bệnh tăng cao theo tuổi tác. Nguyên nhân có thể bao gồm nhiễm khuẩn như Salmonella, Shigella, lỵ amip, vi khuẩn kỵ khí (Clostridium difficile), vi khuẩn lao…

Bệnh xuất hiện với các vết loét bên trong đường ruột, gây đau nhức ở bụng hoặc hố chậu hai bên. Triệu chứng bao gồm đau bụng, mót đi ngoài, trướng bụng, đi ngoài nhiều lần, phân có máu hoặc nhầy…

Đây là bệnh mãn tính, có thể gây sụt cân, suy nhược cơ thể, nguy hiểm hơn là gây ung thư đại trực tràng. Để kiểm soát, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

viêm đại tràng
Viêm đại tràng gây ra những triệu chứng khó chịu về tiêu hóa, thường xuất phát từ đại tràng sigma

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn gây viêm, sưng và đau ở đường ruột, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa, thường tác động đến đại tràng Sigma.

Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng trong ruột và các bộ phận khác của cơ thể, có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Việc thăm khám sớm khi xuất hiện các biểu hiện như loét miệng, đau bụng, mệt mỏi… là quan trọng.

Chẩn đoán và bắt đầu điều trị kịp thời giúp khắc phục bệnh hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Bệnh lý túi thừa

Túi thừa đại tràng là túi nhỏ nằm ra ngoài khi thành ruột yếu, thường không gây triệu chứng, nhưng khi viêm có thể gây đau đớn.

Túi thừa viêm nhiễm nặng có thể gây biến chứng như áp xe, tắc nghẽ ruột, thủng ruột… đe dọa tính mạng. Nếu xuất hiện sốt, buồn nôn hoặc đau bụng, cần đến bệnh viện thăm khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

đại tràng sigma
Tình trạng viêm túi thừa đại tràng

Những xét nghiệm nào được thực hiện để đánh giá đại tràng Sigma?

Có 2 phương pháp chính để chuẩn đoán các bệnh lý liên quan đến đại tràng sigma là:

  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sử dụng ống mỏng linh hoạt để kiểm tra đại tràng, truyền hình ảnh lên màn hình máy tính để đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh.
  • Sinh thiết trực tràng: Bác sĩ loại bỏ một phần nhỏ của Sigma để phân tích mẫu mô ở phòng thí nghiệm, thường được thực hiện trong quá trình nội soi đại tràng.

Tham khảo thêm: Viêm đại tràng ở người già không khó trị như bạn nghĩ

Biện pháp điều trị các bệnh lý liên quan đến đại tràng Sigma

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị khác nhau:

  • Viêm đại tràng: Bao gồm sử dụng thuốc Tây như kháng sinh, thuốc giảm đau và hỗ trợ miễn dịch. Trong trường hợp nặng, có thể cần phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị ảnh hưởng.
  • Điều trị viêm túi thừa: Sử dụng thuốc giảm đau như Aspirin hoặc Ibuprofen. Trong trường hợp nhiễm trùng, cần đến bệnh viện điều trị.
  • Điều trị Polyp đại trực tràng: Cần phải cắt bỏ để ngăn ngừa biến chứng.
  • Điều trị ung thư trực tràng: Áp dụng hóa trị hoặc xạ trị để điều trị.

Để đạt được kết quả tốt trong việc điều trị, bệnh nhân cần phối hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, bao gồm:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh liên quan đến đại tràng Sigma. Bệnh nhân cần:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất khoáng, chất xơ và vitamin.
  • Uống 1-2 cốc nước ép trái cây mỗi ngày, tránh nước ép chứa acid cao.
  • Tránh thực phẩm chứa nhiều đường, gluten, muối hoặc chất kích thích.
  • Ăn chậm, nhai kỹ và chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ, ưa thích thực phẩm nấu chín dưới dạng hấp hoặc luộc.

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng bệnh bao gồm:

  • Tập thói quen đại tiện hàng ngày.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là 2 ly nước vào buổi sáng để kích thích sự vận động ở ruột.
  • Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng và tăng cường sức khỏe, đồng thời kích thích hoạt động của ruột.
  • Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để giảm stress và căng thẳng.

Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về đại tràng sigma và những vấn đề sức khỏe liên quan. Điều này không chỉ giúp chúng ta chăm sóc bản thân tốt hơn, mà còn nâng cao nhận thức về một lối sống lành mạnh và cân bằng.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 15:40 - 25/03/2024 - Cập nhật lúc: 09:38 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Hình ảnh viêm loét đại tràng Viêm loét đại tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tận gốc

Tỷ lệ người viêm loét đại tràng đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt…

Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không? Điều cần biết

Viêm đại tràng tuy không nghiêm trọng đến tính mạng nhưng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu…

Hay bị sôi bụng là hiện tượng xảy ra do nhiều nguyên nhân Hay bị sôi bụng là bệnh gì? – Cách chữa hiện tượng sôi bụng

Bị sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu là những biểu hiện khá bình thường, dễ gặp và cũng thường rất…

Đại tràng là gì? Vị trí và chức năng của đại tràng

Đại tràng là một phần của hệ thống tiêu hóa. Chúng hoạt động cùng với các cơ quan khác như…

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu Viêm Đại Tràng Đi Ngoài Ra Máu – Các Thông Tin Cần Biết

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho sự tổn thương nghiêm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua