Trực tràng là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trực tràng là một bộ phận của đại tràng thuộc cơ quan tiêu hóa, nó đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chất thải và tham gia trực tiếp vào quá trình đào thải. Mặt khác, nó lại là một cơ quan dễ mắc bệnh nhất của cơ thể. Nói đến đây có lẽ mọi người vẫn chưa nắm được vị trí cũng như chức năng chính xác của trực tràng, vậy thì cùng tìm hiểu chi tiết về bài viết sau.

Trực tràng là gì? Nằm ở đâu?

Trong tiếng Latinh, bộ phận này được gọi là “Rectum intestinum”. Đây là một phần của hệ tiêu hóa, là một đoạn ruột thẳng nối giữa đại tràng và hậu môn. Độ dài của thường khoảng từ 11cm – 15cm.

Nếu nhìn nghiêng, chúng có dạng gần giống với dấu chấm hỏi uốn cong theo mặt trước của xương cụt.

trực tràng
Trực tràng có vị trí gần hậu môn

Trực tràng ở nam giới nằm sau bàng quang, túi tinh, ống dẫn tinh và tuyến tiền liệt, bị ngăn cách bởi bàng quang và nối đến trung tâm đáy xương chậu.

Ở nữ giới nằm trong khu vực tử cung và âm đạo, gắn với thân tử cung, cổ tử cung và vòm âm đạo về phía trước, còn phần dưới phúc mạc gắn với thành sau âm đạo qua mạc trực tràng âm đạo.

Cấu tạo của trực tràng ra sao?

Theo kết quả giải phẫu Y học, cho thấy cấu tạo của chúng gồm 5 lớp:

  • Lớp niêm mạc
  • Lớp dưới niêm mạc
  • Lớp cơ (lớp cơ vòm trong, lớp cơ dọc bên ngoài…)
  • Lớp dưới thanh mạc
  • Lớp thanh mạc
Cấu tạo
Cấu tạo các lớp của Rectum intestinum

Tham khảo thêm: Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trực tràng đóng vai trò gì trong cơ thể?

Trong hệ tiêu hóa, chúng có vai trò quan trọng trong việc dự trữ chất thải, tham gia vào quá trình tiêu hóa và đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài. Cụ thể:

  • Tiếp nhận thức ăn từ dạ dày và các chất dịch từ ruột non, đại tràng, trực tràng sau đó đảm nhận vai trò phân giải thức ăn.
  • Tách các vitamin và khoáng chất từ các hợp chất có sẵn, đồng thời giữ lại những thứ dư thừa hoặc không tiêu hóa được ở đại tràng.
  • Tham gia vào quá trình đại tiện, là quá trình cuối cùng trong việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể thông qua ống hậu môn.

Trong trường hợp trực tràng bị viêm niêm mạc hoặc tổn thương, bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi đại tiện, gây ra các triệu chứng như đau bụng, táo bón

Một số bệnh lý có liên quan đến trực tràng

Là nơi thường xuyên tiếp xúc với chất thải và tập trung nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh, trực tràng trở thành một trong những bộ phận dễ mắc bệnh nhất. Một số bệnh lý phổ biến ở đây là:

Bệnh lý viêm trực tràng

Viêm trực tràng là một bệnh lý phổ biến, thường xuất hiện ở những người uống nhiều bia rượu và người cao tuổi do sự suy giảm chức năng tiêu hóa do tuổi tác.

viêm trực tràng
Người mắc bệnh nếu không được chữa trị có thể ảnh hưởng đến tính mạng

Các triệu chứng là: tiêu chảy, sụt cân, sốt cao, đau bụng dưới… Đây là những dấu hiệu bệnh mà mọi người không nên chủ quan, nếu không được điều trị kịp thời, rất có thể bệnh sẽ biến chứng sang ung thư và đe dọa đến tính mạng.

Sa trực tràng

Sa trực tràng là bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở nữ giới với tỷ lệ cao hơn khoảng 15 – 20%. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ quá trình sinh nở và cắt cổ tử cung ở phụ nữ, cũng như do yếu tố bẩm sinh ở trẻ em và người cao tuổi.

Các dấu hiệu có thể nhận diện: táo bón, tiêu chảy, chướng bụng dưới, đại tiện bất thường, cơ thể gầy gò… Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc, vì vậy không nên chủ quan khi gặp bất kỳ triệu chứng nào.

Chứng sa trực tràng
Bệnh lý sa trực tràng khá phổ biến mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh

Tham khảo thêm: Viêm túi thừa đại tràng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Ung thư trực tràng 

Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất liên quan đến bộ phận này, có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nguyên nhân có thể là di truyền, thói quen không tốt hoặc sự chủ quan trong việc bỏ qua triệu chứng.

Triệu chứng ung thư thường trải qua 2 giai đoạn: ở giai đoạn đầu, triệu chứng khó nhận biết như đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, sau đó trở nên rõ ràng hơn với mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân, đau bụng dữ dội, ra máu khi đi ngoài…

Ngoài ra, các nguyên nhân chủ quan khác cũng có thể gây ra các bệnh lý, bao gồm nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn qua đường tình dục, giang mai, nhiễm ký sinh trùng amip…

ung thư trực tràng
Ung thư là một trình trạng nguy hiểm và cần được chữa trị kịp thời

Một số biện pháp để bảo vệ trực tràng luôn khỏe mạnh

Để bảo vệ trực tràng và toàn bộ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống cân đối: Bao gồm việc tăng cường ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa và phòng tránh táo bón.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Việc duy trì cơ thể đủ nước giúp phân mềm hơn, dễ dàng di chuyển và giảm nguy cơ táo bón.
  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn cay nồng, axit và các chất kích thích như rượu, caffeine… có thể gây kích ứng niêm mạc.
  • Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, phòng tránh táo bón.
  • Tránh lạm dụng thuốc nhuận tràng: Việc sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên có thể làm giảm khả năng tự nhuận tràng của cơ thể và gây ra các vấn đề sức khỏe.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Bao gồm việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư đối với những người trong độ tuổi nguy cơ cao hoặc có tiền sử gia đình.
  • Quản lý cân nặng: Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh giúp giảm nguy cơ phát triển các vấn đề liên quan tiêu hóa.
  • Hạn chế thời gian ngồi: Đứng dậy và di chuyển xung quanh sau mỗi khoảng thời gian ngồi lâu giúp giảm áp lực lên bộ phận này và cải thiện lưu thông máu.

Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ hiểu được trực tràng là gì, các bệnh liên quan cũng như các biện pháp phòng tránh, đảm bảo gìn giữ được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đây là bước đầu tiên để bạn có thể chăm sóc sức khỏe của mình một cách toàn diện và hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:16 - 22/03/2024 - Cập nhật lúc: 09:56 - 24/05/2024
Chia sẻ:
TTPTH đã vượt qua 4 bài kiểm định về chất lượng theo hướng dẫn của ICH Nguồn gốc bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn – Kỳ 1: Hành trình đi tìm “THẦN DƯỢC” chữa bệnh đại tràng của dân tộc Tày

Sau nhiều năm được đưa vào ứng dụng, bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn đã trở thành giải pháp…

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không, có biến chứng?

Hội chứng ruột kích thích, một rối loạn tiêu hóa phổ biến, luôn là mối quan tâm đối với nhiều…

7 cách giảm đau đại tràng nhanh – đơn giản bằng mẹo

Có nhiều cách giảm đau đại tràng nhanh bằng việc áp dụng các bài thuốc dân gian như nghệ, riềng,…

Tình trạng bụng sôi ùng ục liên tục khiến nhiều người vô cùng khó chịu Bụng sôi ùng ục liên tục là bệnh gì, điều trị như thế nào?

Bụng sôi ùng ục liên tục nhiều ngày liền không rõ lý do khiến nhiều người khó chịu, lo lắng…

Cách chữa đại tràng co thắt tại nhà 7 Cách Chữa Đại Tràng Co Thắt Tại Nhà, Giảm Đau Nhanh

Một số cách chữa đại tràng co thắt tại nhà như chườm nóng, masasge bụng, tập yoga, áp dụng một…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua