Khi bị đau dạ dày cấp nên uống thuốc gì?
Đau dạ dày cấp là vấn đề tiêu hóa thường gặp có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính hay phát sinh các biến chứng nguy hiểm nếu không sớm điều trị. Vậy đau dạ dày cấp nên uống thuốc gì? Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc chữa đau dạ dày như: thuốc trung hòa axit dạ dày, thuốc chống co thắt…
Đau dạ dày cấp nên uống thuốc gì là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm
Tổng quan về bệnh đau dạ dày cấp
Đau dạ dày cấp tính đặc trưng bởi các triệu chứng xuất hiện đột ngột khi niêm mạc dạ dày gặp tổn thương. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt kém điều độ, hoặc cũng có thể do việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
Tình trạng đau dạ dày cấp thường kích hoạt với những triệu chứng điển hình như:
- Đau tức vùng thượng vị
- Buồn nôn, nôn
- Ợ nóng, ợ hơi
- Ăn không ngon, chán ăn
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu
Chứng đau dạ dày cấp thường khởi phát và biến chứng rất nhanh. Nếu không khắc phục kịp thời, nguy cơ chuyển biến thành mãn tính là rất cao.
Đọc thêm: Bài thuốc từ lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả
Đau dạ dày cấp nên uống thuốc gì để khắc phục nhanh?
Khi gặp phải tình trạng đau dạ dày cấp, việc chọn lựa thuốc để khắc phục cần dựa vào sự đánh giá và chỉ định của bác sĩ, sau khi đã xác định chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Có một số loại thuốc thường được sử dụng trong việc điều trị triệu chứng của đau dạ dày cấp, bao gồm:
1. Thuốc trung hòa axit dạ dày
Trong dạ dày luôn tồn tại một lượng acid clohidric đóng vai trò thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu hàm lượng acid clohidric quá thấp hay quá cao sẽ tác động xấu đến dạ dày. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng đau dạ dày cấp phát sinh. Vì thế, để ức chế triệu chứng và kiểm soát tốt tình trạng bệnh thì việc dùng thuốc trung hòa axit dạ dày là điều rất cần thiết.
Nhóm thuốc Antacid:
Đây là nhóm tập hợp các thuốc trung hòa acid dạ dày có tính bazơ nhẹ. Các thuốc này có thành phần hoạt chất chính là muối hydroxyd giúp tạo kết tủa dạng gel và trung hòa axid dịch vị.
Các thuốc được dùng phổ biến, bao gồm:
- Nhôm Hydroxyd
- Magie Hydroxyd
Nhóm thuốc ức chế bơm proton:
Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn và ức chế tình trạng dư thừa acid dạ dày. Đồng thời hỗ trợ chữa lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Thuốc được dùng phổ biến là:
- Esomeprazole
- Omeprazole
Thuốc ức chế thụ thể H2:
Nhóm thuốc này có tác dụng chính là kháng thụ thể histamine được sản sinh ở trong dạ dày. Cơ chế hoạt động của thuốc là tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất acid dạ dày. Thuốc ức chế thụ thể H2 còn đặc biệt phù hợp với những người bị trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ nhẹ.
Các thuốc thường dùng bao gồm:
- Cimetidin
- Ranitidin
- Nizatidine
- Famotidine
Một số loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non như sucralfate hay bismuth subsalicylate cũng được dùng rất phổ biến.
Tham khảo: Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao để giảm đau an toàn?
2. Đau dạ dày cấp uống thuốc gì? Thuốc chống co thắt dạ dày
Nếu tình trạng đau dạ cấp có xuất hiện các cơn co thắt khiến người bệnh khó chịu thì bác sĩ cũng có thể chỉ định các thuốc chống co thắt dạ dày. Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng ức chế cơn đau thắt rất hiệu quả.
Các thuốc được sử dụng phổ biến thường là:
- Atropin
- Hyoscine butylbromide
- Hyoscin
- Papaverin
- Alverine citrate
- Nospa
Nhóm thuốc này mặc dù có tác dụng rất nhanh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế mà người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng.
3. Thuốc kích thích nhu động ruột
Trong một số trường hợp bị đau dạ dày cấp, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc kích thích nhu động ruột. Thuốc sẽ hỗ trợ tốt hơn cho những người bệnh gặp phải vấn đề khó đại tiện khi bị đau dạ dày cấp.
Thuốc được dùng có thể là:
- Bisacodyl
- Senna
- Sodium picosulphate
Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ chỉ được dùng ngắn hạn. Và thuốc có tác dụng tốt trong vòng từ 6 – 12 giờ.
Lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị đau dạ dày cấp
Khi sử dụng thuốc để điều trị đau dạ dày cấp, việc tuân thủ một số lưu ý quan trọng không chỉ giúp tăng hiệu quả điều trị mà còn hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là 5 lưu ý bạn cần ghi nhớ:
- Luôn sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn mà bác sĩ đã kê đơn. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Một số thuốc điều trị đau dạ dày có thể gây tương tác với các loại thuốc khác bạn đang dùng. Háãy thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn, thảo dược hoặc bổ sung bạn đang sử dụng.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng. Tránh thức ăn cay nóng, axit và các thực phẩm có thể kích thích tăng tiết acid dạ dày.
- Một số loại thuốc chỉ nên được sử dụng trong một thời gian ngắn để tránh các vấn đề sức khỏe lâu dài. Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ về khuyến cáo thời gian sử dụng thuốc của bác sĩ.
- Trong quá trình điều trị, nếu nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào hoặc tình trạng không cải thiện, hãy thông báo ngay lập tức cho bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
Đau dạ dày nên uống thuốc gì là vấn đề chỉ có thể được trả lời khi bạn thăm khám để bác sĩ xác nhận mức độ bệnh. Tất cả các loại thuốc Tây điều trị đau dạ dày cấp đều tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị dưới bất cứ hình thức nào.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc đau dạ dày dạng sữa là thuốc gì? Mua ở đâu?
- Các thuốc đau dạ dày của Mỹ đang có bán tại thị trường Việt Nam
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!