Các bệnh liên quan đến dạ dày thường gặp và cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Các bệnh lý liên quan đến dạ dày ngày càng có xu hướng gia tăng do chế độ ăn và sinh hoạt không điều độ. Trong trường hợp để bệnh kéo dài, tế bào niêm mạc có thể bị xơ hóa, gây xuất huyết hoặc tăng nguy cơ hình thành khối u ác tính.

các bệnh liên quan đến dạ dày
Các bệnh liên quan đến dạ dày thường gặp và cách xử lý

Các bệnh lý có liên quan đến dạ dày thường gặp nhất

Dạ dày là cơ quan của hệ tiêu hóa, có vai trò tiếp nhận và chuyển hóa thức ăn sau đó vận chuyển xuống tá tràng và đại – trực tràng.

Nếu bạn duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không điều độ, lạm dụng thuốc giảm đau, hút thuốc lá hoặc nghiện rượu thì cơ quan này dễ mắc các bệnh sau: 

1. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng, một trong những bệnh lý phổ biến của dạ dày, thường xuất phát từ việc niêm mạc dạ dày hoặc ruột non bị tổn thương do căng thẳng, lạm dụng rượu bia và thuốc lá, hay lối sống và chế độ ăn thiếu lành mạnh.

các bệnh liên quan đến dạ dày
Viêm loét dạ dày – tá tràng đặc trưng bởi cơn đau thượng vị, cảm giác buồn nôn và đầy hơi sau khi ăn

Bệnh biểu hiện qua đau thượng vị sau ăn, buồn nôn, nôn mửa, và khó tiêu. Dù có thể kiểm soát được, sự chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển nặng, dẫn đến biến chứng như hẹp môn vị, thủng dạ dày, hoặc xuất huyết tiêu hóa.

2. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến thứ 2, chỉ sau ung thư đại – trực tràng, thường phát triển từ niêm mạc đã bị viêm loét. Ban đầu, bệnh ít khi biểu hiện triệu chứng, nhưng khi khối u lớn lên, các dấu hiệu như ợ chua, đầy hụi, khó tiêu, đau thượng vị và sụt cân không lý do mới xuất hiện.

Ung thư dạ dày có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân cộng hưởng như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, hút thuốc lá, nghiện rượu, viêm loét dạ dày kéo dài…

Tham khảo: Đau dạ dày buồn nôn nguyên nhân do đâu? Cách xử lý

3. Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. Bệnh lý này xảy ra khi dạ dày tăng tiết quá mức hoặc cơ thắt dưới của thực quản bị rối loạn chức năng.

các bệnh liên quan đến dạ dày
Trào ngược dạ dày xảy ra khi dạ dày tăng tiết dịch vị quá mức

Trào ngược dạ dày đặc trưng bởi triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, đau họng, ho… Bệnh lý này kéo dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng, viêm thực quản, viêm amidan và ung thư thực quản.

4. Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày xảy ra khi tĩnh mạch trong cơ quan này bị giãn quá mức, gây sung huyết, vỡ và chảy máu. Hiện tượng xuất huyết thường xảy ra ở người uống quá nhiều rượu bia, viêm loét dạ dày mãn tính, sử dụng thuốc chống viêm liều lượng lớn hoặc dùng trong điều trị dài hạn, hội chứng Mallory-Weiss

Nôn ra máu, bã cà phê, đại tiện ra máu tươi hoặc phân đen là dấu hiệu đặc trưng của xuất huyết tiêu hóa. Đây là tình trạng nguy kịch và có khả năng gây tử vong nếu không kịp thời khắc phục.

5. Hội chứng Zollinger-Ellison

Hội chứng Zollinger-Ellison đề cập đến tình trạng tá tràng và tuyến tụy xuất hiện khối u gastrin. Khối u này kích thích sản sinh gastrin – hormone thúc đẩy dạ dày giải phóng dịch vị. Do đó ở những người mắc hội chứng này, dạ dày thường có xu hướng tăng tiết dịch vị quá mức.

Hội chứng Zollinger-Ellison
Hội chứng Zollinger-Ellison kích thích hormone gastrin sản sinh và tăng lượng dịch vị trong dạ dày

Hội chứng Zollinger-Ellison đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nóng rát, ợ chua, ăn không ngon, tiêu chảy ra phân mỡ… Người mắc hội chứng này thường có nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản.

Các bệnh liên quan đến dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh dạ dày tác động đáng kể đến hệ tiêu hóa, với các hậu quả như suy giảm sức khỏe, thiếu dinh dưỡng, giảm sức đề kháng và sụt cân không giải thích được.

Bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược thực quản có thể kiểm soát được thông qua điều trị thuốc và thay đổi lối sống.

các bệnh liên quan đến dạ dày
Ung thư và xuất huyết dạ dày có mức độ nghiêm trọng và gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời

Tuy nhiên, các bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư dạ dày và xuất huyết đòi hỏi phải kết hợp thuốc với can thiệp phẫu thuật. Phát hiện muộn các tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.

Xem ngay: Đau dạ dày nên ăn cháo gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Phương pháp điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày

1. Tiến hành thăm khám

Trong trường hợp cơn đau thượng vị, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn… kéo dài, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng cơ năng để chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán trước khi đưa ra kết quả nhận định.

Phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày
Tìm gặp bác sĩ có thể giúp bạn xác định vấn đề sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị hợp lý

Việc thăm khám sớm có thể giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh và đem lại kết quả khả quan với những bệnh lý nguy hiểm như ung thư dạ dày.

2. Điều trị y tế

Phần lớn các bệnh lý ở dạ dày đều phải tiến hành điều trị y tế. Tuy nhiên bác sĩ sẽ cân nhắc về mức độ tổn thương và triệu chứng phát sinh để chỉ định điều trị bảo tồn hoặc can thiệp ngoại khoa.

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng và trào ngược: Điều trị bằng thuốc (kháng acid, kháng sinh, ức chế bơm proton, giảm đau chống co thắt) kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Thường chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u gastrin, đôi khi cần hóa trị và xạ trị nếu tái phát sau mổ.
  • Ung thư dạ dày: Điều trị chủ yếu qua phẫu thuật và hóa xạ trị, với phác đồ riêng biệt.
  • Xuất huyết dạ dày: Tiếp cận bằng nội soi cầm máu, sau đó dùng thuốc co mạch, thuốc làm đông máu, kháng acid để phòng tái xuất huyết. Trường hợp nặng có thể cần can thiệp phẫu thuật.

*Lưu ý: Các biện pháp điều trị được giới thiệu trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và thủ thuật ngoại khoa tương ứng.

3. Chăm sóc tại nhà

Các bệnh có liên quan đến dạ dày đều chịu tác động lớn từ thói quen sinh hoạt và ăn uống. Chính vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc và can thiệp ngoại khoa, cần chú trọng vào các biện pháp chăm sóc.

Thức ăn tốt cho người bị đau dạ dày
Ăn uống điều độ và khoa học có thể làm giảm triệu chứng và mức độ tiến triển của các bệnh ở dạ dày

Biện pháp chăm sóc cho người mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày, bao gồm:

  • Nghỉ Ngơi: Dành thời gian nghỉ khi triệu chứng bùng phát.
  • Chế Độ Ăn: Thực phẩm mềm, ít gia vị và dầu mỡ; tránh ăn no hoặc đói, nên chia nhỏ bữa ăn.
  • Uống Nước: Thường xuyên uống nước giúp trung hòa acid, giảm viêm và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Dinh Dưỡng: Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để phục hồi sức khỏe.
  • Vận Động: Luyện tập 15-30 phút/ngày để cải thiện tuần hoàn và tiêu hóa.
  • Lối Sống: Tránh hút thuốc, thực phẩm khó tiêu, rượu bia và cà phê.
  • Làm Việc: Giới hạn 8 giờ/ngày, giảm căng thẳng và đảm bảo ngủ đủ, ngủ sớm.
  • Thảo Dược: Sử dụng nghệ, gừng, đậu bắp để giảm tổn thương niêm mạc.

Các bệnh liên quan đến dạ dày rất dễ khởi phát khi ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Vì vậy bạn nên thay đổi những thói quen thiếu lành mạnh để chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý nói trên.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Thuốc Maalox Thuốc Maalox: Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán

Thuốc Maalox, một loại thuốc tiêu hóa dạng viên nén nhai, chứa hoạt chất Aluminum hydroxide và Magnesium hydroxide. Được…

Trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc? Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Ngũ Cốc Không?

Đối với câu hỏi "Trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc?", các chuyên gia khuyên rằng người bệnh…

Đau dạ dày quặn từng cơn làm sao để xoa dịu?

Đau dạ dày quặn từng cơn, đường tiêu hóa bất ổn, bụng khó chịu, người uể oải mệt mỏi là…

Bị viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Các triệu chứng bệnh viêm loét hang vị dạ dày có thể bị đẩy lùi một cách tự nhiên nếu…

Viêm loét dạ dày nặng: Biến chứng và giải pháp điều trị

Viêm loét dạ dày nặng không chỉ gây ra những cảm giác đau đớn khó chịu mà còn ảnh hưởng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua