Nội soi thực quản là gì, có đau không, ở đâu tốt?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Nội soi thực quản là quy trình sử dụng ống nội soi có gắn camera và đèn chiếu để tiến hành quan sát từ cổ họng xuống thực quản, dạ dày và phần đầu ruột non. Mục đích của thủ thuật này là để chụp ảnh và kiểm tra những khu vực này, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý.

nội soi thực quản có phải nhịn ăn
Nội soi thực quản là thủ thuật để quan sát, chụp ảnh bên trong thực quản để chẩn đoán các bệnh lý

Nội soi thực quản là gì, có đau không?

Nội soi thực quản, còn được biết đến với tên xét nghiệm EGD, là quy trình sử dụng ống nội soi có đèn và camera để kiểm tra niêm mạc của thực quản, dạ dày và tá tràng. Quá trình này giúp bác sĩ quan sát và ghi lại hình ảnh từ bên trong, hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về tiêu hóa.

Thủ thuật này thường không gây đau nhờ vào việc sử dụng kỹ thuật và thiết bị hiện đại, cũng như việc gây tê hoặc gây mê cho người bệnh. Tuy nhiên, có thể xuất hiện một số cảm giác khó chịu như buồn nôn hoặc khó thở trong suốt 15-20 phút thực hiện nội soi.

Tham khảo: Nội soi dạ dày qua đường mũi có đau không, bao nhiêu tiền?

Khi nào cần nội soi dạ dày tá tràng?

Bác sĩ có thể đề nghị nội soi thực quản khi người bệnh có một số triệu chứng bao gồm:

  • Ợ nóng nghiêm trọng, kéo dài
  • Nôn hoặc ho ra máu
  • Đi ngoài phân đen hoặc trông giống như hắc ín
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Đau bụng trên
  • Thiếu máu mà không tìm được nguyên nhân
  • Buồn nôn hoặc nôn thường xuyên
  • Giảm cân không giải thích được
  • Có cảm giác no mặc dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn
  • Có cảm giác thức ăn tồn tại phía sau xương ức
  • Đau hoặc khó nuốt
nội soi thực quản là gì
Nội soi thực quản dùng để kiểm tra và chẩn đoán các bệnh lý ở thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non

Đôi khi bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện nội soi thực quản để kiêm tra việc điều trị có hiệu quả như thế nào hoặc theo dõi có biến chứng của:

  • Bệnh Crohn
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Xơ gan
  • Tĩnh mạch ở dưới thực quản bị sưng

Mục đích nội soi thực quản

Nội soi thực quản giúp phát hiện các bất thường như:

  • Viêm loét thực quản.
  • Chảy máu trong thực quản.
  • Polyp và tăng trưởng bất thường.

Nó cũng hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề sau:

  • Bệnh Celiac: Gây tổn thương niêm mạc ruột, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
  • Co thắt thực quản: Cản trở thức ăn di chuyển xuống dạ dày.
  • Polyp thực quản: Mô phát triển bất thường, thường lành tính.
  • Giãn tĩnh mạch thực quản: Sưng của tĩnh mạch trong niêm mạc thực quản.
  • Thoát vị hoành: Dạ dày bị đẩy lên qua cơ hoành gây buồn nôn, đau ngực, khó thở.
  • Viêm thực quản, dạ dày, tá tràng: Viêm niêm mạc thực quản, dạ dày và ruột non.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Acid dạ dày trào ngược vào thực quản gây khó chịu.
  • Hội chứng Mallory-Weiss: Rách niêm mạc thực quản có thể gây chảy máu nghiêm trọng.

Xem ngay: Sau Khi Nội Soi Dạ Dày Bị Đau Bụng Có Bị Làm Sao Không?

Quy trình nội soi thực quản

Quy trình nội soi thực quản là một thủ thuật quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán và theo dõi các vấn đề liên quan đến thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non. Để hiểu rõ hơn về các bước thực hiện, hãy cùng khám phá từng giai đoạn của quy trình này.

Chuẩn bị:

  • Người bệnh nhịn ăn 6-12 giờ trước thủ thuật.
  • Tháo răng giả nếu có.
  • Có thể được dùng thuốc an thần và thuốc gây tê cục bộ ở miệng để giảm khó chịu.

Thực hiện:

  • Đeo thiết bị bảo vệ miệng.
  • Truyền thuốc qua tĩnh mạch.
  • Nằm nghiêng bên trái, ống nội soi được đưa vào thực quản đến dạ dày và ruột non đầu.
  • Bác sĩ quan sát niêm mạc qua ống nội soi.

Địa chỉ nội soi dạ dày tá tràng

Trước khi nội soi người bệnh cần nhịn ăn trong 6 – 12 tiếng

3. Sinh thiết:

  • Lấy mẫu mô hoặc tế bào nếu cần, để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Quá trình nội soi thực quản thường chỉ kéo dài khoảng 10 – 20 phút, tùy trường hợp.

Xem ngay: Nội soi tiêu hóa để làm gì, cần lưu ý gì?

Biến chứng và rủi ro khi nội soi thực quản

Về cơ bản, nội soi thực quản là một thủ thuật an toàn. Tuy nhiên, đôi khi nội soi có thể dẫn đến một lỗ nhỏ trên ống thực quản, dạ dày hoặc ruột non. Nếu bác sĩ lấy mẫu mô trong lúc nội soi, người bệnh có thể bị chảy máu kéo dài từ vị trí lấy mô.

Sau khi nội soi, hãy gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng như:

  • Gặp khó khăn khi nuốt sau 24 giờ
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Nôn
  • Đau nhói ở bụng
  • Xuất hiện máu trong phân
  • Không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể đi tiểu

Ngoài ra, một số người có thể bị phản ứng với thuốc an thần, thuốc giảm đau hoặc dị ứng với thuốc gây tê được sử dụng trong quá trình nội soi dẫn đến một số phản ứng như:

  • Khó thở hoặc không thể thở được
  • Huyết áp thấp
  • Nhịp tim chậm
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Co thắt thanh quản

Tuy nhiên, tình trạng phản ứng với thuốc này rất hiếm khi xảy ra. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn từng có tiền sử dị ứng thuốc hoặc bất cứ hoạt chất nào khác.

Nội soi thực quản ở đâu?

Nội soi thực quản cần được thực hiện ở nơi có trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, uy tín và có thế mạnh về hệ tiêu hóa. Tại Hà Nội và TPHCM, người bệnh có thể tham khảo một số đơn vị có thể nội soi thực quản an toàn, tính chính xác cao như:

1. Tại Hà Nội

Trung tâm Nội soi tiêu hóa Việt Nam – Nhật Bản – Bệnh viện Bạch Mai:

  • Địa chỉ: Khoa Tiêu hóa – Tầng 5 Nhà P – Bệnh viện Bạch Mai, số 78 đường Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 6259 8285 

Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện E:

  • Địa chỉ: Số 89 Trần Cung – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Số điện thoại: 0243 7543 650

Trung tâm Nội soi – Phòng khám Số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:

  • Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà A5 – Số 1 Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội
  • Số điện thoai: 04 3574 3456
Bệnh viên Đại học Y Hà Nội
Tại Hà Nội có thể nội soi dạ dày, tá tràng tại Bệnh viện Đại học Y dược

Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108:

  • Địa chỉ: Số 1 – Trần Hưng Đạo – Hà Nội
  • Điện thoại: 069. 572 400

Bệnh viện Việt Đức:

  • Địa chỉ: Tầng 3 – tòa nhà D – Bệnh viện Việt Đức – Số 16 Phủ Doãn – Hoàn Kiếm – Hà Nội
  • Số điện thoại: 0243 8253 531

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3574 7788

2. Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh:

  • Địa chỉ: Số 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài, phường 12, quận 10, Tp.HCM
  • Điện thoại: 028 3863 2553

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM:

  • Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, Tp.HCM.
  • Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, quận 5, Tp.HCM.
  • Cơ sở 3: Số 21B Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Tp.HCM.

Bệnh viện Nhân dân 115:

  • Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, Tp.HCM
  • Số điện thoại: 028 3865 2368
Bệnh viên nhân dân 115
Tại TPHCM người bệnh có thể nội soi dạ dày tại Bệnh Viện Nhân Dân 115

Bệnh viện Nhân dân Gia Định:

  • Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp.HCM
  • Số điện thoại: 028 38 412 692

Bệnh viện Chợ Rẫy:

  • Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Tp.HCM
  • Số điện thoại: 028 3955 9856

Nói chung nội soi thực quản là một thủ thuật an toàn và mang lại hiệu quả cao trong việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non. Quá trình này được thực hiện ở bệnh viện hoắc phòng khám có uy tín. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Nội soi dạ dày bằng đường mũi là phương pháp đưa ống nội soi đi qua đường mũi Nội soi dạ dày qua đường mũi có đau không, bao nhiêu tiền?
Nội soi dạ dày qua đường mũi là phương pháp tiên tiến, giúp chẩn đoán chính xác các vấn đề về đường tiêu hóa. Quy trình này bao gồm việc…
Phác đồ điều trị Hp mới nhất theo hướng dẫn của bộ y tế

Phác đồ điều trị Hp mới nhất được Bộ y tế khuyến cáo sử dụng có tác dụng ngăn ngừa…

Bác Thành chia sẻ hành trình chữa bệnh tại Thuốc dân tộc Người bệnh chia sẻ hành trình chữa bệnh dạ dày tại Thuốc dân tộc trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt VTV2″

Bệnh lý dạ dày gây nên tình trạng đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị… vô…

Ợ nóng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng phổ biến là ở trẻ sơ sinh, người trung niên và người cao tuổi Ợ Nóng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Ợ nóng là hiện tượng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và là dấu hiệu của…

Bà bầu bị nóng rát dạ dày là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Bà bầu bị nóng rát dạ dày có thể do ảnh hưởng của hormone thai kỳ, ốm nghén hoặc do…

Đau thượng vị ợ hơi có nguy hiểm không, chữa thế nào?

Đau thượng vị ợ hơi thường là dấu hiệu của việc tiêu hóa không hiệu quả, có thể gây ra…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua