Bị đau dạ dày có nên uống cafe, nước đá… không?
Người bị đau dạ dày không nên uống cafe, nước đá. Những thức uống này đều có thể gây kích thích trực tiếp lên lớp niêm mạc, làm tăng nặng cơn đau và tình trạng tổn thương trong dạ dày.
Đau dạ dày có nên uống cafe không?
Cafe là thức uống được rất nhiều người Việt Nam ưa chuộng, giúp cho tinh thần thoải mái, sảng khoái, tỉnh táo hơn. Hầu như mọi người đều sử dụng cafe vào buổi sáng để bắt đầu một ngày làm việc tràn đầy năng lượng.
Tuy nhiên, người bị đau dạ dày lại được khuyến cáo không nên uống cafe. Thành phần cafein có trong thức uống này có tính kích thích mạnh. Mặc dù có thể giúp tinh thần tỉnh táo hơn nhưng lại tác động tiêu cực lên lớp lót bên trong dạ dày, đặc biệt là vùng niêm mạc bị tổn thương, từ đó làm tăng nặng cơn đau và các triệu chứng khó chịu liên quan. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn sử dụng cà phê nguyên chất được pha đậm đặc.
Thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh, trong cafe có chứa nhiều thành phần gây hại cho dạ dày, khiến cho vết loét bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Nếu sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng thức uống này quá mức, người bệnh còn phải đối diện với hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác.
Dưới đây là những lý do người bị đau dạ dày không nên uống cafe:
1. Acid chlorogenic trong cà phê gây viêm loét dạ dày
Acid chlorogenic là hoạt chất được tìm thấy nhiều trong cafe. Chất này gây kích thích niêm mạc dạ dày khi bụng người bệnh bị rỗng, đói. Một khi niêm mạc dạ dày bị kích thích sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau nhói ở bụng,…
Nếu duy trì thói quen uống nhiều cà phê mỗi ngày, người bệnh sẽ dễ bị viêm loét, tổn thương dạ dày nghiêm trọng hơn. Điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc trị đau dạ dày đang sử dụng và làm kéo dài thời gian điều trị.
2. Hợp chất Tanin gây thiếu máu dạ dày
Tanin là một dạng Polyphenol. Chất này được dung nạp quá nhiều sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong cơ thể con người. Khi chất dinh dưỡng trong cơ thể được hấp thụ ít, suy giảm nhiều sẽ gây ra tình trạng thiếu sắt, thiếu máu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan nội tạng, trong đó có dạ dày.
Như vậy, việc lạm dụng cafe quá mức có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu máu. Hậu quả là dạ dày không được cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng khiến cho tổn thương lâu lành.
3. Cafein khiến dạ dày bị thủng
Cafein là thành phần chính có trong cà phê. Khi được hấp thụ tại ruột, chất này kích thích trực tiếp lên não bộ và hệ thần kinh trung ương, giúp con người có cảm giác tỉnh táo, thoải mái, dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, nếu sử dụng cafein quá nhiều sẽ gây ra tình trạng tăng tiết dịch vị dạ dày. Chưa kể đến, nếu chung ta sử dụng cafe kết hợp với sữa sẽ càng khiến cho vùng niêm mạc bị kích thích và tổn thương nặng nề hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho niêm mạc bảo tử dần bị ăn mòn và phát sinh biến chứng thủng dạ dày rất nguy hiểm.
Bên cạnh những tác hại trên, uống cafe hàng ngày còn khiến bệnh nhân đối diện với một số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như:
4. Rối loạn tiêu hóa
Đây là triệu chứng rất dễ xảy ra ở những bệnh nhân bị đau dạ dày, nhất là khi uống cà phê sữa. Thức uống này gây kích thích niêm mạc và nhu động ruột khiến người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng.
Ngược lại, một số người lại bị táo bón do cơ thể bị mất nước vì uống quá nhiều cà phê.
5. Đi tiểu nhiều hơn
Thực chất, cafe tác động lên cơ thể của con người giống như một loại thuốc lợi tiểu. Sử dụng cà phê càng nhiều sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
Điều này cũng có nghĩa là nguy cơ bị mất nước, thiếu nước sẽ tăng lên cùng với số lượng cafe bạn uống trong ngày. Mặc dù không gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng nhưng cũng đủ khiến bạn bị táo bón, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
6. Dễ bị mất ngủ, lo lắng, rối loạn nhịp tim
Sử dụng nhiều cafe, nhất là vào ban đêm sẽ khiến cho bệnh nhân đau dạ dày bị mất ngủ, thường xuyên lo lắng, hồi hộp vô cớ. Ngoài ra, dung nạp quá nhiều cafein trong cafe còn gây rối loạn nhịp tim và cản trở quá trình cung cấp máu ở dạ dày.
Với những tác hại trên, người bị đau dạ dày được khuyến cáo nên tránh uống cà phê. Thức uống này có thể làm tăng nặng tình trạng viêm loét, trào ngược axit dạ dày và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Người bị đau dạ dày có nên uống sữa? Lời khuyên từ bác sĩ
Đau dạ dày có nên uống nước đá?
Nước đá là thức uống được nhiều người yêu thích, nhất là khi thời tiết nắng nóng. Uống một ly nước đá sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, giải được cơn khát. Tuy nhiên, người mắc bệnh dạ dày cũng không nên uống nước đá vì thức uống này có thể gây ra nhiều tác hại như:
1. Gây co thắt ruột
Nước đá có nhiệt độ lạnh đột ngột sẽ khiến cho các mạch máu nhỏ ở dạ dày bị co lại. Điều này gây co thắt ruột và ảnh hưởng đến dòng máu lưu thông đến nuôi dưỡng vùng tổn thương.
Thậm chí, uống nhiều nước đá còn khiến dạ dày bệnh nhân bị teo nhỏ lại, không hấp thụ được thức ăn. Đồng thời, chức năng của bao tử, hệ tiêu hóa cũng nhanh chóng suy giảm nếu bạn sử dụng thức uống này thường xuyên.
2. Thiếu máu niêm mạc dạ dày
Tình trạng thiếu máu ở niêm mạc dạ dày có thể xảy ra nếu người bệnh uống nước đá. Thực tế, khi sử dụng loại nước này thì đường ruột đã bị co thắt lại.
Một số trường hợp dạ dày bị lạnh, không thể hoạt động hiệu quả, gây ra hiện tượng đông máu ở niêm mạc. Thời gian dài, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày do cục máu đông gây giãn vỡ tĩnh mạch.
3. Nhiễm khuẩn đường ruột
Phần lớn nước đá đều là nước tự làm ở nhà. Vì vậy, nguồn nước không được đảm bảo cũng như kiểm soát khắt khe về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hơn nữa, trong quá trình làm lạnh, các loại vi khuẩn có hại sẽ có điều kiện thuận lợi tác động lên dạ dày và khiến bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu uống nước đá nhiều sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
4. Đau bao tử, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu không nên sử dụng nước đá. Uống nước đá sẽ gây rối loạn hệ tiêu hóa dẫn đến đau bao tử, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày.
Đặc biệt, với những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, nước đá còn gây loét dạ dày, viêm nhiễm đường ruột. Do đó, người bệnh cần phải thận trọng, cân nhắc khi sử dụng.
Bạn đã biết chưa: Bị Đau Dạ Dày Có Nên Uống Mật Ong? Điều Cần Biết
Những lưu ý giúp kiểm soát bệnh dạ dày hiệu quả nhất
Với căn bệnh dạ dày, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi có vai trò rất quan trọng. Để dễ dàng kiểm soát các triệu chứng, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:
- Tuyệt đối không được sử dụng cà phê, nước đá.
- Người bệnh có thể sử dụng nước mát, nước hoa quả để thay thế nước đá uống trực tiếp
- Nếu bị “nghiện” cà phê và không thể ngưng uống ngay lập tức, bạn có thể giảm dần lượng cà phê mỗi lần uống và thay thế dần bằng các thức uống thảo mộc có lợi hơn cho dạ dày. Chẳng hạn như trà hoa cúc, trà gừng, trà nghệ.
- Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức
- Đi ngủ sớm và luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi sáng giúp cơ thể tỉnh táo hơn. Qua đó hạn chế sự lệ thuộc vào cà phê.
- Điều trị đau dạ dày theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa và tái khám định kỳ nhằm theo dõi được tiến triển của bệnh.
Như vậy, với thắc mắc “Bị đau dạ dày có nên uống cafe, nước đá không?” thì câu trả lời là tốt nhất bạn nên tránh những thức uống này. Cafein và nước lạnh có thể kích thích tăng tiết axit dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau. Thay vào đó, bạn hãy chọn các loại đồ uống ấm và nhẹ nhàng hơn để giúp làm dịu cơn đau dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau dạ dày nên tránh bia rượu nếu muốn khỏi bệnh
- Đau Dạ Dày Nên Uống Nước Gì Để Giảm Đau Nhanh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!