Cách dùng lá trầu không chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Dùng thuốc kháng sinh sẽ gây nhiều tác dụng phụ nên nhiều mẹ bỉm sử dụng lá trầu không chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, làm cách nào để phát huy tối đa công dụng thì không phải ai nào cũng biết.

Cách dùng lá trầu không chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh
Lá cây trầu không có nhiều công dụng cho trẻ sơ sinh

Hiểu đúng về chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh thường xuất phát từ hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, khiến thức ăn dễ bị ứ đọng và gây trướng bụng. Điều này không chỉ làm bé khó chịu, quấy khóc mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như trào ngược dạ dày, tiêu chảy, hoặc thậm chí là nhiễm ký sinh trùng.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị chứng đầy hơi
Trẻ sơ sinh rất dễ bị chứng đầy hơi

Điều đáng lo là tình trạng này xảy ra rất phổ biến đối với hầu hết trẻ sơ sinh và lặp lại với tần số thường xuyên. Trẻ gặp tình trạng này sẽ rất khó chịu, hay quấy khóc và nôn trớ. Nếu các bậc phụ huynh không điều trị sớm, lâu dần có thể dẫn đến chứng biếng ăn, chậm lớn, thậm chí là suy dinh dưỡng ở trẻ.

Lá trầu không chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh thế nào?

Dùng lá trầu không để chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh là một bí quyết dân gian phổ biến, dựa vào hàm lượng tinh dầu cao từ 1,8% đến 2,4% trong lá, mang lại hiệu quả ấm nóng.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tinh dầu lá trầu không chứa hoạt chất Phenol, cụ thể là Betel-phenol và Chavicol, có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh, bảo vệ tá tràng khỏi vi khuẩn và nấm độc hại. Những hoạt chất này giúp cân bằng axit dạ dày, làm giảm cảm giác đầy hơi và thúc đẩy việc loại bỏ gas qua quá trình giãn nở và co thắt cơ vòng dạ dày, từ đó giảm thiểu tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh.

lá trầu không chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh
Hơ nóng lá trầu không có thể chữa chứng đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Xem thêm: Cách chữa rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh tốt nhất

Cách dùng lá trầu không để chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Để chữa chứng đầy bụng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần hơ ấm lá trầu không. Sau đó vuốt ở bụng trẻ theo chiều từ trên xuống dưới. Hơ và vuốt nhiều lần trong khoảng 5 phút. Đây là cách massage nhẹ nhàng bụng giúp trẻ giảm chứng đầy hơi mà không cần dùng đến kháng sinh. Bởi hầu hết các loại kháng sinh đều có tác dụng phụ, nhất là khi cơ thể của bé còn khá non nớt và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

Các bậc phụ huynh có thể hơ lá trầu không cho trẻ mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều. Bé sẽ không còn tình trạng đầy hơi, hạn chế quấy khóc và ngủ ngon hơn. Ngoài công dụng chữa đầy hơi, hơ lá trầu không còn giúp bé hết nấc cục, giảm đau, trị ho, khử trùng và trị hăm.

Lưu ý khi hơ lá trầu không

Khi sử dụng lá trầu không để chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh, cần lưu ý:

  • Kiểm tra nhiệt độ: Đảm bảo lá trầu không quá nóng trước khi áp vào da bé để tránh gây bỏng.
  • Tránh vết thương hở: Không áp lá trầu nóng lên vết thương mở của bé vì có thể gây nhiễm trùng.
  • Hơ lá ở nơi thoáng: Thực hiện trong không gian rộng rãi, tránh phòng kín để bảo vệ hệ hô hấp của bé.
  • Không cho uống nước cốt lá trầu: Hệ tiêu hóa non nớt của bé không thích hợp với nước cốt lá trầu, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
Chữa đầy hơi, đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Kiểm tra nhiệt độ lá trầu không để không làm tổn thương da bé khi hơ

Sử dụng lá trầu không để chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh là một bí quyết dân gian được ưa chuộng do tính lành tính và hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh việc dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ thường được hạn chế. Tuy nhiên, cần thận trọng và quan sát kỹ lưỡng, nếu không thấy cải thiện, nên đưa trẻ đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp. Điều này đảm bảo cách tiếp cận chính xác và kịp thời cho sức khỏe của trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Hội Chứng Zollinger-Ellison: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Điều Trị

Hội chứng Zollinger-Ellison (ZE) là bệnh lý hình thành do sự xuất hiện của một hoặc nhiều khối u ở…

Tại sao có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được?

Buồn nôn có thể nói là một cảm giác khá khó chịu mà ai cũng từng gặp phải, tệ hơn…

Chữa khỏi viêm loét dạ dày không tái phát bằng thuốc nam

Tôi tên là Hoàng Thanh Tùng 37 tuổi, tôi sinh sống và làm việc lại Hà Nội. Công việc kinh…

Uống thuốc dạ dày bị ra sữa và những thông tin cần biết

Uống thuốc dạ dày bị ra sữa là tình trạng khá ít gặp. Đây là tác dụng phụ khi sử…

Trào ngược dạ dày nôn ra máu Trào Ngược Dạ Dày Nôn, Khạc Ra Máu Có Nguy Hiểm?

Trào ngược dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu báo động tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua