Thực Đơn Hàng Ngày Cho Người Đau Dạ Dày Nhanh Khỏi

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Chế độ ăn uống không lành mạnh thường là nguyên nhân chính gây đau bao tử và làm trầm trọng thêm các vấn đề tiêu hóa. Để giảm thiểu điều này, việc lựa chọn một thực đơn phù hợp cho người đau dạ dày là vô cùng quan trọng, giúp họ hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe hằng ngày. 

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày 

Xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày phù hợp, đảm bảo các nguyên tắc dinh dưỡng dựa trên cách phối hợp các loại thực phẩm lành mạnh với nhau là giải pháp thiết thực nhất để cải thiện triệu chứng và hạn chế tái phát bệnh đau dạ dày. 

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày 
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học là yếu tố quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh đau dạ dày

Để làm được điều này, bạn cần phải lưu ý đến một số nguyên tắc sau đây:

1. Đảm bảo về yếu tố dinh dưỡng

Cân đối được hàm lượng dưỡng chất thu nạp vào trong cơ thể hằng ngày sẽ giúp bạn không bị thiếu hụt hay dư thừa và cải thiện tốt các triệu chứng bệnh đau dạ dày. Cụ thể tỷ lệ dưỡng chất cho người bệnh như sau:

  • Glucid: Từ 60 – 70% trên tổng số năng lượng trong 1 ngày. 
  • Protein: từ 12 – 20%
  • Lipid: từ 15 – 20%
  • Calo: từ 30 – 35Kcal/ kg/ ngày
  • Ngoài ra, cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các loại vitamin, muối khoáng cần thiết. Đồng thời, chú ý tạo thói quen ăn uống khoa học, chia nhỏ các bữa ăn để dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất này. 

Đọc ngay: Dấu Hiệu Vừa Đau Dạ Dày Vừa Đau Đại Tràng Và Cách Trị

2. Chọn lựa thực phẩm phù hợp

Người bệnh đau dạ dày không thể ăn uống vô tư như những người bình thường, thay vào đó phải cân nhắc chọn lựa loại thực phẩm tốt, không gây tổn thương niêm mạc dạ dày. 

thực đơn cho người đau dạ dày
Bổ sung nhiều chất xơ thông qua các loại rau củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc… nhằm tăng khả năng làm lành tổn thương dạ dày

Dưới đây là một số loại nhóm thực phẩm mà người đau dạ dày nên chọn lựa sử dụng hằng ngày:

  • Thực phẩm giàu chất xơ:
    • Rau củ: mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà tím, bắp cải, rau chân vịt, khoai tây, khoai lang, thì là.
    • Trái cây: táo, chuối, đu đủ.
  • Thực phẩm giàu probiotic:
    • Sữa chua, phô mai.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa:
    • Rau quả: cà chua, cà rốt, đu đủ, bông cải xanh, nha đam.
    • Gia vị: nghệ tươi, gừng.
    • Đồ uống: trà xanh.
  • Thực phẩm bổ sung vitamin:
    • Vitamin A, B, C, E từ khoai lang, việt quất, lựu, cà rốt, thanh long.
  • Các loại ngũ cốc:
    • Lúa mì, bột yến mạch, các loại đậu nguyên vỏ, kiều mạch.

3. Tránh sử dụng các loại thực phẩm có hại

Trong thực đơn ăn uống của người đau dạ dày nên tránh bổ sung thực phẩm có hại như:

  • Thức ăn chiên xào và thức ăn nhanh: Khó tiêu, gây áp lực lên dạ dày.
  • Món cay, mặn, ngọt: Kích thích niêm mạc, gây viêm loét.
  • Thực phẩm lên men: Làm thay đổi nồng độ axit, tăng công suất tiêu hóa.
  • Thực phẩm đông lạnh, đóng hộp: Chứa chất bảo quản, có thể gây hại.
  • Chất kích thích: Rượu, cà phê, thuốc lá kích thích niêm mạc dạ dày.
Món ăn mà người bị đau bao tử nên kiêng
Tránh ăn những món nhiều dầu mỡ, cay nóng nhiều gia vị để tránh gây kích ứng niêm mạc, tăng mức độ đau dạ dày

Truy cập: 4 Bài Thuốc Từ Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả

4. Bổ sung nước đúng cách

Bổ sung nước đúng cách là yếu tố rất quan trọng, việc uống nước tưởng chừng như đơn giản nhưng đối với người bệnh đau dạ dày cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

Cụ thể như sau:

  • Thời điểm tốt nhất để uống nước là vào buổi sáng sớm ngay sau khi thức dậy và trước bữa ăn sáng khoảng 1 tiếng đồng hồ. Mỗi lần uống một ly đầy nước ấm. 
  • Tránh uống nước trong lúc đang ăn hoặc ngay sau khi ăn xong vì sẽ khiến cho axit dạ dày sản sinh nhiều hơn, làm tăng nặng cơn đau. 
  • Ngoài nước lọc, người bệnh đau dạ dày cũng nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, sữa chua uống, các loại trà tốt cho dạ dày… 

Gợi ý 7 thực đơn cho người đau dạ dày áp dụng trong tuần 

Sau đây là gợi ý 7 thực đơn ăn uống hàng ngày dành cho người bị đau dạ dày. Bạn có thể tham khảo và áp dụng hoặc điều chỉnh thay thế thực phẩm có đặc tính tương tự theo sở thích của mình để làm tăng vị giác, ăn uống ngon miệng hơn. 

Thực đơn 1

  • Bữa sáng: 1 bát cháo táo đỏ hoặc cháo hạt sen 
  • Bữa trưa: Cơm mềm, gà hấp lá chanh và canh bí xanh.
  • Bữa chiều: 1 hũ sữa chua hoặc 1 quả chuối chín 
  • Bữa tối: Cơm mềm, thịt nạc hầm nấm, đậu phụ tẩm gia vị áp chảo. 

Thực đơn 2

  • Bữa sáng: 1 ổ bánh mì và 1 ly sữa tươi có đường. 
  • Bữa trưa: Cơm chín mềm, 1 quả trứng luộc và thịt heo nấu canh rau cải. 
  • Bữa chiều: Ăn một chút trái cây tốt cho dạ dày tùy theo sở thích. 
  • Bữa tối: Cơm mềm, thịt bò kho (phải chín kỹ, mềm nhừ), tôm rang (tôm phải bỏ vỏ) và canh rau tùy thích. 

Xem ngay: Hạt Sang (Sành) Chữa Đau Dạ Dày Có Hiệu Quả Không?

Thực đơn 3

  • Bữa sáng: 1 tô phở thịt bằm 
  • Bữa trưa: Cơm mềm, cá lóc hấp, đậu hũ sốt cà và rau luộc. 
  • Bữa chiều: Ăn trái cây như thanh long hoặc dưa hấu. 
  • Bữa tối: Cơm mềm, thịt gà kho gừng và canh bí đỏ nấu xương. 

Thực đơn 4

  • Bữa sáng: Cháo gà và 1 ly sữa tươi có đường 200ml
  • Bữa trưa: Cơm mềm, trứng chiên, bầu luộc và thịt bằm sốt cà chua. 
  • Bữa chiều: Ăn thêm bơ hoặc mãng cầu. 
  • Bữa tối:  Cơm mềm, cá kho lạt, bông cải xanh luộc và canh củ hầm xương. 
Thực đơn 7 ngày cho bệnh nhân bị bao tử
Thực đơn cho người đau dạ dày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa

Thực đơn 5

  • Bữa sáng: Cháo tôm hoặc cháo đậu xanh thịt bằm
  • Bữa trưa: Cơm mềm, gà hầm các loại củ, nấm và rau cải luộc
  • Bữa chiều: 1 ly chè đậu đen hoặc 1 quả táo
  • Bữa tối: Cơm mềm, rau chân vịt xào và tôm luộc. 

Thực đơn 6

  • Bữa sáng: Ăn 1 chén súp cua hoặc súp hải sản
  • Bữa trưa: Cơm mềm, cải bó xôi xào tỏi, canh khoai tây hầm xương
  • Bữa chiều: Khoai lang luộc
  • Bữa tối: Cơm mềm, thịt bò hầm nhừ và canh cua mồng tơi. 

Thực đơn 7

  • Bữa sáng: 1 cái sandwich kẹp trứng hấp và 1 ly sữa tươi không đường
  • Bữa trưa: Cơm mềm, cá hấp gừng và canh đu đủ nấu sườn.
  • Bữa chiều: Một ít bánh mì ngũ cốc
  • Bữa tối: Cơm mềm, cá thu kho lạt và rau luộc tùy thích.

Một số lưu ý về thói quen ăn uống giúp phòng tránh đau dạ dày

Bên cạnh xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày khoa học, người bệnh đau dạ dày cũng cần phải điều chỉnh và tuân thủ một số thói quen ăn uống sau đây để cải thiện tình trạng bệnh cũng như phòng ngừa bệnh tái phát. 

thực đơn cho người đau dạ dày
Thực hiện thói quen ăn chậm nhai kỹ, ưu tiên những món ăn được hầm chín kỹ để giảm áp lực cho dạ dày

Để phòng tránh đau dạ dày, hãy chú ý những điều sau:

  • Không ăn quá no mà hãy chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Không bỏ bữa để tránh kích thích axit dạ dày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Chỉ ăn thực phẩm chế biến kỹ, mềm để không gây áp lực lên dạ dày.
  • Ăn thức ăn ấm nóng để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Tránh hoạt động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Ăn đúng bữa, đủ bữa và duy trì lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi đủ giấc.

Hy vọng với gợi ý các thực đơn cho người đau dạ dày trong bài viết trên sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh của mình. Thông thường, người bệnh đau dạ dày nặng có thể sẽ phải kết hợp sử dụng thuốc giảm đau dạ dày, lưu ý chỉ nên dùng thuốc sau khi ăn no để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 08:42 - 02/04/2024 - Cập nhật lúc: 13:24 - 12/04/2024
Chia sẻ:
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán có công thức độc quyền của Thuốc dân tộc Sơ can Bình vị tán – Hành trình khẳng định chất lượng vượt tầm biên giới

Sơ can Bình vị tán ra đời sau quá trình dài nghiên cứu, ứng dụng và đã mang lại thành…

Viêm niêm mạc dạ dày biến mất chỉ SAU 3 THÁNG sử dụng Sơ can Bình vị tán Viêm niêm mạc dạ dày biến mất chỉ SAU 3 THÁNG sử dụng Sơ can Bình vị tán

Viêm niêm mạc dạ dày từ lâu đã là căn bệnh gây không ít phiền toái cho người bệnh với…

thực đơn cho người đau dạ dày Thực Đơn Hàng Ngày Cho Người Đau Dạ Dày Nhanh Khỏi

Chế độ ăn uống không lành mạnh thường là nguyên nhân chính gây đau bao tử và làm trầm trọng…

Chế độ ăn hỗ trợ rất tốt cho việc cải thiện các cơn đau thượng vị Đau Thượng Vị Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Giảm Đau Mau Khỏi?

Đau thượng vị nên ăn gì để làm dịu cơn đau? Người bệnh có thể thử các món nhẹ nhàng…

Đau cuống bao tử là bệnh gì, chữa trị ra sao? Đau Cuống Bao Tử: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Điều Trị

Đau cuống bao tử xuất phát từ khu vực nối giữa thực quản và dạ dày, gây khó chịu và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua