Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi?
Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe tổng thể cũng như phương pháp điều trị được áp dụng. Điều quan trọng là đến bệnh viện và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi – Bác sĩ giải đáp
Theo các chuyên gia, thông thường bệnh chốc lở sẽ khỏi trong 3 – 6 tuần, kể cả khi không được điều trị. Tỷ lệ khỏi bệnh thường rơi vào khoảng 13 – 52%, tùy vào các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, trong thời gian này bệnh vẫn có khả năng lây truyền cũng như tăng nguy cơ biến chứng nếu không được điều trị phù hợp.
Trong trường hợp được điều trị đúng cách và đúng thời điểm, chốc lở thường có xu hướng khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, ở các bệnh nhân chàm mủ hoặc chốc lở thể mủ có thể cần thời gian điều trị lâu hơn với các phương pháp đặc trị. Ở trẻ sơ sinh, bệnh chốc lở cần được điều trị sớm với các biện pháp hợp lý để tránh các biến chứng.
Nếu chốc lở ở trẻ em kéo dài hơn 21 ngày, cần đưa bé đến bệnh viện để tiến hành chẩn đoán các triệu chứng và có biện pháp điều trị thích hợp.
Yếu tố gây ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Mức độ nghiêm trọng: Chốc lở có thể chia thành 3 mức độ: nhẹ, trung bình, nặng. Chốc lở nhẹ sẽ khỏi trong 7 – 10 ngày nếu được điều trị với kháng sinh phù hợp.
- Tình trạng sức khỏe: Những người có hệ thống miễn dịch yếu thường dễ mắc bệnh chốc lỡ và thời gian khỏi bệnh cũng lâu hơn so với những người khác.
- Phương pháp điều trị: Chốc lở thường được điều trị bằng kháng sinh, thuốc thoa ngoài da hoặc kết hợp cả hai. Phương pháp điều trị phù hợp và sớm sẽ giúp bệnh khỏi nhanh hơn.
Tìm hiểu: Hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em và người lớn giúp nhận biết sớm
Cách điều trị chốc lở
Chốc lở thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh ở dạng bôi, uống hoặc kết hợp.
- Kháng sinh tại chỗ: Như thuốc mỡ Mupirocin (Bactroban), được thoa trực tiếp lên vùng chốc lở, liên tục trong 7 ngày. Điều quan trọng trước khi thoa thuốc là vệ sinh da bằng nước ấm và loại bỏ phần vảy để kháng sinh thấm sâu hơn vào lớp biểu bì da.
- Kháng sinh đường uống: Thường được kê cho các bệnh nhân không đáp ứng phương pháp điều trị tại chỗ. Loại kháng sinh thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và thể trạng của bệnh nhân. Một đợt kháng sinh thường kéo dài 7 ngày và người bệnh không được tự ý ngưng thuốc khi không nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
Biện pháp tại nhà giúp chốc lở khỏi nhanh hơn:
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ: Sử dụng xà phòng và nước ấm để rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với vùng da bị chốc lở.
- Thay quần áo và đồ lót sạch sẽ: Quần áo và đồ lót bị dính dịch rỉ từ vùng da bị chốc lở cần được giặt sạch và phơi khô.
- Tránh gãi: Gãi sẽ làm mụn nước vỡ ra và khiến bệnh lây lan.
- Đeo găng tay: Đeo găng tay để tránh lây nhiễm cho người khác.
Tóm lại, bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bệnh chốc lở mức độ nhẹ thường khỏi trong vòng 7 – 10 ngày với điều trị kháng sinh. Bệnh chốc lở mức độ trung bình và nặng có thể cần nhiều thời gian hơn để khỏi, thậm chí có thể kéo dài đến 6 tuần. Để bệnh khỏi nhanh hơn, bạn nên giữ vệ sinh da sạch sẽ, tránh gãi và đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm:
- Bệnh chốc lở dùng thuốc gì nhanh khỏi? (Thuốc Bôi & Uống)
- Các bài thuốc dân gian chữa chốc lở hiệu quả dễ kiếm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!