Bệnh á sừng có lây không và có thể chữa khỏi được không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh á sừng có lây không? Bệnh á sừng có chữa khỏi được không? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới. Bài viết cũng giúp bệnh nhân nắm được giải pháp chữa á sừng tối ưu, lành tính, hiệu quả nhất.

Bệnh á sừng có lây không?

Á sừng là căn bệnh ngoài da rất phổ biến tại nước ta, chiếm khoảng 20% tổng số ca bệnh da liễu. Căn bệnh này tạo nên các lớp da dày sừng, khô ráp, nứt nẻ, bong tróc và chảy máu rất mất thẩm mỹ và khiến nhiều người lo ngại bị lây nhiễm.

Á sừng ở tay
Á sừng dần đến các triệu chứng rõ rệt ngoài da khiến nhiều người lo lắng tình trạng này có thể lây nhiễm

Tình trạng da liễu này thường gặp nhiều ở phụ nữ, nguyên nhân chính được xác định là yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài khác như: hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, kem ngoài da,… Bệnh thường gặp hoặc tăng nặng hơn vào mùa đông khi tiếp xúc với các yếu tố vừa nêu trên.

Người bị mắc bệnh á sừng thường dễ nhận biết thông qua các triệu chứng như dày sừng ở da, da khô đỏ, nứt toác, chảy máu, bong tróc ở các đầu ngón tay, ngón chân, nhiều khi mất hết vân tay.

Mặc dù là bệnh ngoài da phổ biến và có biểu hiện rõ ràng, nhưng á sừng không lây nhiễm. Do đó, người bệnh mắc bệnh á sừng có thể chung sống bình thường với những người khác mà không lo có bất cứ sự lây nhiễm nào.

Cụ thể, á sừng không phải là bệnh do vi khuẩn gây ra nên không bị lây giống như những bệnh da liễu khác như bệnh nấm da, ghẻ,… Mặc dù bệnh không lây qua đường tiếp xúc, nhưng bệnh này lại bị ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình, vì thế, khi mà bố mẹ mắc á sừng thì rất có thể con cái cũng mắc phải.

Trong một số trường hợp người bệnh có nguy cơ bị nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn tại các vùng tổn thương vì thế bạn vẫn phải điều trị sớm để tránh những biến chứng không đáng có. Khi đó, bạn nên đi khám bác sĩ để khắc phục các triệu chứng nhanh, đề phòng bệnh tái phát.

Tìm hiểu thêm: Bệnh á sừng ở chân – Cách nhận biết triệu chứng và điều trị hiệu quả nhất

Bệnh á sừng có thể chữa khỏi được không?

Á sừng là một bệnh lý da liễu mãn tính, thường tái phát nhiều lần, gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh không nguy hiểm và có thể điều trị được nếu áp dụng đúng phương pháp và kiên trì theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị:

  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc thường được sử dụng để giảm ngứa, viêm, bong tróc da. Có nhiều loại thuốc điều trị á sừng, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ: Da sạch sẽ sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm phát triển, gây kích ứng da. Người bệnh nên sử dụng xà phòng dịu nhẹ, rửa tay, chân thường xuyên, tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất độc hại.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể khiến da khô ráp, kích ứng và làm bệnh á sừng trở nên nặng hơn. Khi ra ngoài trời, người bệnh cần che chắn cẩn thận, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao.
  • Tăng cường sức đề kháng: Người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Đồng thời, cần ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress.

Như vậy, bệnh á sừng không phải là một bệnh lây nhiễm và bệnh này có thể chữa khỏi được hết hoàn toàn triệu chứng. Để khắc phục và hạn chế tình trạng bệnh tái lại , các bạn cần lưu ý thực hiện phòng tránh tốt dựa trên các lưu ý đã nêu trên.

Có thể bạn cần biết: TOP 11 Thuốc Trị Á Sừng Tốt Nhất Hiện Nay Và Cách Dùng

Chia sẻ:
Tróc da ở đầu ngón tay – Có thể do bệnh á sừng, vẩy nến, Eczema…

Tróc da ở đầu ngón tay có thể liên quan đến một số bệnh lý về da như á sừng, vẩy…

Biến chứng của á sừng và cách điều trị, phòng tránh

Biến chứng của bệnh á sừng có thể bao gồm nhiễm trùng, lở loét, gây mất thẩm mỹ và ảnh…

Bệnh á sừng có lây không và có thể chữa khỏi được không?

Bệnh á sừng có lây không? Bệnh á sừng có chữa khỏi được không? Những thắc mắc này sẽ được…

Bệnh á sừng nên ăn gì và kiêng gì? Bệnh Á Sừng Nên Ăn Gì và Kiêng Gì Nhanh Khỏi Nhất?

Bên cạnh dùng thuốc và thực hiện các biện pháp bảo vệ da thì chế độ ăn uống cũng là…

Á sừng tay, chân, mặt: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả từ Đông y

Hiện nay ở Việt Nam tỷ lệ người mắc á sừng theo thống kê gần nhất chiếm khoảng 15% trong…

Chia sẻ
Bỏ qua