Ngón tay bị sưng và ngứa – Cơ thể đang mắc bệnh gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tình trạng ngón tay bị sưng và ngứa là một vấn đề sức khỏe thường gặp, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều người. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố như dị ứng, viêm da tiếp xúc, côn trùng cắn, thậm chí là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn… Việc xác định chính xác nguyên nhân là rất quan trọng để có phương pháp điều trị hiệu quả, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng và ngứa không phải do bệnh lý

Ngón tay bị sưng phù và ngứa là tình trạng các mô mềm quanh ngón tay phồng to, căng, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Dấu hiệu thường thấy bao gồm ngón tay bị sưng to hơn so với bình thường, da có cảm giác ngứa rát hoặc kích thích.

Ngoài ra, da ngón tay có thể trở nên căng, đỏ hoặc thay đổi màu sắc. Tình trạng này thường khiến việc cử động, co duỗi ngón tay trở nên khó khăn, đôi khi có cảm giác nóng hoặc căng tại khu vực bị sưng.

ngón tay bị sưng và ngứa
Ngón tay bị sưng phù và ngứa có thể do dị ứng, chấn thương, côn trùng cắn…

Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau từ môi trường đến bệnh lý. Đối với nguyên nhân không phải bệnh lý, chúng có thể xảy ra do:

  • Phản ứng dị ứng: Dị ứng với mỹ phẩm, hoá chất, xà phòng, chất liệu trong găng tay… có thể gây sưng và ngứa ngón tay.
  • Côn trùng cắn: Vết cắn hoặc chích từ muỗi, kiến, ong… có thể dẫn đến sưng tấy và ngứa tại khu vực bị cắn.
  • Tổn thương do ma sát: Ma sát liên tục với bề mặt cứng như cầm công cụ, chơi nhạc cụ hoặc làm việc nặng có thể gây viêm và sưng ngón tay.
  • Tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt: Ngón tay có thể bị sưng và ngứa khi tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ lạnh hoặc nóng, ví dụ như khi bỏng lạnh hoặc nhiệt.
  • Phản ứng với thực phẩm: Tiếp xúc trực tiếp với một số loại thực phẩm như ớt, hành, tỏi… có thể làm da ngón tay bị kích ứng và ngứa.
  • Phản ứng với nước hoặc độ ẩm: Việc ngâm tay trong nước quá lâu hoặc tiếp xúc với môi trường ẩm ướt cũng có thể làm sưng ngón tay và bị ngứa.
  • Áp lực hoặc chèn ép quá mức: Đeo nhẫn quá chặt hoặc sử dụng găng tay không vừa có thể gây sưng tấy ngón tay do chèn ép mạch máu.
  • Chấn thương: Những hoạt động gây áp lực mạnh mẽ lên ngón tay có thể khiến ngón tay bị chấn thương và sưng đau.

Tham khảo thêm: Cứng khớp ngón tay (hay gặp buổi sáng) là bệnh gì?

Ngón tay bị sưng và ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân bên ngoài, ngón tay ngứa và sưng có thể xuất phát do một số bệnh lý bên trong cơ thể. Cụ thể:

1. Viêm khớp hoặc viêm khớp dạng thấp

Sưng và ngứa ở đầu ngón tay hoặc ở các khớp có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp ngón tay hoặc viêm khớp dạng thấp. Trong giai đoạn đầu, bệnh thường gây ra cảm giác nóng rát ở đầu các ngón tay.

Sau đó, khi viêm khớp đã phát triển, sụn khớp bị bào mòn người bệnh có thể cảm thấy đau đớn kể cả khi không vận động tay chân.

ngón tay bị sưng và ngứa là bệnh gì
Tình trạng ngón tay bị sưng phù và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp là bệnh cần được điều trị để tránh tình trạng biến chứng ảnh hưởng đến chức năng của tay. Luyện tập vật lý trị liệu và thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, trước khi tiến hành điều trị, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ chuyên môn.

2. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay hay còn được gọi là bệnh lý chèn ép dây thần kinh giữa. Bệnh thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Các triệu chứng cơ bản bao gồm cảm thấy ngứa ran, tê, ngứa ở cổ tay và các ngón tay. Bệnh thường phát triển chậm rãi và có xu hướng nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Hội chứng ống cổ tay không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị, các triệu chứng kéo dài có thể ảnh hưởng chức năng của tay, teo cơ hoặc tàn phế. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh.

Tham khảo thêm: Nổi cục ở đốt ngón tay có phải gout hay bệnh gì?

3. Bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên là tình trạng tổn thương dây thần kinh có liên quan đến bệnh tiểu đường. Bệnh khiến lượng đường trong máu dâng cao gây tổn thương các dây thần kinh và ảnh hưởng đến cả tay và chân.

Bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường có thể gây sưng phù tay chân

Các dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Các ngón tay trở nên nhạy cảm, đặc biệt là khi chạm vào.
  • Mất cảm giác hoặc bị tê ở các ngón tay.
  • Ngón tay đau, yếu, thường xuyên run rẩy.
  • Khớp ngón tay bị sưng và ngứa.

Bệnh thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường không thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng ngứa và sưng ở ngón tay.

Tham khảo thêm: Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Cách trị hiện tượng tê đầu ngón tay

4. Các bệnh lý về da

Thông thường các bệnh lý về da chỉ gây ngứa và nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bệnh về da có thể gây sưng đỏ vùng da bị ảnh hưởng. Các bệnh lý phổ biến gây ngứa và sưng ngón tay bao gồm:

  • Các bệnh viêm da
  • Nhiễm trùng ngón tay
  • Bệnh ghẻ
  • Nhiễm virus Herpes, Felon hoặc Paronychia
Bệnh viêm da gây sưng ngón tay và ngứa
Bệnh viêm da gây khiến ngón tay bị sưng và ngứa

5. Phù bạch huyết

Phù bạch huyết là hiện tượng xuất hiện khi các chất lỏng bạch huyết (chứa chất thải, vi khuẩn hoặc virus) không thể thoát ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp, các chất lỏng này tích tụ ở tay sẽ khiến ngón tay bị sưng và ngứa.

Khi bị phù bạch huyết, da sẽ căng hơn bình thường và người bệnh đôi khi cũng có thể bị sốt nhẹ. Các bác sĩ cho biết, tình trạng phù bạch huyết có thể liên quan đến phẫu thuật hoặc xạ trị điều trị ung thư vú.

Tuy nhiên, trong một số ít các trường hợp, phù bạch huyết có thể được gây ra bởi sự phát triển bất thường của hệ thống bạch huyết.

6. Tiền sản giật

Tiền sản giật là tình trạng sưng phù các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là mặt và đầu ngón tay ở phụ nữ mang thai. Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ do huyết áp cao và cần được điều trị y tế. Việc trì hoãn điều trị có thể dẫn đến tổn thương nội tạng bao gồm cả gan và thận.

Các chuyên gia cho biết, tiền sản giật là tình trạng phổ biến ở thai phụ trên 40 tuổi và mang thai lần đầu. Tuy nhiên, tình trạng này cũng phổ biến ở những thai phụ béo phì hoặc những người phụ nữ mang thai đôi, thai ba.

Giật tiền sản
Giật tiền sản cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngón tay sưng ngứa

Tham khảo thêm: Tróc da ở đầu ngón tay – Có thể do bệnh á sừng, vẩy nến, Eczema…

7. Bệnh Raynaud

Raynaud là tình trạng thu hẹp hệ thống động mạch của người bệnh thường phổ biến ở những người thường xuyên căng thẳng. Các dấu hiệu nhận biết bệnh Raynaud bao gồm ngón tay bị sưng và ngứa kèm theo thay đổi màu da, loét ngón tay.

Bệnh có thể dẫn đến dị tật các ngón tay, tắc nghẽn tuần hoàn máu, loét da hoặc hoại tử mô. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý.

8. Các vấn đề về gan thận

Gan thận chịu trách nhiệm loại bỏ các chất độc hại, cặn bã không cần thiết cho cơ thể. Do đó, khi các cơ quan này hoạt động không tốt, chất lỏng có thể tích tụ trong cơ thể và gây phù nề.

Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, nhưng thường phổ biến ở tay, khớp ngón tay, chân và mắt cá chân.

9. Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là một tình trạng nhiễm trùng bề mặt da và các mô bên dưới da. Nguyên nhân phổ biến gây ra viêm mô tế bào là do vi khuẩn tụ cầu và liên cầu khuẩn gây ra.

Ngón tay và bàn tay bị sưng ngứa do viêm mô tế bào
Ngón tay và bàn tay bị sưng ngứa do viêm mô tế bào

Thông thường nhiễm trùng này phát triển từ các vết thương hở và lây lan đến bàn tay, ngón tay bởi các dòng máu mang vi khuẩn gây bệnh. Viêm mô tế bào có thể khiến ngón tay bị ngứa, sưng và mềm khi chạm vào.

Đôi khi các hoạt động đơn giản như cử động ngón tay cũng có thể gây đau đớn. Tình trạng này cần được điều trị để tránh nhiễm trùng sâu vào kết cấu của da và gây hoại tử mô da.

Tham khảo thêm: Đầu ngón tay bị lột da là bệnh gì? Có chữa khỏi được không

Cách xử lý khi ngón tay bị sưng và ngứa

Để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng ngón tay bị sưng và ngứa người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng một số cách cải thiện và điều chỉnh các triệu chứng tại nhà.

Biện pháp cải thiện tại nhà

Các biện pháp xử lý tại nhà sau có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng này:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng có độ pH thấp hoặc có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Lau tay khô bằng khăn sạch sau khi rửa tay hoặc tiếp xúc với nước.
  • Chườm lạnh hoặc ngâm ngón tay trong nước mát để giảm ngứa và hạn chế sưng, đau.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thể gây kích ứng như sản phẩm có mùi thơm hoặc màu hóa học.
  • Đeo găng tay khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Đeo găng tay để giữ ấm trong thời tiết lạnh, khô.
  • Giữ ẩm thường xuyên với kem dưỡng ẩm da tay. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
xử lý ngón tay bị sưng và ngứa
Rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và hạn chế tình trạng ngứa, sưng ở tay

Sử dụng thuốc

Trong các trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau khi tự khắc phục tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cần thiết và kê toa thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng nấm
  • Corticosteroid thoa ngoài da
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Hầu hết tình trạng ngón tay bị sưng và ngứa thường có thể điều trị bằng việc giữ ẩm và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh không biến mất hoặc lập lại, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị để loại bỏ các bệnh lý tiềm ẩn.

Tham khảo thêm: Thói quen bẻ khớp ngón tay và những tác hại khôn lường

Sử dụng các biện pháp can thiệp

Nếu ngón tay bị sưng và ngứa xuất phát từ các bệnh lý nghiêm trọng hơn, không thể tự cải thiện tại nhà bằng thuốc hoặc biện pháp tự nhiên, có thể người bệnh cần áp dụng các biện pháp can thiệp chuyên sâu hơn. Các bước chẩn đoán và điều trị có thể bao gồm:

vật lý trị liệu ngón tay
Các bài tập vật lý trị liệu có thể được áp dụng để cải thiện các vấn đề về khớp ngón tay

Chẩn đoán:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp ngón tay để đánh giá tình trạng sưng, ngứa, xác định các dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn.
  • Xét nghiệm máu: Được sử dụng để kiểm tra các chỉ số liên quan đến viêm nhiễm, dị ứng, các bệnh tự miễn.
  • Chụp X-quang: Giúp xác định liệu có tổn thương ở xương, khớp hoặc các mô xung quanh ngón tay.
  • Sinh thiết da: Nếu nghi ngờ có bệnh về da, bác sĩ có thể lấy mẫu da để phân tích và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa, sưng…

Điều trị:

  • Vật lý trị liệu: Nếu nguyên nhân gây sưng và ngứa liên quan đến các vấn đề về khớp hoặc cơ, vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện chức năng và giảm triệu chứng.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp nặng, chẳng hạn như viêm khớp nặng hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng không thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật có thể được yêu cầu để khắc phục tình trạng.

Ngón tay bị sưng và ngứa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những kích ứng nhẹ đến các bệnh lý nghiêm trọng. Việc chăm sóc và phòng ngừa đúng cách giúp giảm nguy cơ tái phát và bảo vệ sức khỏe ngón tay. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không? Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không?

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc được nghiên cứu, hoàn thiện bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành, mang…

Ngón tay bị sưng và ngứa – Cơ thể đang mắc bệnh gì?

Tình trạng ngón tay bị sưng và ngứa là một vấn đề sức khỏe thường gặp, gây khó chịu và…

Á sừng sau sinh Á Sừng Sau Sinh Có Tự Khỏi Không? Thông Tin Cần Biết

Á sừng sau sinh là bệnh lý phổ biến ở chị em phụ nữ. Bệnh đặc trưng bởi các tổn…

Thoát bệnh á sừng dai dẳng nhiều năm nhờ bài thuốc quý của Trung tâm Thuốc dân tộc

Chỉ những ai đã từng trải qua nỗi “khốn khổ” của bệnh á sừng mới hiểu hết những triệu chứng…

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên tư vấn tại Sống khỏe mỗi ngày Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên Sống khỏe mỗi ngày VTV2

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên có gần 20 năm kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh viêm da. Với nền…

Bình luận (2)

  1. Văn Vinh
    Văn Vinh says: Trả lời

    Dạ chào bác , em bị ngứa tay trái ,ngứa từ bên trong thịt trong xương ,phải chà sát thẩm chí ngắt nhéo cho đau mới bớt ngứa ,ngứa theo các khớp bàn tay trái
    Vậy là bệnh gì ạ em cảm ơn ạ em 25tuổi ạ

  2. Nguyễn văn phuoc
    Nguyễn văn phuoc says: Trả lời

    Chào bác sĩ ạ….e bị tai nan phải phẫu thuật nối gân bàn tay ..e bị tổn thuong thần kinh ngoai biên .. sau đó e đi tập vât lý tri liêu bị bỏng 2 ngón tay giũa và ngón trỏ …bị nhiễm trùng…bây gio đã đc 2 tháng 3 ngày mà các ngón tay cua e vẫn sưng đỏ …bac sĩ cho e loi khuyen ah

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua