Bệnh viêm bàng quang mãn tính: Dấu hiệu, cách điều trị
Bệnh viêm bàng quang mãn tính có tính chất kéo dài và hay tái phát. Căn bệnh này gây ra nhiều dấu hiệu bất thường cho người bệnh như tiểu buốt, tiểu ra máu, hay mót tiểu, căng tức vùng bụng dưới. Nghiêm trọng hơn, bệnh viêm bàng quang mãn tính có thể gây suy thận cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được điều trị tốt.
Viêm bàng quang mãn tính là gì?
Bệnh viêm bàng quang được chia thành hai thể cấp tính và mãn tính. Trong đó, viêm bàng quang mãn tính là giai đoạn đến sau được hình thành khi bệnh viêm bàng quang không được phát hiện và chữa trị sớm hoặc điều trị không đúng cách ở giai đoạn cấp tính.
Trong cơ thể, bàng quang đóng vai trò giống như một bể đựng để chứa nước tiểu được thận lọc ra, đồng thời đào thải ra ngoài qua đường niệu đạo. Cơ quan này có thể bị tổn thương, viêm nhiễm khi bị vi khuẩn, nấm hay các tác nhân có hại khác tấn công. Tình trạng nhiễm trùng bàng quang cấp tính kéo dài hoặc tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến viêm bàng quang cấp tính và gây ra những tổn thương khó phục hồi trong bàng quang.
Bệnh viêm bàng quang mãn tính ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Nếu không được kiểm soát tốt, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận, nhiễm trùng niệu đạo, xuất huyết bàng quang hoặc thậm chí là suy thận.
Nguyên nhân gây viêm bàng quang mãn tính
Bệnh viêm bàng quang cấp tính không được điều trị tốt hoặc phát hiện bệnh chậm trễ có thể tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Vi khuẩn chính là thủ phạm hàng đầu gây ra căn bệnh này. Phổ biến nhất là các loại vi khuẩn ở đường ruột ( E.coli, ,Citrobacter hay Enterobacter,…), tụ cầu khuẩn (S. epidermidis, S. saprophyticus,…) hay khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa), vi khuẩn Chlammydia hay Mycolasma. Những chủng vi khuẩn này đều có sức sống khá mạnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng có thể tấn công vào bàng quang khiến cho cơ quan này bị nhiễm trùng, sưng phù.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang như:
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách. Sử dụng các sản phẩm xà bông, sữa tắm hay dung dịch vệ sinh chứa chất tẩy mạnh. Rửa vùng kín từ sau ra trước.
- Nhịn đi tiểu thường xuyên khiến nước tiểu bị đọng lại trong bàng quang lâu, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm bàng quang.
- Quan hệ tình dục thiếu an toàn, không vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ
- Ứ đọng nước tiểu trong bàng quang do mắc các bệnh lý như sỏi bàng quang, lao bàng quang, bàng quang bị dị dạng, u xơ tuyến tiền liệt hoặc viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Không đảm bảo điều kiện vô trùng khi thực hiện các thủ thuật y tế như làm phẫu thuật bàng quang, nội soi bàng quang hay tán sỏi trong bàng quang,…
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư
- Mang thai
- Mắc bệnh tiểu đường hoặc hẹp bao quy đầu
- Suy giảm hệ miễn dịch
Dấu hiệu viêm bàng quang mãn tính
Về cơ bản, các dấu hiệu bệnh viêm bàng quang mãn tính so với cấp tính không có quá nhiều sự khác biệt. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng trong bàng quang mà người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng bất thường dưới đây:
- Thường xuyên mót tiểu, số lần đi tiểu trong ngày tăng mạnh do niêm mạc bàng quang bị kích thích khi nhiễm trùng.
- Có hiện tượng tiểu buốt xuất hiện dọc theo đường di chuyển của nước tiểu, từ niệu đạo tới lỗ niệu.
- Tiểu rắt, mỗi lần chỉ thải ra một lượng nước tiểu khá ít. Có khi vừa mới đi tiểu chưa được bao lâu đã thấy mót tiểu.
- Trong nước tiểu có lẫn máu. Triệu chứng này thường gặp ở những bệnh nhân bị lao bàng quang hay có sỏi trong bàng quang.
- Nước tiểu đục, lẫn mủ và thường có mùi hôi
- Căng tức, đau và khó chịu ở vùng bụng dưới rốn
- Có thể sốt hoặc không sốt
- Mệt mỏi
- Đau nhẹ ở vùng thắt lưng
Bệnh viêm bàng quang mãn tính có nguy hiểm không?
Khi không được kiểm soát tốt, tình trạng tổn thương bên trong bàng quang sẽ ngày càng nghiêm trọng, từ đó làm tăng nặng các triệu chứng bệnh. Đặc biệt, tình trạng nhiễm trùng có thể ngược dòng lên thận hoặc ảnh hưởng đến niệu đạo gây ra nhiều biến chứng như:
- Viêm niệu đạo
- Viêm bể thận
- Viêm đài thận
- Tăng huyết áp
- Suy thận…
Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm ở trên, bệnh nhân bị viêm bàng quang mãn tính nên tới bệnh viện thăm khám định kỳ và tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Chẩn đoán viêm bàng quang mãn tính
Bệnh viêm bàng quang mãn tính được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng, tiền sử mắc bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng trong bàng quang. Bao gồm:
- Siêu âm hệ tiết niệu
- Nội soi bàng quang
- Chụp X-quang
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Nuôi cấy nước tiểu nhằm xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh
- Làm kháng sinh đồ
Kết quả ghi nhận được từ công tác chẩn đoán bệnh sẽ giúp bác sĩ lựa chọn được loại thuốc kháng sinh phù hợp và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả cho mỗi bệnh nhân.
Cách điều trị viêm bàng quang mãn tính
Bệnh viêm bàng quang mãn tính có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo tính chất nghiêm trọng của bệnh, nguyên nhân và biến chứng tiềm ẩn. Ngoài ra, một số mẹo tự nhiên cũng được nhiều bệnh nhân áp dụng để hỗ trợ giảm nhẹ dấu hiệu bệnh.
1. Thuốc Tây trị viêm bàng quang mãn tính
Điều trị nội khoa với thuốc bác sĩ kê đơn là phương pháp được áp dụng cho hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc viêm bàng quang mãn tính. Bệnh nhân thường được chỉ định thuốc kháng sinh để ức chế quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời cải thiện tình trạng nhiễm trùng trong bàng quang.
Các loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến trong điều trị viêm bàng quang mãn tính bao gồm:
- Trimethoprim – Sulfamethoxazol: Đây là thuốc kháng sinh phối hợp được bào chế dưới dạng thuốc tiêm, dung dịch uống hay thuốc viên. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và đôi khi còn được sử dụng trong các đợt điều trị dự phòng tái phát bệnh.
- Cephalexin (Cefatam): Thuốc chứa thành phần chính là Cephalexin. Hoạt chất này có khả năng ức chế tốt đối với các chủng vi khuẩn gram -, gram + gây viêm bàng quang mãn tính. Chống chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi.
- Ceftriaxone: Thuốc được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp tay. Trường hợp bị viêm bàng quang mãn tính do vi khuẩn gram dương, gram âm có thể được chỉ định dùng loại thuốc này. Chống chỉ định cho bệnh nhân bị suy gan, thận.
- Fosfomycin: Đây là loại thuốc kháng sinh có tác dụng mạnh nên thường được chỉ định cho các trường hợp bị nặng. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha uống hoặc bột pha tiêm.
- Nitrofurantoin: Bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc này cho các trường hợp bị viêm bàng quang mãn tính do vi khuẩn gram âm, gram dương nhưng chưa có biến chứng.
Một đợt điều trị viêm bàng quang mãn tính bằng thuốc kháng sinh có thể kéo dài trong thời gian từ 7 ngày trở lên, đôi khi có thể lên đến 15 – 20 ngày tùy theo tính chất của mỗi ca bệnh. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đủ liều và đủ thời gian nhằm đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn ổ vi khuẩn bên trong bàng quang, giảm thiểu các đợt tái phát bệnh trong tương lai. Việc lạm dụng thuốc bừa bãi có thể gây kháng kháng sinh dẫn đến lờn thuốc và làm quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Đôi khi, thuốc kháng sinh có thể được phối hợp chung với một số loại thuốc khác để điều trị triệu chứng bệnh, chẳng hạn như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, hay thuốc lợi tiểu…
2. Cách chữa viêm bàng quang mãn tính bằng công nghệ CRS siêu dẫn
Phương pháp này còn có tên gọi là kỹ thuật miễn dịch đường tiết niệu CRS. Khi tiến hành trị liệu, bác sĩ sẽ sử dụng trùm quang được tạo thành từ sóng đa tần, sóng đa dẫn phối hợp với sóng ngắn tác động đến bề mặt vùng niêm mạc bàng quang bị tổn thương cũng như nội bộ mô bệnh. Mục tiêu của điều trị là tiêu diệt ổ nhiễm trùng, kích thích tái tạo các vùng bị mưng mủ hay viêm tấy trong bàng quang, khử trùng toàn diện các tổ chức nội bộ.
Bên cạnh đó công nghệ CRS siêu dẫn còn có công dụng bảo vệ lớp vỏ bọc nằm bên ngoài tổ chức bị bệnh, không gây tổn thương cho thần kinh và cấu trúc sinh lý thông thường của các mô khỏe mạnh xung quanh. Khi điều trị viêm bàng quang mãn tính theo cách này, bệnh nhân cũng có khả năng hấp thụ thuốc tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ bị lờn thuốc, ngăn chặn bệnh tái phát, đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
3. Điều trị viêm bàng quang mãn tính bằng phẫu thuật
Bệnh nhân bị viêm bàng quang mãn tính có thể được chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau:
- Không đáp ứng với thuốc bác sĩ kê đơn hoặc các phương pháp điều trị bảo tồn khác
- Bị viêm bàng quang mãn tính nặng, có biến chứng
- Bị tắc nghẽn cổ bàng quang
- Có sỏi trong bàng quang
Phẫu thuật nội soi là phương pháp thường được lựa chọn để chữa viêm bàng quang mãn tính. Trong ca mổ, bác sĩ có thể tiến hành lấy sỏi trong bàng quang, niệu quản, làm thông tắc nghẽn hoặc loại bỏ các ổ nhiễm trùng bên trong, qua đó cải thiện triệu chứng bệnh và giúp cho tổn thương nhanh phục hồi.
Phương pháp mổ nội soi ít xâm lấn nên hạn chế được những ảnh hưởng đến khu vực lân cận. Bệnh nhân ít bị mất máu và có tốc độ phục hồi sức khỏe nhanh hơn sau phẫu thuật.
4. Các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm bàng quang mãn tính tại nhà
Một số mẹo tự nhiên có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra gây ra. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng tại nhà để nâng cao hiệu quả của thuốc chữa viêm bàng quang mãn tính.
- Dùng cây mã đề: Thảo dược này được biết đến với tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, giúp cải thiện tình trạng tiểu khó, tiểu rắt, đồng thời làm giảm hiện tượng viêm loét, phù nề bên trong bàng quang. Để trị bệnh, bạn dùng 16g cây mã đề đem sắc uống chung với các thảo dược khác gồm mộc thông (8g), hoàng liên (12g), trư linh (8g), rễ bạch mao (12g), hòa cô (8g), hoàng bá (12g), hoạt thạch (8g) và hoàng bá (12g). Ngày dùng 1 thang chia làm 2 lần uống. Liệu trình sử dụng thuốc có thể kéo dài trong 5 đến 7 ngày tùy theo mức độ bệnh.
- Uống nước râu ngô: Loại nước này có tác dụng thông tiểu, tăng cường khả năng đào thải sỏi bàng quang ra ngoài, đồng thời cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Mỗi ngày bạn hãy lấy 100g râu ngô tươi đem nấu sôi với 1 lít nước trong 10 phút. Chia uống nhiều lần mỗi ngày sau 10 ngày liên tục. Sau đó ngưng 7 ngày rồi tiếp tục uống.
- Bài thuốc từ cây dừa nước: Loại cây này thường được dân gian sử dụng nấu nước uống hay chế biến các món ăn. Ngày dùng 20g trong khoảng một tuần liên tục có thể giúp làm giảm hiện tượng tiểu rắt, tiểu tiện ra máu hay các triệu chứng khác của bệnh viêm bàng quang mãn tính.
- Dùng rễ cây cỏ tranh: Thảo dược này giúp thông tiểu, cải thiện các triệu chứng bất thường khi tiểu tiện, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo mới làm tổn thương trong bàng quang nhanh lành. Để điều trị viêm bàng quang mãn tính, bạn hãy lấy 10g rễ cỏ tranh đem sắc chung với rau má (15g), rễ đậu biếc và rau diếp cá ( mỗi vị 5g). Sắc thuốc với 600ml nước cho cạn còn 1/2, chia 3 lần uống mỗi ngày.
Bên cạnh những cách trên, dân gian còn sử dụng rau diếp cá, củ tỏi hay cây sài đất để chữa viêm bàng quang tại nhà trong giai đoạn mãn tính. Cần lưu ý rằng, các mẹo tự nhiên này chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh khi các triệu chứng còn nhẹ. Chúng không thể thay thế được cho phương pháp điều trị viêm bàng quang mãn tính do bác sĩ chỉ định.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị viêm bàng quang mãn tính
Bệnh nhân bị viêm bàng quang mãn tính cần xây dựng một lối sống lành mạnh để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, đồng thời giảm thiểu tần suất tái phát bệnh trong tương lai. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:
- Uống nhiều nước: Duy trì thói quen uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày có thể giúp hỗ trợ đào thải các chất cặn bẩn cùng vi khuẩn tích tụ trong bàng quang. Ngoài ra, cơ thể được bổ sung đầy đủ chất lỏng cũng giúp giảm đáng kể các triệu chứng khó tiểu, bí tiểu hay tiểu buốt.
- Bổ sung vitamin C: Loại vitamin này có tác dụng làm tăng sức đề kháng, giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tốt hơn, đồng thời làm nhanh lành tổn thương trong bàng quang. Người bị viêm bàng quang mãn tính có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng cách tăng cường sử dụng các loại rau xanh, dâu tây, đu đủ…
- Tắm nước ấm: Tắm với nước ấm có thể giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện chất lượng giấc ngủ, làm dịu đáng kể cơn đau và cảm giác khó chịu do bệnh viêm bàng quang mạn gây ra.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Tránh sử dụng xà phòng hay các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy mạnh để rửa. Dùng nước ấm rửa từ phía trước ra sau, nhất là sau khi đi vệ sinh. Phụ nữ không nên thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào trong và gây nhiễm trùng bàng quang nghiêm trọng hơn.
- Lựa chọn trang phục phù hợp: Không mặc quần bó sát, dùng quần lót đúng kích cỡ và có chất liệu thoáng mát để không gây tích tụ mồ hôi ở vùng kín sẽ khiến nấm và vi khuẩn phát triển mạnh.
- Duy trì thói quen tiểu tiện tốt: Không nhịn tiểu . Khi có nhu cầu bạn nên tìm nơi để giải quyết ngay. Việc để nước tiểu tích tụ lâu trong bàng quang có thể thúc đẩy vi khuẩn sinh trưởng mạnh và làm tăng nặng tình trạng nhiễm trùng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Người bị viêm bàng quang mãn tính nên cố gắng ngủ đủ giấc mỗi ngày để nhanh hồi phục sức khỏe. Tránh làm việc quá nặng nhọc.
- Tập thể dục mỗi ngày: Đây là một thói quen tốt để duy trì được thể trạng, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp kích thích lưu thông máu đến bàng quang, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.
Có thể bạn chưa biết:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!