Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?
Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không là một trong những thắc mắc chung của rất nhiều người. Để nắm được các con đường lây truyền và biện pháp phòng tránh phù hợp, cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết này.
Sự thật đằng sau thông tin bệnh giang mai lây qua nước bọt
Các tài liệu y khoa cho biết, giang mai là một bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau HIV/AIDS. Nguyên nhân gây bệnh là một loại xoắn khuẩn giang mai có trong máu, dịch âm đạo của phụ nữ và nam giới gây nên.
Theo các tài liệu thống kê hiện nay, có tới 90% trường hợp bệnh là do lây lan qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm từ mẹ sang con, qua đường truyền máu hay qua các vết xây xước niêm mạc… Tình trạng lây nhiễm qua nước bọt tuy không quá phổ biến nhưng vẫn có xảy ra.
Việc lây truyền giang mai qua nước bọt thường gây ra bệnh ở lưỡi và miệng khi các xoắn khuẩn gây bệnh Treponema pallidum tấn công khoang miệng gây ra các nốt lở loét. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây tổn thương ở một số vị trí khác như mắt, ngực, lưng, cơ quan sinh dục…
Bệnh giang mai lây qua nước bọt như thế nào?
Bệnh giang mai có thể lây truyền qua đường nước bọt qua những con đường chính sau đây:
Hôn môi sâu với người bệnh
Nhiều người cho rằng chỉ cần không quan hệ tình dục bừa bãi hoặc sử dụng biện pháp quan hệ an toàn là sẽ không bị lây bệnh. Thế nhưng sự thật là bệnh giang mai có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua con đường hôn môi. Lý do là các xoắn khuẩn giang mai có trong nước bọt hoặc máu từ niêm mạc miệng, nướu của người bệnh sẽ lây lan qua đường miệng và gây bệnh cho người khỏe mạnh.
Quan hệ tình dục bằng miệng
Một con đường lây nhiễm bệnh giang mai khá phổ biến hiện nay chính là quan hệ tinh dục bằng miệng. Với hình thức quan hệ này, bệnh có thể lây nhiễm từ miệng sang bộ phận sinh dục hoặc ngược lại. Trong đó, nguy cơ lây nhiễm từ bộ phận sinh dục sang miệng là cao nhất vì các xoắn khuẩn ở nơi này có thể dễ dàng thâm nhập và gây bệnh ở vòm họng, miệng.
Các con đường khác
Không chỉ lây qua hình thức quan hệ miệng, giang mai có thể lây bệnh qua nước bọt khi người bình thường sử dụng chung bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa… với người bệnh.
Các dấu hiệu của bệnh giang mai lây ở miệng
Thông thường, ở người bị lây nhiễm giang mai sau từ 10 – 90 ngày ủ bệnh sẽ có những triệu chứng như sau:
- Vùng miệng luôn có cảm giác nóng rát với các triệu chứng khá tương tư như bệnh nhiệt miệng đồng thời kèm theo đau đầu, nóng sốt.
- Miệng xuất hiện các vết trợt nông nhỏ, màu đỏ tươi không đau không ngứa có hình bầu hoặc tròn. Tình trạng này thường kéo dài trên 1 tuần.
- Các vết trợt thường biến mất ở tuần thứ 2 đến tuần thứ 6 rồi tiếp tục lây lan toàn thân với các biểu hiện như phát ban khắp cơ thể; đau bụng, sưng khớp; tóc rụng bất thường.
- Đau họng kéo dài và có dấu hiệu phát tán ra các bộ phận khác như xuất hiện hạch ở cổ và các vị trí khác.
- Khi sử dụng thuốc lá, rượu bia hay thậm chí là nước đá lạnh sẽ có cảm giác cổ họng đau rát khó chịu.
- Có các bợn màu trắng đục kèm theo các nốt đỏ quanh bìa. Một số trường hợp còn gặp phải tình trạng nói không rõ tiếng và thường xuyên xuất hiện cảm giác khó thở.
- Bệnh có thể gây ra các tổn thương ở mép, hai môi, lưỡi, cổ họng và amidan.
Hậu quả của bệnh giang mai ở miệng
Như đã nói, giang mai là bệnh được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao. Vì vậy nếu không được kịp thời điều trị, người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề sau:
- Việc ăn uống trở nên khó khăn, ăn không ngon miệng do luôn gặp phải tình trạng đau rát ở miệng kèm theo mùi hôi khó chịu trong hơi thở.
- Gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý, ban đầu là những vấn đề về da sau đó là ngũ tạng rồi đến não bộ và thần kinh.
- Có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, vàng răng, viêm lợi, sưng nướu…
- Có thể lây lan sang các bộ phận khác và toàn cơ thể khiến người bệnh tự ti vì tình trạng mụn mủ, phát ban và các vết loét sinh dục.
- Nếu không kịp thời phát hiện, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn cuối gây nên các biến chứng nghiêm trọng như tắc nghẽn động mạch chủ, mất khả năng thị giác, thường xuyên bị ảo giác, động kinh hay thậm chí là lao tủy, bại liệt.
Cách điều trị giang mai ở miệng
Mặc dù là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu được kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị thì người bệnh hoàn toàn có thể tạm biệt căn bệnh quái ác này. Tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các phương pháp sau:
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Với các trường hợp bệnh ở những giai đoạn đầu, bệnh giang mai có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này không thể diệt trừ tận gốc xoắn khuẩn gây bệnh. Có thể khiến bệnh giang mai dễ tái phát và lặp đi lặp lại nhiều lần gây nhờn thuốc.
Điều trị bằng liệu pháp cân bằng – tự kích hoạt miễn dịch của tế bào
Đây là phương pháp mới kết hợp giữa việc khống chế xoắn khuẩn, tiêu diệt ổ bệnh với kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể giúp các tổn thương mau lành. Liệu pháp này được đánh giá cao bởi nó vừa giúp người bệnh nhanh hồi phục lại có thể ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.
Biện pháp phòng tránh lây truyền giang mai
Để đề phòng lây truyền giang mai qua đường nước bọt, bạn thực hiện như sau:
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, thủy chung, không quan hệ với người có khả năng mắc bệnh giang mai và các bệnh xã hội khác.
- Không dùng chung các vật dụng với người khác nhất là đồ dùng cá nhân.
- Nếu bạn có vết loét ở miệng thì tốt nhất nên tránh quan hệ tình dục bằng đường miệng để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín khi có các biểu hiện bất thường ở vùng niêm mạc miệng.
Như vậy, giang mai là một bệnh có thể lây qua đường nước bọt thông qua các hình thức hôn môi sâu, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc sử dụng vật dụng cá nhân có dính nước bọt của người bệnh. Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm không cao nhưng tốt nhất là bạn nên có biện pháp phòng tránh phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!