Bệnh giang mai lây qua đường nào? Các con đường phổ biến nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Giang mai là bệnh tình dục khác phổ biến và có thể truyền nhiễm sang người khác. Để biết bệnh giang mai lây qua đường nào, người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết bên dưới.

bệnh giang mai lây qua đường nào
Giang mai là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến

Tổng quan về bệnh giang mai

Giang mai là bệnh nhiễn trùng do vi khuẩn gây ra và thường lây qua đường tình dục. Các dấu hiệu giang mai phổ biến thường bao gồm xuất hiện các vết loét không đau, không ngứa ở bộ phận sinh dục, trực tràng hoặc miệng của người bệnh.

Sau khi nhiễm trùng, vi khuẩn giang mai có thể tồn tại trong cơ thể người bệnh mà không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài trong 10 – 15 năm tùy theo cơ địa và chế độ sinh hoạt của người bệnh. Bệnh giang mai giai đoạn đầu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, cách trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tim, não, mạch máu hoặc các cơ quan nội tạng khác và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Bệnh giang mai có thể lây từ người này sang người khác qua nhiều con đường khác nhau. Việc tiếp xúc da hoặc ôm hôn đôi khi cũng có thể dẫn đến việc nhiễm bệnh giang mai.

Một số cách truyền nhiễm giang mai phổ biến bao gồm:

1. Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục là con đường truyền nhiễm giang mai phổ biến nhất, chiếm khoảng 90 – 95%. Vi khuẩn gây bệnh giang mai có tên là Treponema pallidum, có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua tinh dịch, màng nhầy hoặc các vết cắt, trầy nước nhỏ trên da. Do đó, việc cọ xát hoặc tiếp xúc khi quan hệ tình dục là con đường nhanh nhất để lây truyền virus giang mai.

quan hệ tình dục lây giang mai
Quan hệ tình dục là con đường lây giang mai nhanh và phổ biến nhất

Việc quan hệ tình dục thông qua hậu môn, quan hệ bằng tay hoặc quan hệ bằng miệng đều có thể dẫn đến việc lây nhiễm giang mai. Ngoài ra việc sử dụng chung đồ chơi tình dục hoặc quan hệ với nhiều bạn tình đều có thể khiến bạn bị lây nhiễm giang mai.

2. Truyền máu

Xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại trong tế bào máu. Do đó, nếu bạn được truyền máu từ một người bệnh giang mai thì khả năng bạn nhiễm bệnh giang rất cao. Do đó, chỉ truyền máu ở những cơ sở, bệnh viện uy tín để tránh trường hợp xấu nhất.

Ngoài ra, các nhiều trường hợp bạn có thể bị nhiễm giang mai khi sử dụng chung kim tiêm với người khác. Hoặc đôi khi việc tiếp xúc vết thương hở trên da cũng có thể tạo điều kiện để xoắn khuẩn giang mai di chuyển sang cơ thể bạn và gây bệnh. Vì vậy nếu sống chung với người bệnh giang mai, hãy thận trọng trong việc tiếp xúc cơ thể hoặc dụng cụ y tế.

3. Lây nhiễm gián tiếp

Mặc dù điều này thường không phổ biến, tuy nhiên giang mai có thể lây nhiễm khi bạn tiếp xúc gần gũi với người bệnh. Các hành động này bao gồm ôm, hôn, tiếp xúc da kề da với các vết thương hở, xây xát, tổn thương nhẹ.

Đôi khi việc tiếp xúc với đồ lót, dao cạo râu,… cũng có thể làm bạn bị lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi người bệnh có các vết thương hở hoặc trầy xước da khi tiếp xúc với xoắn khuẩn.

4. Lây từ mẹ sang con

Bệnh giang mai ở phụ nữ thường đặc biệt nguy hiểm và khó điều trị hơn ở nam giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, nếu như thai phụ không phát hiện ra bệnh có biện pháp điều trị kịp lúc thì xoắn khuẩn giang mai có thể đi qua nhau thai. Thai nhi có thể bị chết lưu hoặc chết ngay sau khi chào đời. Trong một số trường hợp hiếm gặp, đứa trẻ có thể sống sót, tuy nhiên thường gặp các vấn đề về chậm phát triển hoặc thường lên cơn động kinh, co giật.

côn đường lây giang mai
Bệnh có thể lây từ mẹ sang con khiến thai chết lưu hoặc gây ra giang mai bẩm sinh

Bên cạnh đó, vi khuẩn gây bệnh giang mai thường tồn tại rất nhiều hơn âm đạo. Do đó, nếu thai phụ sinh nở, xoắn khuẩn có thể bám vào bé và gây bệnh giang mai bẩm sinh. Ngoài ra, nếu người phụ nữ bệnh giang mai nuôi con bằng mẹ thì khả năng bé bị nhiễm bệnh là khá cao.

Bệnh giang mai có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên virus giang mai sẽ không bị tiêu diệt mà tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể. Người bệnh hoàn toàn có thể bị tái nhiễm giang mai nếu tiếp xúc với xoắn khuẩn lây bệnh.

Cách phòng ngừa giang mai

Giang mai là một bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng bao gồm các vấn đề thần kinh, tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác. Hiện tại không có vắc-xin phòng ngừa cho bệnh giang mai. Tuy nhiên, người bệnh có thể ngăn ngừa sự lây lan bệnh bằng một số lời khuyên sau:

  • Quan hệ tình dục chung thủy, một vợ một chồng là cách phòng ngừa giang mai tốt nhất.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ. Mặc dù đôi khi bao cao su không thể bảo vệ bản khỏi xoắn khuẩn giang mai nhưng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Điều cần lưu ý là bạn không chạm vào các vết loét da của người bệnh.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế rượu, ma túy hoặc lạm dụng các loại thuốc. Điều này được cho là có thể dẫn đến các hành vi tình dục không an toàn.
  • Phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ và sàng lọc giang mai trước khi mang thai.

Giang mai là một bệnh tình dục tương đối nguy hiểm. Do đó đến bệnh viện để kiểm tra khi nhận thấy các dấu hiệu giang mai. Những người dương tính với giang mai cần thực các biện pháp điều trị phù hợp và kiêng quan hệ tình dục cho đến lúc các triệu chứng biến mất hoàn toàn. Bên cạnh đó, bạn tình của người bệnh cũng cần được kiểm tra và điều trị phòng ngừa.

Chia sẻ:
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh giang mai khá giống với nhiệt miệng Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?

Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không là một trong những thắc mắc chung của rất nhiều người.…

Mụn giang mai và những vết loét thường gây đau nhức, ngứa rát khó chịu. Mụn giang mai như thế nào, có ngứa không?

Biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu là xuất hiện các vết loét có hình tròn, cứng,…

Xét nghiệm giang mai ở bệnh viện Da Liễu TPHCM và thông tin cần biết

Có nhiều phương pháp xét nghiệm giang mai ở bệnh viện Da Liễu TPHCM như kiểm tra RPR trong máu,…

Bệnh giang mai lây qua đường nào? Các con đường phổ biến nhất

Giang mai là bệnh tình dục khác phổ biến và có thể truyền nhiễm sang người khác. Để biết bệnh…

Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2 và cách điều trị

Bệnh giang mai giai đoạn 2 xảy ra sau khoảng 4 – 10 tuần xuất hiện săng giang mai. Các…

Bình luận (1)

  1. Giấu tênn
    Giấu tênn says: Trả lời

    Cho e hỏi là người yêu e bị bệnh giang mai khi chưa quen em.sau đó anh ấy có điều trị ở bv da liễu bằng 3 mũi tiêm,mỗi tuần 1 mũi.tính thời gian điều trị đến nay là hơn 5 tuần.thì mấy hôm trước e có quan hệ với a ấy.quan hệ thì e có dùng bao cao su,nhưng e có dùng miệng,và a xuất trong miệng e,vậy có nguy cơ lây bệnh k ak.
    Em xin cám ơn ak

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua