Bệnh giang mai ở giai đoạn đầu và các biểu hiện điển hình

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn đầu thường xuất hiện từ 3 – 6 tuần kể từ sau khi phơi nhiễm. Và chúng sẽ tự biến mất sau đó một thời gian nên nhiều bệnh nhân không để ý. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh sẽ vẫn tiếp tục phát triển và xâm nhập vào máu gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Chính vì vậy, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh giang mai ở giai đoạn đầu
Biểu hiện giang mai ở giai đoạn đầu là săn giang mai với vết chợt nông, có màu đỏ tươi như thịt

Giang mai là bệnh lý thuộc nhóm bệnh xã hội nguy hiểm. Bệnh hình thành là do nhiễm xoắn khuẩn giang mai Treponemapallidum qua đường tình dục. Ngoài ra, có một số trường hợp mắc bệnh giang mai bẩm sinh lây truyền từ mẹ sang con.

Bệnh thường gây tổn thương nghiêm trọng ở da và nhiều cơ quan khác. Nguy hiểm hơn, nếu không điều trị kịp thời có thể tác động xấu đến tim và thần kinh trung ương là não bộ. Chính vì vậy, cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh giang mai là người bệnh nên có biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.

Tìm hiểu về bệnh giang mai giai đoạn đầu

Theo các chuyên gia da liễu, các biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn đầu thường xuất hiện sau đó 3  – 6 tuần kể từ khi bị lây nhiễm. Tùy theo thời gian, vị trí nhiễm bệnh và đối tượng mà giang mai giai đoạn đầu có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

1. Biểu hiện săng giang mai giai đoạn đầu

Săng giang mai hay còn gọi là chancre là biểu hiện đầu tiên của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu. Biểu hiện này chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn 3 – 4 tuần rồi sau đó tự biến mất với số lượng thường chỉ là một, ngay tại nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ở thời điểm này, săng giang mai hoàn toàn vô hại đối với sức khỏe người mắc phải.

Hình dạng săng giang mai giai đoạn đầu với các biểu hiện như trên da hình thành những vết chợt nông có hình bầu dục hoặc tròn, không có gò nổi cao nhưng có màu đỏ như thịt, có kích thước từ 0,3 – 3 cm. Điều đặc biệt là vết loét này không gây ngứa, đau hoặc sưng mủ.

Săng giang mai giai đoạn đầu
Săng giang mai giai đoạn đầu thường không gây đau nhức, ngứa ngáy và không gây mủ

Theo thống kê, có đến 90% triệu chứng săng giang mai được tìm thấy ở bộ phận sinh dục. Cụ thể như:

  • Ở nữ giới: Săng giang mai thường hình thành ở môi bé, môi lớn và mép sau âm hộ, cổ tử cung hay niệu đạo. Ngoài ra, chúng có thể được tìm thấy ở trán, vú hay ngón tay, khoe chân.
  • Ở nam giới: Săng giang mai xuất hiện chủ yếu ở quy đầu và rảnh quy đầu, các góc trên thân dương vật. Mặt khác, chúng còn hình thành ở  miệng sáo, bẹn, dây hãm, xương mu và bìu. Ở một số người quan hệ tình dục qua đường hậu môn, săng giang mai có thể có ở vùng quanh hậu môn hoặc trực tràng. Đồng thời, săng còn được tìm thấy trên miệng, amidan và lưỡi ở những đối tượng quan hệ theo đường miệng – sinh dục.

Đặc điểm thường kèm theo biểu hiện săng giang mai

Biểu hiện săng giang mai thường xuất hiện chung với hiện tượng viêm hạch lân cận. Các chuyên gia cho biết, vài ngày sau khi săng xuất hiện ở bộ phận sinh dục, các hạch vùng lân cận sẽ bị viêm, sưng và hợp thành chùm. Nếu kiểm tra sẽ phát hiện có một khối hạch lớn hơn các khối còn lại, không gây đau, không hóa mủ hay dính vào nhau và có thể di động được gọi là hạch chúa.

Săng giang mai là một trong những biểu hiện nhận biết đầu tiên của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu giúp người bệnh phát hiện và có biện pháp xử lý, điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị đúng thời điểm, các biểu hiện săng sẽ biến mất sau đó 5 – 8 tuần nhưng xoắn khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể khiến bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn.

2. Bệnh giang mai giai đoạn đầu ở miệng

Quan hệ tình dục qua miệng và không dùng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào chính là nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng. Bên cạnh đó, tiếp xúc hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh như bàn chải đánh răng, chén, bát, cốc,… cũng là yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai ở lưỡi và miệng. Đặc biệt là những người có vết trầy xước hoặc loét ở miệng, lưỡi hay lợi.

Bệnh giang mai giai đoạn đầu
Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn đầu ở miệng là vết loét ở lưỡi hoặc miệng

Triệu chứng bệnh giang mai ở lưỡi giai đoạn đầu:

  • Đau đầu và bị nóng sốt
  • Miệng có cảm giác nóng rát, khó chịu như sắp bị nhiệt miệng
  • Khoang miệng xuất hiện các vết trợt nông có màu đỏ tươi hình tròn hoặc bầu dục. Nếu để lâu, các vết trợt nông có thể loét rộng, từ không gờ nổi lên thành gờ
  • Có cảm giác khó thở
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ

Biến chứng của bệnh giang mai giai đoạn đầu

Bệnh giang mai giai đoạn đầu nếu phát hiện và chữa trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Rối loạn chức năng co thắt: Cảm giác bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ, buồn tiểu mà không có nước tiểu, có cảm giác ở bàng quang hoặc đốt sống thứ 2 – 4 ở lưng bị tổn thương.
  • Biến chứng ở mắt: Xuất hiện dị thường ở đồng tử mắt, đồng tử nhỏ hẹp và không bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy mất phản xạ ánh sáng. Tuy nhiên, phản xạ về điều tiết vẫn còn. Mí mắt không đồng đều, thần kinh thị giác bị tổn hại và đại đa phần cơ mắt tê bì.
  • Biến chứng ở khớp: Gây viêm khớp xương, các khớp xương không ngừng bị tổn hại, rất dễ bị gẫy xương hoặc thoát vị.
  • Ảnh hưởng đến nội tạng: Đau da bụng, đau bụng trên, lồng ngực co thắt kèm theo biểu hiện nôn ói, tiêu chảy. Gặp khó khăn trong việc bài tiết nước tiểu, trực tràng mót buốt. Xuất hiện triệu chứng khó nuốt, hô hấp khó khăn ở thanh quản và cổ họng.

Cách phòng và điều trị bệnh giang mai giai đoạn đầu

Các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn đầu tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chúng là tiền đề để bệnh phát triển và chuyển sang giai đoạn nguy hiểm về sau. Vì vậy, khi thấy triệu chứng săn giang mai, bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra. Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và biện pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, để tránh bị lẫy nhiễm bệnh giang mai, người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa an toàn. Cụ thể: 

  • Tình dục an toàn, chung thủy với 1 vợ 1 chồng
  • Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ như dùng bao cao su
  • Không quan hệ bằng miệng
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau mỗi khi quan hệ
  • Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh giang mai
  • Dừng mọi hoạt động quan hệ tình dục nếu phát hiện bản thân mắc bệnh
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đặc biệt phụ nữ mong muốn có con nên kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để tránh trường hợp mắc bệnh giang mai mà không biết, tránh lây nhiễm sang con.

Bệnh giang mai giai đoạn đầu tuy không gây tác động xấu đến sức khỏe nhưng người bệnh nên hết sức thận trọng, bởi xoắn khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể. Cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn nặng là bệnh nhân nên khám và điều trị từ sớm.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Bệnh giang mai ở nữ giới và những dấu hiệu điển hình nhất

Chia sẻ:
Bệnh giang mai ở nữ giới và những dấu hiệu điển hình nhất
Bệnh giang mai ở phụ nữ thường dễ lây lan và khó điều trị hơn nam giới do đặc điểm của cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ. Giang…
Xét nghiệm giang mai ở bệnh viện Da Liễu TPHCM và thông tin cần biết

Có nhiều phương pháp xét nghiệm giang mai ở bệnh viện Da Liễu TPHCM như kiểm tra RPR trong máu,…

Bệnh giang mai có ngứa không, làm sao nhận biết?

Bệnh giang mai xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Điều này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe…

Bệnh lậu – Giang mai là gì, giống hay khác nhau, chữa được không?

Lậu và giang mai là hai căn bệnh xã hội nguy hiểm thường gặp nhất hiện nay, bệnh lây truyền…

Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Giang mai là một bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục không chỉ gây ảnh hưởng đến sức…

Các dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới giúp bạn sớm phát hiện

Bệnh giang mai là căn bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nam giới. Bạn cần…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua