Viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì? 8 thực phẩm tốt nhất
Người bệnh viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp quá trình điều trị được suôn sẻ, hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Bị viêm da cơ địa nên ăn gì tốt nhất?
Theo các chuyên gia, bệnh viêm da cơ địa bên cạnh việc dùng thuốc cần thiết lập chế độ ăn uống phù hợp. Những loại thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi da, tăng kháng viêm và hỗ trợ giảm triệu chứng.
Vậy bị viêm da cơ địa nên ăn gì tốt nhất? Dưới đây là một số nhóm thực phẩm tốt nhất:
1. Nhóm thực phẩm chống viêm
Các loại thực phẩm có đặc tính chống viêm thường chứa hàm lượng cao axit béo không no, điển hình là omega-3, omega-6… Nó có khả năng làm tăng độ bền vững của các mô liên kết dưới da, thúc đẩy chữa lành tổn thương trên da nhờ khả năng kháng viêm
Một số loại thực phẩm chống viêm người viêm da cơ địa nên ăn như:
- Dầu cá, dầu hạt lanh, dầu anh thảo…
- Các loại cá như cá hồi, cá chép, cá ngừ, cá trích…
- Các loại rau họ đậu
- Rau màu xanh đậm
- Cà chua
2. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin khoáng chất
Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, trong đó chủ yếu là bộ ba “vitamin A, B, E” và chất xơ để thúc đẩy làm tăng khả năng phục hồi tổn thương trên da. Trong đó:
- Vitamin A: Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống viê nhiễm và kích ứng. Một số thực phẩm giàu vitamin điển hình như cà chua, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, dưa hấu, nho, táo, cherry, xoài…
- Vitamin B: Phục hồi các tổn thương trên biểu bì và mô da, lấy lại vùng da khỏe mạnh bình thường. Người bệnh có thể tăng cường sử dụng nhiều cải bó xôi, bông cải xanh, yến mạch, rau chân vịt, măng tây, chuối, hạt óc chó, hạt điều…
- Vitamin E: Chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hàng rào bảo vệ và dưỡng ẩm làn da, đặc biệt ngăn ngừa lão hóa. Một số loại thực phẩm giàu vitamin E gồm dầu thực vật, ngũ cốc, khoai lang, hạt thông, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt dẻ, đậu tương, giá đỗ…
3. Nhóm thực phẩm giàu Quercetin
Quercetin là một loại Flavonoid có nguồn gốc thực vật, chứa hoạt chất chống oxy hóa mạnh (hoạt chất này là thành phần tạo nên màu sắc đa dạng ở các loại trái cây) có khả năng kháng histamine hiệu quả và được sử dụng như một chất chống viêm tự nhiên.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh viêm da cơ địa nên thường xuyên bổ sung các loại rau củ quả như anh đào, việt quất, súp lơ xanh, cải bó xôi, táo…
4. Nhóm thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là hoạt chất cần thiết có tác dụng tốt trong việc lọc gan, sửa chữa các tế bào hư hỏng và bổ sung oxy cho cơ thể. Chính vì vậy, cơ thể thiếu kẽm sẽ rất dễ phát sinh các bệnh lý ngoài da như viêm da cơ địa, mụn trứng cá, nổi mẩn đỏ khắp cả người…
Kẽm giúp ức chế sự bùng phát của viêm da cơ địa, điều trị phục hồi các tổn thương, chống viêm, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh nhờ khả năng ức chế tế bào Mast sản sinh histamine gây ngứa.
Vì vậy, hãy chú ý bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh (cải bó xôi, rau chân vịt, rau cải, đậu hà lan, đậu nành…), trái cây (quả mâm xôi, lựu, bơ…), hạt bí ngô, ngũ cốc, hạt vừng…
5. Nhóm thực phẩm giàu Probiotic
Probiotic hay còn được gọi là men vi sinh – những loại vi khuẩn có lợi tốt cho đường tiêu hóa. Chúng giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn có hại.
Đặc biệt, men vi sinh có khả năng tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ làm giảm triệu chứng, thúc đẩy lên da non. Nó cũng giúp hạn chế để lại thâm sẹo và phòng ngừa tái phát bệnh viêm da cơ địa hiệu quả.
6. Thực phẩm chứa protein dễ hấp thụ
Thay vì sử dụng các loại thịt bò, thịt gà… dễ gây dị ứng và bùng phát phản ứng viêm, người bệnh viêm da cơ địa nên thay thế bằng thịt heo, các loại nấm… Đây chính là nguồn bổ sung protein cần thiết cho cơ thể, tránh gây thiếu hụt protein cho cơ thể khiến cơ thể suy nhược, ức chế quá trình trao đổi chất và hình thành các liên kết tế bào trên da.
7. Các loại ngũ cốc
Trong hầu hết các loại ngũ cốc đều có chứa hàm lượng protein cao, chất béo lành mạnh và chất xơ, hoàn toàn không chứa cholesterol xấu. Chính vì vậy, người bệnh viêm da cơ địa, viêm da dị ứng nên bổ sung các loại ngũ cốc để làm tăng khả năng sức đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Một số loại ngũ cốc tốt như lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch, kiều mạch…
8. Mật ong
Mật ong là nguyên liệu quen thuộc, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Khi tiêu thụ có thể cung cấp nguồn calo lành tính cho cơ thể.
Đặc biệt, mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, khử trùng tự nhiên giúp giảm thiểu yếu tố viêm nhiễm. Đồng thời giảm sưng đau, ngứa ngáy do viêm da cơ địa gây ra, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tái tạo phục hồi các tế bào da mới khỏe mạnh.
Cách sử dụng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần ăn một thìa cà phê mật ong hoặc pha nước gừng mật ong để uống vào mỗi buổi sáng. Kết hợp bôi mật ong trực tiếp lên vùng da viêm da cơ địa hằng ngày để cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.
9. Uống nhiều nước
Bên cạnh các loại thực phẩm giàu dưỡng chất cần thiết tốt cho làn da, người bệnh viêm da cơ địa cũng cần phải bổ sung nhiều nước. Nước sẽ giúp cung cấp đủ độ ẩm cho làn da, cải thiện tình trạng da khô ráp, sần sùi, bong tróc, tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm thiểu nguy cơ khởi phát bệnh viêm da.
Đồng thời, uống nhiều nước còn hỗ trợ chức năng hoạt động của gan, thận, thúc đẩy quá trình đào thải bài tiết độc tố hiệu quả hơn. Từ đó đẩy nhanh quá trình điều trị, giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy do viêm da cơ địa gây ra. Tốt nhất người viêm da cơ địa nên bổ sung ít nhất 2 lít nước/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cần kiêng những gì khi bị viêm da cơ địa?
Bên cạnh viêm da cơ địa nên ăn gì, người bệnh cũng cần kiêng sử dụng một vài nhóm thực phẩm sau đây để giảm triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.
1. Các loại thịt đỏ
Trong các loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò, thịt trâu.. có chứa hàm lượng protein cao, rất tốt cho quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, nó có thể vô tình làm bùng phát các triệu chứng viêm da cơ địa, tăng nặng mức độ bệnh và cản trở quá trình điều trị.
Theo nhiều nghiên cứu, trong thịt đỏ có chứa hàm lượng cao galactose – alpha – 1,3, đây là một loại dị ứng nguyên carbohydrate. Để thay thế nguồn protein này, người bệnh có thể sử dụng các loại cá hoặc thịt trắng để đảm bảo cân bằng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mỗi bữa ăn.
2. Hải sản dễ gây dị ứng
Hầu hết trong các loại hải sản có mùi tanh của biển đều có chứa hàm lượng histamin lớn. Chúng có khả năng kích thích mạnh đến các mao mạch dưới da, làm bùng phát các đốm mụn nước, mẩn đỏ, ngứa ngáy… do dị ứng hải sản.
Nếu bạn có tiền sử bị viêm da cơ địa thì sau khi ăn hải sản, chắc chắn bệnh sẽ tái phát trở lại hoặc làm tăng triệu chứng trong giai đoạn tiến triển. Vì vậy, khi bị viêm da cơ địa nên tránh ăn các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, ốc, nghêu… cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
3. Thịt gà, trứng gà
Mặc dù thịt gà và trứng gà đều là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng nó lại hoàn toàn không tốt cho người bệnh viêm da cơ địa. Thực phẩm này có chứa các hoạt chất khiến triệu chứng sưng viêm, nổi mụn mủ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu cố tình sử dụng, da sẽ sưng nhiều hơn, nổi mề đây, hình thành dịch mủ đặc gây đau nhức và rất khó để chữa khỏi. Nhất là đối với trẻ em cần tránh sử dụng hoàn toàn những món có thịt gà, đặc biệt là phần nội tạng.
4. Thực phẩm lên men, muối chua
Những loại thực phẩm muối chua, lên men như dưa cải chua, kim chi, cải muối xổi, dưa leo ngâm chua… khá độc hại, ít dinh dưỡng. Hơn nữa nhóm thực phẩm này có khả năng tạo áp lực cho thận, làm suy giảm khả năng đào thải độc, tán độc. Từ đó làm tăng nặng các triệu chứng bệnh.
Ngoài ra, nếu sử dụng các loại thực phẩm muối chua, lên men chế biến không hợp vệ sinh chính là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển, chúng xâm nhập vào cơ thể và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn kép.
5. Nhóm thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa
Một số loại thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa như thức ăn ngọt (kem, kẹo, bánh rán ngọt, bánh quy bơ…), thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ (khoai tây chiên, gà rán…), hamburger, nước ngọt có gas, thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản… hoàn toàn không tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt đối với người viêm da cơ địa.
Cụ thể, nhóm thực phẩm này sẽ gây kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, bùng phát hoặc tăng nặng triệu chứng ngứa ngáy và viêm da cơ địa.
6. Chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm chức năng gan, nhiễm độc gan và tăng quá trình tích tụ độc tố dưới da. Và khi gặp điều kiện thuận lợi, tiếp xúc với các tác nhân dị ứng thì các triệu chứng viêm da cơ địa sẽ bùng phát nhanh chóng.
Cơ chế phát sinh bệnh là do các chất trong rượu, bia… kích thích cơ thể giải phóng cytokine, ức chế hệ thần kinh và tăng phản ứng viêm, triệu chứng ngứa ngáy trên da. Vì vậy, nếu có tiền sử dị ứng bia rượu, viêm da cơ địa hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh cần hạn chế sử dụng các chất kích thích.
7. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Theo nhiều nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Healthy and Life 2015 cho biết có khoảng 20% người mắc bệnh viêm da cơ địa là do dị ứng lactose trong sữa, tăng nặng phản ứng viêm, các triệu chứng ngoài da. Không những vậy, trong sữa và các chế phẩm từ sữa còn chứa nhiều chất béo bão hòa hoàn toàn không tốt cho tình trạng sức khỏe của người viêm da cơ địa.
8. Trái cây có tính axit, nhiều vitamin C
Một số loại trái cây có nhiều vitamin C và vị chua như dứa, cam, chanh, bưởi… thường không thích hợp cho những người bị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm… Mặc dù chúng có khả năng tăng cường sức đề kháng, tốt cho làn da nhưng vì có tính axit cao khiến các tổn thương do viêm da cơ địa càng nặng hơn, khó kiểm soát và chậm phục hồi.
Lưu ý điều trị dành cho người viêm da cơ địa
Bên cạnh vấn đề viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì, người bệnh cần chú ý một điều sau đây để phòng tránh bệnh tái phát.
- Duy trì thực hiện thực đơn ăn uống như đã lên kế hoạch.
- Giữ vệ sinh cơ thể hàng ngày, tắm gội sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, khi tắm nên dùng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay quá nóng vì sẽ rất dễ gây kích ứng da.
- Cẩn thận khi chọn lựa các loại hóa mỹ phẩm cho da, khuyến khích nên ưu tiên chọn lựa sản phẩm chiết xuất thiên nhiên, organic, tránh sử dụng cho những sản phẩm chứa nhiều thành phần phụ liệu tạo màu, tạo mùi, chất hóa học tổng hợp vì sẽ rất dễ gây kích ứng cho da.
- Hạn chế tối đa việc gãi ngứa, chà xát mạnh để tránh viêm nhiễm nặng. Thay vào đó hãy áp dụng những cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa hiệu quả tại nhà như chườm đá lạnh, bôi dầu dừa, bôi nha đam…
- Giữ ấm làn da kỹ lưỡng, đặc biệt là vào mùa đông vì đây là thời điểm các triệu chứng bệnh dễ bùng phát nhất. Bên cạnh giữ ấm người bệnh cũng cần dưỡng ẩm thật kỹ, nhất là với những người có cơ địa làn da khô bẩm sinh.
- Vào mùa nóng nên ăn mặc thoáng mát, chất liệu quần áo thấm hút mồ hôi, tránh mặc đồ bó sát vì sẽ khiến da bí bách, tích tụ bụi bẩn, độc tố gây ngứa ngáy nhiều hơn.
- Chủ động tránh xa các dị nguyên ngoài môi trường, tiềm ẩn trong không khí như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất… Vì đây là những yếu tố làm tăng nặng các triệu chứng viêm da cơ địa nhanh nhất.
Tóm lại, việc nắm rõ những lưu ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng, nguyên tắc ăn uống, nên ăn gì và không nên ăn gì khi bị viêm da cơ địa là chìa khóa quan trọng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả. Hãy chủ động điều chỉnh thói quen ăn uống của bản thân hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để được hỗ trợ tốt nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- TOP 10 Kem Bôi Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất
- 7 Bài Thuốc Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Theo Đông Y
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!